CHỉ THị
CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 194-CT NGàY 20-6-1991
Về Sử DụNG VIệN TRợ THUỵ ĐIểN THôNG QUA
CHươNG TRìNH đầU Tư CôNG NGHIệP Và Hỗ TRợ NHậP KHẩU
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sẽ ban hành cơ chế thống nhất về quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế. Trước mắt, xuất phát từ yêu cầu sử dụng có hiệu quả viện trợ của Chính phủ Thuỵ Điển nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước; đồng thời thực hiện được các thoả thuận giữa hai Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nguyên tắc sau đây trong việc sử dụng tiền viện trợ Thuỵ Điển thuộc chương trình đầu tư công nghiệp và hỗ trợ nhập khẩu:
1. Tiền viện trợ của SIDA, trong đó có Chương trình đầu tư công nghiệp và hỗ trợ nhập khẩu là khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thuỵ Điển dành cho Chính phủ Việt Nam. Toàn bộ số tiền viện trợ thuộc 2 chương trình này là nguồn thu Ngân sách Nhà nước để hỗ trợ vốn ngoại tệ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc đổi mới công nghệ (Chương trình đầu tư công nghiệp) cũng như để nhập khẩu hàng hoá, vật tư thiết yếu (Chương trình hỗ trợ nhập khẩu), theo định hướng kế hoạch Nhà nước trong khuôn khổ chính sách tài chính, tiền tệ hiện hành.
2. Hàng năm, (đối với Chương trình hỗ trợ nhập khẩu) hoặc từng thời kỳ (đối với Chương trình đầu tư công nghiệp), Uỷ ban kế hoạch Nhà nước căn cứ vào các mục tiêu, nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và các thoả thuận hàng năm với phía Thuỵ Điển xây dựng Bản định hướng sử dụng vốn, trong đó nêu lên danh mục các dự án ưu tiên, các mặt hàng Nhà nước khuyến khích nhập khẩu trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt để thông báo cho các ngành, các địa phương có liên quan làm căn cứ triển khai cụ thể.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm ghi toàn bộ số tiền của 2 Chương trình trên vào Ngân sách Nhà nước và qua hệ thống Ngân hàng để chuyển thành vốn Nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
a) Đối với Chương trình đầu tư công nghiệp:
Bộ Tài chính có thể bán, hoặc cho Ngân hàng đầu tư và phát triển vay toàn bộ số tiền của quỹ này với lãi suất thích hợp. Ngân hàng đầu tư và phát triển căn cứ vào bản định hướng sử dụng vốn đã được Chính phủ phê duyệt và các tiêu chuẩn kinh tế thương mại tiến hành việc thẩm định các dự án để quyết định cho các đơn vị sản xuất kinh doanh vay theo thời hạn và lãi suất phù hợp với thể lệ tín dụng đầu tư. Trường hợp có nhiều dự án, có thể tổ chức đấu giá để xác định đối tượng cho vay.
b) Đối với chương trình hỗ trợ nhập khẩu: Bộ Tài chính bán toàn bộ số ngoại tệ của Chương trình này cho Ngân hàng ngoại thương để bán lại hoặc cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh có dự án nhập khẩu vay, theo định hướng kế hoạch Nhà nước có hiệu quả.
4. Căn cứ vào tình hình và nhu cầu cụ thể, dành một tỷ lệ nhất định tiền của hai quỹ này hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh. Điều kiện cho vay hoặc bán ngoại tệ cũng áp dụng cho các tổ chức kinh tế quốc doanh.
Trong tài khoá 1991-1992, dành 25% vốn của chương trình hỗ trợ nhập khẩu cho các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.
5. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Ngân hàng đầu tư và phát triển và Ngân hàng Ngoại thương thu hồi vốn đã cho vay hoặc đã bán để hoàn trả ngân sách Nhà nước theo đúng thể lệ đã quy định và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tình hình thực hiện (cho vay, bán và thu hồi vốn) theo từng quý và từng tài khoá.
6. Các đơn vị sản xuất kinh doanh vay vốn phải nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc và điều kiện tín dụng của Nhà nước, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn. Ngân hàng không xét đơn xin vay hoặc mua ngoại tệ từ 2 quỹ này đối với các đơn vị còn nợ quỹ hỗ trợ nhập khẩu của các tài khoá trước.
7. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương và các tổ chức kinh tế triển khai sớm việc sử dụng tiền viện trợ của Thuỵ Điển tại 2 chương trình trên theo đúng các nguyên tắc đã nêu trong Chỉ thị này.
CHỉ THị
CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 194-CT NGàY 20-6-1991
Về Sử DụNG VIệN TRợ THUỵ ĐIểN THôNG QUA
CHươNG TRìNH đầU Tư CôNG NGHIệP Và Hỗ TRợ NHậP KHẩU
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sẽ ban hành cơ chế thống nhất về quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế. Trước mắt, xuất phát từ yêu cầu sử dụng có hiệu quả viện trợ của Chính phủ Thuỵ Điển nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước; đồng thời thực hiện được các thoả thuận giữa hai Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nguyên tắc sau đây trong việc sử dụng tiền viện trợ Thuỵ Điển thuộc chương trình đầu tư công nghiệp và hỗ trợ nhập khẩu:
1. Tiền viện trợ của SIDA, trong đó có Chương trình đầu tư công nghiệp và hỗ trợ nhập khẩu là khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thuỵ Điển dành cho Chính phủ Việt Nam. Toàn bộ số tiền viện trợ thuộc 2 chương trình này là nguồn thu Ngân sách Nhà nước để hỗ trợ vốn ngoại tệ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc đổi mới công nghệ (Chương trình đầu tư công nghiệp) cũng như để nhập khẩu hàng hoá, vật tư thiết yếu (Chương trình hỗ trợ nhập khẩu), theo định hướng kế hoạch Nhà nước trong khuôn khổ chính sách tài chính, tiền tệ hiện hành.
2. Hàng năm, (đối với Chương trình hỗ trợ nhập khẩu) hoặc từng thời kỳ (đối với Chương trình đầu tư công nghiệp), Uỷ ban kế hoạch Nhà nước căn cứ vào các mục tiêu, nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và các thoả thuận hàng năm với phía Thuỵ Điển xây dựng Bản định hướng sử dụng vốn, trong đó nêu lên danh mục các dự án ưu tiên, các mặt hàng Nhà nước khuyến khích nhập khẩu trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt để thông báo cho các ngành, các địa phương có liên quan làm căn cứ triển khai cụ thể.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm ghi toàn bộ số tiền của 2 Chương trình trên vào Ngân sách Nhà nước và qua hệ thống Ngân hàng để chuyển thành vốn Nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
a) Đối với Chương trình đầu tư công nghiệp:
Bộ Tài chính có thể bán, hoặc cho Ngân hàng đầu tư và phát triển vay toàn bộ số tiền của quỹ này với lãi suất thích hợp. Ngân hàng đầu tư và phát triển căn cứ vào bản định hướng sử dụng vốn đã được Chính phủ phê duyệt và các tiêu chuẩn kinh tế thương mại tiến hành việc thẩm định các dự án để quyết định cho các đơn vị sản xuất kinh doanh vay theo thời hạn và lãi suất phù hợp với thể lệ tín dụng đầu tư. Trường hợp có nhiều dự án, có thể tổ chức đấu giá để xác định đối tượng cho vay.
b) Đối với chương trình hỗ trợ nhập khẩu: Bộ Tài chính bán toàn bộ số ngoại tệ của Chương trình này cho Ngân hàng ngoại thương để bán lại hoặc cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh có dự án nhập khẩu vay, theo định hướng kế hoạch Nhà nước có hiệu quả.
4. Căn cứ vào tình hình và nhu cầu cụ thể, dành một tỷ lệ nhất định tiền của hai quỹ này hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh. Điều kiện cho vay hoặc bán ngoại tệ cũng áp dụng cho các tổ chức kinh tế quốc doanh.
Trong tài khoá 1991-1992, dành 25% vốn của chương trình hỗ trợ nhập khẩu cho các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.
5. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Ngân hàng đầu tư và phát triển và Ngân hàng Ngoại thương thu hồi vốn đã cho vay hoặc đã bán để hoàn trả ngân sách Nhà nước theo đúng thể lệ đã quy định và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tình hình thực hiện (cho vay, bán và thu hồi vốn) theo từng quý và từng tài khoá.
6. Các đơn vị sản xuất kinh doanh vay vốn phải nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc và điều kiện tín dụng của Nhà nước, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn. Ngân hàng không xét đơn xin vay hoặc mua ngoại tệ từ 2 quỹ này đối với các đơn vị còn nợ quỹ hỗ trợ nhập khẩu của các tài khoá trước.
7. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương và các tổ chức kinh tế triển khai sớm việc sử dụng tiền viện trợ của Thuỵ Điển tại 2 chương trình trên theo đúng các nguyên tắc đã nêu trong Chỉ thị này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.