NGHị địNH
CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 189-HĐBT NGàY 15-6-1991
BAN HàNH QUY CHế CHI NHáNH NGâN HàNG NướC NGOàI,
NGâN HàNG LIêN DOANH HOạT độNG TạI VIệT NAM.
HộI đồNG Bộ TRưởNG
Căn cứ Luật Tổ chức của Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính công bố theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước số 37 – LCT/HĐNN8, số 38 – LCT/HĐNN8 ngày 24 tháng 5 năm 1990;
Nhằm mở rộng sự hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực Ngân hàng,
NGHị địNH:
Điều 1. – Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam.
Điều 2. – Giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xét cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chấp nhận.
Điều 3. – Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 4. – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
QUY CHế
Về CHI NHáNH NGâN HàNG NướC NGOàI,
NGâN HàNG LIêN DOANH HOạT độNG TạI VIệT NAM
(Ban hành theo Nghị định số 189-HĐBT ngày 15-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng)
CHươNG I
ĐIềU KHOảN CHUNG
Điều 1.
Các Ngân hàng của nước ngoài mà nước đó có quan hệ về hợp tác đầu tư, trao đổi hàng hoá với Việt Nam, tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam và thừa nhận quy chế này, có thể được Chính phủ Việt Nam xem xét chấp thuận mở chi nhánh hoặc liên doanh với Ngân hàng Việt Nam.
Điều 2.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dưới đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan nhận hồ sơ; xem xét, cấp và thu hồi giấy phép; giám sát và thanh tra chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam.
Điều 3.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là bộ phận của Ngân hàng nước ngoài, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Một hoặc nhiều chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là một pháp nhân.
2. Ngân hàng liên doanh là Ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Ngân hàng Việt Nam và bên Ngân hàng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh, có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Mỗi Ngân hàng liên doanh và các chi nhánh tại Việt Nam là một pháp nhân.
Điều 4. – Vốn quy định như sau:
– Vốn được cấp của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không dưới 15 triệu đô-la Mỹ.
– Vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh không dưới 10 triệu đô-la Mỹ.
Điều 5.
– Thời hạn hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam không quá 20 năm.
Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn của giấy phép lần đầu.
CHươNG II
THủ TụC, đIềU KIệN CấP GIấY PHéP Và THờI HạN KHAI TRươNG
Điều 6.
1. Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh hoặc tham gia thành lập Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam phải gửi đơn đến Ngân hàng Nhà nước xin cấp giấy chấp thuận về nguyên tắc cho mở chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoặc thành lập Ngân hàng liên doanh, dưới đây gọi tắt là giấy chấp thuận nguyên tắc.
Nội dung đơn do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn.
2. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận đơn, Ngân hàng Nhà nước gửi cho Ngân hàng nước ngoài giấy chấp thuận nguyên tắc.
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước thông báo lý do.
3. Giấy chấp thuận nguyên tắc có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
Điều 7.
Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước xét cấp giấy chấp thuận nguyên tắc, quy định như sau:
a) Đáp ứng sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
b) Có nhu cầu dịch vụ trong lĩnh vực Ngân hàng.
c) Nội dung hoạt động phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Điều 8.
Trong thời hạn của giấy chấp thuận nguyên tắc, Ngân hàng nước ngoài hoặc các bên Ngân hàng tham gia thành lập Ngân hàng liên doanh phải nộp cho Ngân hàng Nhà nước hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động, theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9.
Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động. Ngân hàng Nhà nước xem xét và cấp hoặc từ chối cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh.
Điều10.
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải:
a) Nộp cho Ngân hàng Nhà nước khoản lệ phí bằng 0, 2 phần trăm (hai phần nghìn) vốn được cấp hoặc vốn điều lệ trong thời hạn 15 ngày.
b) Có đủ 100% vốn được cấp hoặc vốn điều lệ mới được khai trương hoạt động; ngày khai trương chậm nhất là sau 6 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép.
c) Công bố giấy phép và nội dung hoạt động trên báo của Việt Nam 5 số liên tiếp theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11.
Sau khi cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, hoặc thu hồi giấy phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố trên báo.
Điều 12.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh không được chuyển nhượng giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
CHươNG III
NộI DUNG Và PHạM VI HOạT độNG
Điều 13.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ của một số hoặc tất cả nghiệp vụ về ngoại tệ dưới đây theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
– Tiền gửi ngoại tệ,
– Cho vay ngoại tệ,
– Đầu tư ngoại tệ,
– Mua, bán trái phiếu ngoại tệ,
– Thanh toán xuất nhập khẩu,
– Bảo lãnh ngoại tệ,
– Chuyển đổi ngoại tệ,
– Tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán ngoại tệ,
– Chiết khấu các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ,
– Đại lý chi trả thẻ tín dụng ngoại tệ,
– Đại lý chuyển đổi ngoại tệ và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ,
– Làm các nghiệp vụ khác.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải chấp hành các quy định của Nhà nước Việt Nam về quản lý ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Điều 14.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ của một số, hoặc tất cả nghiệp vụ bằng đồng Việt Nam dưới đây theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp:
– Tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn,
– Cho vay ngắn hạnh, trung hạn và dài hạn,
– Chiết khấu các giấy tờ có giá,
– Mua bán trái phiếu,
– Thanh toán,
– Làm các nghiệp vụ khác.
2. Trong tổng số nguồn vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, đồng Việt Nam không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Điều 15.
Tổng số dư nợ cho vay đối với một tổ chức kinh tế của Việt Nam, của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Điều 16.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải:
a) Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tại Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước uỷ quyền và duy trì ở đó số tiền dự trữ tối thiểu bắt buộc, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
b) Tuân thủ nguyên tắc tránh rủi ro, không dồn vốn cho một số ít khách hàng vay, bảo đảm khả năng thanh toán.
c) Huy động vốn dưới mức 20 lần tổng số vốn được cấp, vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
d) Chỉ được dùng vốn tự có và quỹ dự trữ để hùn vốn hoặc mua cổ phần, nhưng không được quá 10% vốn của Công ty, xí nghiệp mà mình hùn vốn hoặc mua cổ phần.
e) Niêm yết và thực hiện đúng lãi suất, hoả hồng, lệ phí, mức tiền phạt áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ của mình.
f) Áp dụng mức lãi suất tiền gửi, cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: tiền gửi không dưới mức thấp nhất và cho vay không trên mức cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định.
g) Trích theo tỷ lệ 5% trên lợi nhuận ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp hoặc vốn điều lệ với mức tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định.
h) Trích theo tỷ lệ 10% trên lợi nhuận ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ đặc biệt, dự phòng bù đắp rủi ro cho đến khi bằng 100% vốn được cấp hoặc vốn điều lệ.
CHươNG IV
TàI CHíNH, HạCH TOáN
Điều 17.
Năm tài chính của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Trường hợp ngày bắt đầu và ngày kết thúc năm tài chính không phù hợp với quy định này, phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 18.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải thực hiện hạch toán kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trường hợp cần hạch toán theo hệ thống tài khoản không phù hợp với quy định này, phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 19.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải hạch toán chính xác, đầy đủ tất cả các nghiệp vụ và bảo quản sổ sách, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ đó theo quy định của Pháp lệnh kế toán và thống kê của Việt Nam.
Điều 20.
Về báo cáo định kỳ hàng năm gửi cho Ngân hàng Nhà nước quy định như sau:
1. Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày quyết toán năm tài chính:
– Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải gửi bảng tổng kết tài sản, bảng lãi lỗ và báo cáo tình hình hoạt động hàng năm của mình.
– Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và bên Ngân hàng nước ngoài liên doanh với Việt Nam phải gửi thêm bảng tổng kết tài sản, bảng lỗ lãi và báo cáo tình hình hoạt động hàng năm của hội sở chính ở nước ngoài.
– Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải gửi danh sách mới nhất những người điều hành; Ngân hàng liên doanh phải gửi danh sách mới nhất của hội đồng quản trị và những người điều hành.
2. Bảng tổng kết tài sản, bảng lãi lỗ của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam phải được giám định viên kế toán kiểm tra xác nhận.
Giám định viên kế toán phải được Ngân hàng Nhà nước thừa nhận.
Điều 21.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải gửi báo cáo kế toán, thống kê cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và gửi cho cơ quan thuế theo quy định của cơ quan thuế Việt Nam.
2. Ngoài báo cáo định kỳ, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải báo ngay cho Ngân hàng Nhà nước khi:
– Có việc không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ.
– Có sự thay đổi về người điều hành chi nhánh Ngân hàng người nước ngoài, hoặc thay đổi về thành viên Hội đồng quản trị và người điều hành Ngân hàng liên doanh.
CHươNG V
GIáM SáT, THANH TRA, Xử Lý VI PHạM Và TRANH CHấP
Điều 22.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh chịu sự giám sát và thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng.
Chi phí cho việc thanh tra do chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh được thanh tra đài thọ.
Điều 23.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam vi phạm pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính và quy chế này phải chịu xử lý theo quy định tại điều 47 Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài hính và pháp luật Việt Nam.
Điều 24.
1. Các tranh chấp giữa Ngân hàng liên doanh với pháp nhân hoặc công dân Việt Nam được giải quyết tại toà án Trọng tài kinh tế của Việt Nam.
2. Các tranh chấp giữa các bên tham gia Ngân hàng liên doanh:
– Giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải.
– Trường hợp không hoà giải được, căn cứ thoả thuận đã ghi tại hợp đồng liên doanh về hình thức trọng tài và hội đồng xét xử tranh chấp.
3. Các tranh chấp giữa chi nhánh Ngân hàng nước ngoài với pháp nhân hoặc công dân Việt Nam giải quyết tại Trọng tài kinh tế của Việt Nam. Trường hợp tranh chấp có liên quan đến điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc công nhận và trái với Pháp lệnh Trọng tài kinh tế của Việt Nam, thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó.
CHươNG VI
THAY đổI, GIA HạN, CHấM DứT HOạT độNG Và THANH Lý
Điều 25.
Khi muốn thay đổi một trong các điểm đã ghi trong giấy phép hoạt động, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải làm đơn xin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Riêng việc xin gia hạn, phải nộp đơn 6 tháng trước khi kết thúc thời gian hoạt động đã ghi trong giấy phép hoặc giấy chấp thuận gia hạn lần trước.
Điều 26.
Ngân hàng Nhà nước quy định những trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động đã cấp cho chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, phù hợp với Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
Điều 27.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh khi bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép, hoặc tự nguyện giải thể chấm dứt hoạt động do hết thời hạn ghi trong giấy phép, dưới đây gọi chung là chấm dứt hoạt động, phải tiến hành các thủ tục thanh lý, giải thể theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trường hợp tự nguyên giải thể trước thời hạn ghi trong giấy phép, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải gửi văn bản đề nghị cho Ngân hàng Nhà nước, và chỉ được giải thể sau khi có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 28.
1. Trước khi thanh lý để chấm dứt hoạt động, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải thông báo liên tiếp trên 5 số báo hàng ngày của Việt Nam. Thông báo phải gồm các nội dung chủ yếu sau: lý do, trình tự và thủ tục thanh lý, thời hạn thanh toán các khoản nợ cho khách hàng.
2. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh có trách nhiệm thành lập ban thanh lý và quy định nội dung công việc của Ban thanh lý phù hợp với pháp luật Việt Nam.
3. Việc thanh lý đặt dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính Việt Nam.
4. Mọi chi phí về thanh lý do chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh bị thanh lý đài thọ.
Điều 29.
Trước khi chia vốn và chuyển vốn về nước để chấm dứt hoạt động, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải nộp đầy đủ các khoản tiền thuế còn thiếu và thanh toán các khoản nợ, trong đó phải ưu tiên trả cho chủ nợ người Việt Nam; trả lại trụ sở làm việc, nhà ở và các phương tiện đã thuê của Việt Nam; nhượng lại cho phái Việt Nam trụ sở làm việc, nhà ở đã xây dựng hoặc mua tại Việt Nam.
Điều 30.
Khi thanh lý xong:
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh phải làm các thủ tục huỷ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký của Việt Nam trong thời hạn quy định.
2. Các loại sổ sách, báo cáo và chứng từ kế toán liên quan của Ngân hàng liên doanh được lưu trữ tại bên Ngân hàng Việt Nam tham gia liên doanh.
CHươNG VII
ĐIềU KHOảN CUốI CùNG
Điều 31.
Quy chế này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Điều 32.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy chế này.
Điều 33.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép được cấp trước ngày ban hành Quy chế này, phải điều chỉnh trong thời hạn 6 tháng những điểm chưa phù hợp, theo hướng dẫn của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 34.
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Reviews
There are no reviews yet.