Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định phê duyệt dự án tiền khả thi Rừng phòng hộ môi trường thành phố Hồ Chí Minh

QUYếT địNH

CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 173-CT NGàY 29-5-1991

PHê DUYệT Dự áN TIềN KHả THI “RừNG PHòNG Hộ MôI TRườNG

THàNH PHố Hồ CHí MINH”.

CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG

Xét dự án đầu tư xây dựng rừng phòng hộ môi trường thành phố Hồ Chí Minh theo tờ trình số 5283-UBNN ngày 19 tháng 11 năm 1990 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và tờ trình số 182-LN/KL ngày 29 tháng 1 năm 1991 của Bộ Lâm nghiệp;

Theo đề nghị của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (văn bản số 409-UB/XD/NL ngày 8 tháng 5 năm 1991) về việc phê duyệt dự án đầu tư này,

QUYếT địNH:

Điều 1.

Phê duyệt dự án tiền khả thi xây dựng rừng phòng hộ môi trường thành phố Hồ Chí Minh theo những mục tiêu và nội dung kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau:

1. Tên dự án “Rừng phòng hộ mội trường thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Phạm vi đất đai và khu vực xây dựng:

– Diện tích đất dành cho xây dựng rừng phòng hộ môi trường thuộc thành phố Hồ Chí Minh khoản 34.985 hécta, bao gồm khu vực:

Huyện Duyên Hải 34.000 hécta

Huyện Củ Chi 350 hécta

Huyện Thủ Đức 535 hécta

Huyện Bình Chánh 100 hécta

3. Mục tiêu dự án:

– Tạo khả năng phòng hộ, cố định đất, chống sói lở ven biển huyện Duyên Hải thuộc thành phố.

– Góp phần cải thiện môi trường sinh thái của thành phố, giảm mức ô nhiễm do bụi bẩn và khí thải gây nên.

– Kết hợp phòng hộ với tổ chức lại sản xuất tạo điều kiện ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực.

4. Nhiệm vụ:

– Trồng rừng trên đất trống khoản 11.700 hécta

– Khoanh nuôi rừng hiện có 21.850 hécta

– Trồng cây phân tán nội, ngoại thành khoản 50 triệu cây.

5. Các giải pháp chủ yếu:

Uỷ ban nhân dân thành phố thống nhất với Bộ Lâm nghiệp để quy định quy trình xây dựng và phục hồi rừng, lựa chọn loại cây trồng và những giải pháp kỹ thuật trồng thích hợp. Riêng đối với việc trồng cây xanh trên các tuyến đường giao thông trong nội thành cần thống nhất với quy hoạch đô thị và các cơ quan quản lý giao thông và công trình công cộng để bảo đảm kỹ thuật, cảnh quan thành phố.

Đối với vùng ven nội, khuyến khích phát triển các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.

Đối với vùng duyên hải, cần giải quyết tốt mối quan hệ về mặt tổ chức xã hội, kinh tế, kỹ thuật giữa xây dựng rừng và kinh doanh thuỷ sản… nhằm bảo đảm đời sống nhân dân trong vùng.

6. Vốn đầu tư:

Để đạt mục tiêu các dự án, ngoài việc trồng rừng đồng thời phải giải quyết cả các vấn đề kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng. Vì vậy, cần huy động nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư. Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đầu tư sẽ được xác định mức hỗ trợ khác nhau cho từng dự án cụ thể của từng công trình.

7. Tổ chức thực hiện:

– Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là chủ quản đầu tư công trình chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án theo đúng quy định của Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản và các quy định hiện hành của Nhà nước; tiến hành lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của từng khu vực cụ thể để thực hiện đầu tư.

– Lực lượng xây dựng chủ yếu dựa vào việc huy động lao động tại chỗ dưới hình thức giao đất, giao rừng, giao mặt nước cho các tổ chức và cá nhân, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ vốn đầu tư để họ thực hiện. Các tổ chức Nhà nước đảm nhiệm các dịch vụ kinh tế kỹ thuật và kiểm tra thực hiện dự án.

– Thời gian thực hiện dự án đã trình là 5 năm, bắt đầu từ năm 1991.

Điều 2.

Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường thành phố:

1. Uỷ ban nhân dân thành phố phải tổ chức nghiên cứu xây dựng phương an toàn diện giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường thành phố.

2. Bộ Lâm nghiệp chỉ đạo xây dựng phương án quy hoạch mở rộng vùng rừng môi trường thành phố Hồ Chí Minh để có thể triển khai các bước tiếp theo.

Điều 3.

Các ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng các Bộ Lâm nghiệp, Tài chình, Chủ nhiệm các Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Khoa học Nhà nước và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình.

Thuộc tính văn bản
Quyết định phê duyệt dự án tiền khả thi “Rừng phòng hộ môi trường thành phố Hồ Chí Minh”
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 173-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Đồng Sĩ Nguyên
Ngày ban hành: 29/05/1991 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYếT địNH

CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 173-CT NGàY 29-5-1991

PHê DUYệT Dự áN TIềN KHả THI “RừNG PHòNG Hộ MôI TRườNG

THàNH PHố Hồ CHí MINH”.

CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG

Xét dự án đầu tư xây dựng rừng phòng hộ môi trường thành phố Hồ Chí Minh theo tờ trình số 5283-UBNN ngày 19 tháng 11 năm 1990 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và tờ trình số 182-LN/KL ngày 29 tháng 1 năm 1991 của Bộ Lâm nghiệp;

Theo đề nghị của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (văn bản số 409-UB/XD/NL ngày 8 tháng 5 năm 1991) về việc phê duyệt dự án đầu tư này,

QUYếT địNH:

Điều 1.

Phê duyệt dự án tiền khả thi xây dựng rừng phòng hộ môi trường thành phố Hồ Chí Minh theo những mục tiêu và nội dung kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau:

1. Tên dự án “Rừng phòng hộ mội trường thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Phạm vi đất đai và khu vực xây dựng:

– Diện tích đất dành cho xây dựng rừng phòng hộ môi trường thuộc thành phố Hồ Chí Minh khoản 34.985 hécta, bao gồm khu vực:

Huyện Duyên Hải 34.000 hécta

Huyện Củ Chi 350 hécta

Huyện Thủ Đức 535 hécta

Huyện Bình Chánh 100 hécta

3. Mục tiêu dự án:

– Tạo khả năng phòng hộ, cố định đất, chống sói lở ven biển huyện Duyên Hải thuộc thành phố.

– Góp phần cải thiện môi trường sinh thái của thành phố, giảm mức ô nhiễm do bụi bẩn và khí thải gây nên.

– Kết hợp phòng hộ với tổ chức lại sản xuất tạo điều kiện ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực.

4. Nhiệm vụ:

– Trồng rừng trên đất trống khoản 11.700 hécta

– Khoanh nuôi rừng hiện có 21.850 hécta

– Trồng cây phân tán nội, ngoại thành khoản 50 triệu cây.

5. Các giải pháp chủ yếu:

Uỷ ban nhân dân thành phố thống nhất với Bộ Lâm nghiệp để quy định quy trình xây dựng và phục hồi rừng, lựa chọn loại cây trồng và những giải pháp kỹ thuật trồng thích hợp. Riêng đối với việc trồng cây xanh trên các tuyến đường giao thông trong nội thành cần thống nhất với quy hoạch đô thị và các cơ quan quản lý giao thông và công trình công cộng để bảo đảm kỹ thuật, cảnh quan thành phố.

Đối với vùng ven nội, khuyến khích phát triển các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.

Đối với vùng duyên hải, cần giải quyết tốt mối quan hệ về mặt tổ chức xã hội, kinh tế, kỹ thuật giữa xây dựng rừng và kinh doanh thuỷ sản… nhằm bảo đảm đời sống nhân dân trong vùng.

6. Vốn đầu tư:

Để đạt mục tiêu các dự án, ngoài việc trồng rừng đồng thời phải giải quyết cả các vấn đề kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng. Vì vậy, cần huy động nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư. Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đầu tư sẽ được xác định mức hỗ trợ khác nhau cho từng dự án cụ thể của từng công trình.

7. Tổ chức thực hiện:

– Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là chủ quản đầu tư công trình chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án theo đúng quy định của Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản và các quy định hiện hành của Nhà nước; tiến hành lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của từng khu vực cụ thể để thực hiện đầu tư.

– Lực lượng xây dựng chủ yếu dựa vào việc huy động lao động tại chỗ dưới hình thức giao đất, giao rừng, giao mặt nước cho các tổ chức và cá nhân, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ vốn đầu tư để họ thực hiện. Các tổ chức Nhà nước đảm nhiệm các dịch vụ kinh tế kỹ thuật và kiểm tra thực hiện dự án.

– Thời gian thực hiện dự án đã trình là 5 năm, bắt đầu từ năm 1991.

Điều 2.

Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường thành phố:

1. Uỷ ban nhân dân thành phố phải tổ chức nghiên cứu xây dựng phương an toàn diện giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường thành phố.

2. Bộ Lâm nghiệp chỉ đạo xây dựng phương án quy hoạch mở rộng vùng rừng môi trường thành phố Hồ Chí Minh để có thể triển khai các bước tiếp theo.

Điều 3.

Các ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng các Bộ Lâm nghiệp, Tài chình, Chủ nhiệm các Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Khoa học Nhà nước và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định phê duyệt dự án tiền khả thi Rừng phòng hộ môi trường thành phố Hồ Chí Minh”