QUYếT địNH
CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 214-CT NGàY 15-7-1991
PHê DUYệT LUậN CHứNG KINH Tế Kỹ THUậT VườN QUốC GIA
BạCH Mã (THừA THIêN – HUế)
CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG
Xét tờ trình số 231-IS/CNR ngày 9 tháng 2 năm 1991 của Bộ Lâm nghiệp và tờ trình số 450-UB ngày 17 tháng 8 năm 1990 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế về việc đề nghị phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn quốc gia Bạch Mã;
Xét đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tại văn bản số 490-UB/XD-NL ngày 27 tháng 5 năm 1991 về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của Vườn quốc gia này,
QUYếT địNH:
Điều 1.
Phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn quốc gia Bạch Mã theo những nội dung và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau:
1. Tên công trình: Vườn quốc gia Bạch Mã
2. Địa điểm và phạm vi quản lý:
Vườn quốc gia Bạch Mã nằm trên địa phận của huyện Phú lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có ranh giới:
– Phía Bắc: Từ đèo La Hi qua đỉnh 383, đỉnh 897 đến Đông Truồi, qua đồi thuỷ điện và đông núi chia cắt sườn núi nhìn ra biển Đông đến đỉnh 803, dọc theo suối xuống vườn ươm lâm trường Phú Lộc.
– Phía Đông bắc: Từ suối vườn ươm, dọc theo chân đồi Hoà Bình (cây số 3 đường lên Bạch Mã), qua ngã ba suối thuỷ điện và theo dông núi Lộc Trì đến Đầm Hương (đỉnh 801).
– Phía Đông và đông Nam là ranh giới của hai tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam – Đà Nẵng, từ Đầm Hương đến suối Krum-chơ-mon.
– Phía Tây Nam: Từ đèo La Hi đến suối Khe vông, theo dông cắt các đỉnh 162-326-382 đến đèo cây số 5 (trên đường từ khe Tre đi Mo rang).
– Tổng diện tích do vườn quản lý: 22.030 hécta, nằm trong khu vực toạ độ địa lý: từ 16 độ 05emdash đến 16 độ 15emdash vĩ độ Bắc, 107 độ 43emdash đến 107 độ 53emdash kinh độ Đông.
– Vùng đệm bao quanh vườn có chiều rộng tính từ ranh giới vườn trở ra, chỗ rộng nhất là 9 km, chỗ hẹp nhất là 0,51 km (được thể hiện trên bản đồ), với diện tích là 21.300 hécta.
Căn cứ ranh giới được xác định trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000, Bộ Lâm nghiệp cùng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định ranh giới cụ thể và đóng cọc mốc trên thực địa cho vườn quốc gia và vùng đệm.
3. Nhiệm vụ của Vườn quốc gia Bạch Mã:
a) Bảo tồn các hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam; bảo tồn, phục hồi các loại động, thực vật quý, hiếm tiêu biểu của vườn (trĩ sao, gà lôi lam mào trắng, mào đen, vượn voọc chà vá,… cẩm lai, trắc, trầm hương, kim giao…); bảo vệ các cảnh quan tự nhiên trong vườn, phục hồi và trồng lại rừng ở những khu rừng đã bị phá hoại không còn rừng.
b) Tham gia nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản và tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình và hợp đồng nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gien, phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp.
c) Thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục bảo vệ các cảnh quan tự nhiên và góp phần thực hiện các dịch vụ tham quan du lịch – học tập.
d) Phối hợp với địa phương xây dựng và bảo vệ vùng rừng đệm của vườn.
4. Phân khu chức năng:
Vườn quốc gia Bạch Mã được chia thành 3 khu chức năng:
a) Khu bảo vệ nguyên vẹn có chức năng bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hoặc gần nguyên sinh, các khu vực sinh sống và cư trú của động vật rừng, bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên.
Diện tích khu bảo vệ nguyên vẹn: 7.123 héc ta bao gồm khu vực quanh động Bạch Mã, động Năm, động Độc Líp.
b) Khu phục hồi có chức năng bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái và động, thực vật chủ yếu bằng phương pháp xúc tiến phục hồi tự nhiên.
Diện tích khu phục hồi: 12.613 héc ta, bao gồm tiểu khu Truồi, Vũng tròn ở phía tây và tiểu khu khe Trường ở phía Nam vườn.
c) Khu quản lý có chức năng phục vụ các hoạt động quản lý…
Diện tích khu quản lý: 2.295 hécta.
5. Các chương trình hoạt động:
Vườn quốc gia Bạch Mã có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt 3 chương trình sau:
a) Chương trình bảo vệ: Xác định các đối tượng bảo vệ, xác định ranh giới, phạm vi quản lý các khu, tổ chức hệ thống trạm bảo vệ và lực lượng bảo vệ, thực hiện các giải pháp để bảo vệ, duy trì, phục hồi trong phạm vi vườn. Phối hợp tổ chức xây dựng vùng đệm.
b) Chương trình nghiên cứu và dịch vụ nghiên cứu: xây dựng hồ sơ cơ bản và theo dõi hệ thống diễn thế của vườn; thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng nhằm duy trì phát triển vườn và thực hiện các hợp đồng về dịch vụ nghiên cứu khoa học.
c) Chương trình về tuyên truyền giáo dục bảo vệ tự nhiên và dịch vụ tham quan du lịch.
Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và cụ thể hoá các chương trình này phù hợp với từng giai đoạn.
6. Đầu tư cơ bản:
a) Các hạng mục đầu tư:
Phục vụ chương trình bảo vệ:
– Đường ranh giới vườn, ranh giới vùng đệm và hệ thống cọc mốc các khu vực.
– Hệ thống bảo vệ: 7 trạm, cổng vườn.
– Hệ thống đường:
+ Ô tô 19 km
+ Đường đi bộ, đi ngựa 40 km
– Trồng rừng 1.200 hécta
– Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 2.000 hécta
– Bảo vệ và phát triển động vật rừng.
– Hỗ trợ dân vùng đệm.
Phục vụ nghiên cứu khoa học:
– Các điểm định vị và chòi quan sát: 5 điểm
– Vườn thực vật 30 hécta
– Khu vực nghiên cứu nuôi động vật rừng bán tự nhiên (chuồng nuôi: 500 m2, trạm thú y: 100 m2).
– Trạm khí tượng: 2 trạm
– Phòng trưng bày, thư viện khoa học, phòng thí nghiệm 150 m2.
– Lập hồ sơ cơ bản của vườn.
Phục vụ tuyên truyền, giáo dục, tham quan du lịch:
– Các trang bị phục vụ tuyên truyền, giáo dục.
– Trồng rừng phong cảnh: 20 hécta.
– Đường đến các điểm tham quan: 10 km.
– Khu nuôi trưng bày chim thú: 150 m2
– Một số công trình phục vụ.
Các công trình phục vụ quản lý:
– Nhà quản lý và nơi làm việc của các chuyên gia: 300 m2
– Nhà ở; căn cứ theo số lượng cán bộ, công nhân tại chỗ ở tập thể được làm đúng theo tiêu chuẩn Bộ Xây dựng quy định.
– Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc.
b) Thời hạn thi công 10 năm, bắt đầu từ năm 1991.
c) Vốn đầu tư:
– Vốn đầu tư từ ngân sách chủ yếu cho việc khoanh nuôi 2.000 hécta, trồng mới 1.200 hécta, xây dựng vườn thực vật 30 hécta, bảo vệ và phát triển động vật rừng, nghiên cứu khoa học và quản lý bảo vệ vườn. Ngoài nguồn vốn tự có của cơ sở và các nguồn vốn khác, vốn đầu tư ngân sách trong 10 năm 5 tỷ đồng (5.000.000.000 đồng).
– Vốn đầu tư hỗ trợ vùng đệm chủ yếu sử dụng vốn viện trợ PAM và khoán cho nhân dân trong vùng đệm quản lý, bảo vệ và trồng mới (dân trong vùng đệm ở đâu giữ nguyên ở đó).
– Vốn đầu tư phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ huy động từ nguồn vốn vay tín dụng đầu tư hoặc liên doanh liên kết để thực hiện.
Chủ đầu tư phải tính toán, phân bổ vốn thật chặt chẽ, đúng đối tượng, tập trung vốn vào các nhiệm vụ chính và tiết kiệm.
7. Phân giao trách nhiệm và tiến độ thực hiện:
a) Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp là chủ quản đầu tư có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thiết kế, thi công và tổ chức quản lý công trình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm vốn đầu tư, hoàn thành việc xây dựng công trình đúng thời hạn, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, chấm dứt nạn khai thác rừng và săn bắt động vật rừng.
b) Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Bộ Lâm nghiệp:
– Xác định ranh giới cụ thể vùng đệm, tổ chức ổn định lại đời sống nhân dân vùng đệm.
– Giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ vườn.
– Khai thác các hoạt động du lịch.
Điều 2.
Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Đầu tư phát triển, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này theo chức năng và quyền hạn được giao.
Reviews
There are no reviews yet.