THôNG Tư
của bộ tài chính Số 56-TC/TCT NGàY 3-10-1991 Về VIệC
Tổ CHứC, CôNG TáC HU NGâN SáCH QUA Hệ THốNG
KHO BạC NHà NướC
Để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước hàng năm, đồng thời phân rõ phạm vi, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong hệ thống tài chính đối với công tác này; Bộ Tài chính quy định những nội dung tổ chức công tác thu nộp tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách qua hệ thống kho bạc Nhà nước như sau:
I- NGUYêN TắC CHUNG
Căn cứ vào các Luật thuế, Pháp lệnh thuế, các chế độ thu hiện hành;
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của cơ quan Kho bạc Nhà nước thì tất cả các doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Cơ quan Kho bạc Nhà nước phải tổ chức thu nhận đủ, kịp thời và thu trực tiếp các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách mà các doanh nghiệp đến nộp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay cơ quan Kho bạc chưa bố trí được mạng lưới thu rộng khắp để thực hiện nhiệm vụ nêu trên; Bộ tạm thời quy định nguyên tắc nộp thế và các khoản phải nộp ngân sách qua kho bạc Nhà nước như sau:
1. Các tổ chức kinh tế (XNQD, HTX) và hộ tư nhân có địa điểm sản xuất – kinh doanh cố định, hàng tháng phải nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách trực tiếp vào kho bạc Nhà nước (nếu nộp bằng tiền mặt) hoặc vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng (nếu nộp bằng chuyển khoản).
2. Đối với cơ sở, hộ kinh doanh nhỏ có số thuế phải nộp ít, hoặc địa bàn xa xôi hẻo lánh, sản xuất kinh doanh lưu động khó có điều kiện nộp thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước và trong trường hợp không bố trí được điểm thu của Kho bạc Nhà nước thì tạm thời cho phép cơ quan thuế bố trí cán bộ thu và tập trung nộp vào kho bạc Nhà nước vào cuối ngày hoặc theo định kỳ và mức quy định. Nghiêm cấm việc xâm tiêu tiền thuế.
3. Tiền thuế và các khoản nộp Ngân sách phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.
4. Chứng từ thu Ngân sách (biên lai thu, giấy nộp tiền bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) do Bộ Tài chính phát hành, hoặc uỷ quyền cho Tổng cục thuế phát hành sử dụng thống nhất trong toàn quốc.
5. Đối với thuế xuất nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch hiện nay Nhà nước giao cho cơ quan Hải quan thu và phải nộp tập trung đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (nếu nộp bằng tiền mặt) hoặc qua ngân hàng; (nếu nộp bằng chuyển khoản) để trích tài khoản của đơn vị, cá nhân nộp vào tài khoản tiền gửi của kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng.
II- NHIệM Vụ CủA CáC Tổ CHứC THựC HIệN THU NGâN SáCH
A- Trách nhiệm của cơ quan thuế
1. Hàng tháng, hàng quý lập kế hoạch thu Ngân sách chia ra khu vực kinh tế (quốc doanh, ngoài quốc doanh) và địa bàn thu gửi cho cơ quan kho bạc Nhà nước cung cấp để cơ quan Kho bạc Nhà nước chủ động bố trí nhân lực, phương tiện thực hiện việc thu ngân sách được nhanh chóng, kịp thời.
2. Phối hợp cùng kho bạc Nhà nước tổ chức bố trí các điểm thu cần thiết (bàn thu tiền của Kho bạc Nhà nước), tạo điều kiện cho người đi nộp thuế được thuận lợi, dễ dàng; quy định lịch nộp cho các đơn vị xí nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế theo lịch, trách tình trạng có ngày số người đến nộp quá ít, có ngày số người đến nộp thuế quá đông làm cho người nộp thuế phải chờ đợi, gây lãng phí thời giờ của dân.
3. Hàng tháng xác định số thuế và các khoản phải nộp ngân sách của các đối tượng nộp để vào sổ thuế. Căn cứ vào sổ thuế đã được duyệt, viết thông báo (giấy nộp tiền) và gửi thông báo đến tận tay các đối tượng nộp thuế, ít nhất 3 ngày trước thời hạn nộp.
4. Hướng dẫn các đối tượng nộp ngân sách lập các chứng từ thu (biên lai thu, giấy nộp tiền), bảo đảm ghi rõ ràng, chính xác, đầy đủ các nội dung đã ghi trong chứng từ, phải ký tên, đóng dấu. Giấy nộp tiền được lập cho từng chương và theo mục thu chú ý ghi đúng chương, loại, khoản, hạng, mục của số tiền nộp.
5. Phối hợp với cơ quan kho bạc cùng cấp xác định rõ các đối tượng nộp thuế thuộc các hộ nhỏ, có mức thuế ít để cơ quan thuế được phép trực tiếp thu theo quy định tại điểm 2 phần I của Thông tư này.
6. ở những nơi xa xôi hẻo lánh, hoặc những hộ kinh doanh lưu động không có điều kiện nộp thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế quy định rõ lịch nộp tiền và số tiền được tồn quỹ cho từng miền, từng cán bộ, tránh tình trạng giữ lại tiền thuế quá quy định.
7. Theo dõi, đôn đốc các đối tượng thực hiện nộp đúng thời hạn, nộp đủ tiền thuế và các khoản phải nộp Ngân sách, nộp đủ tiền phạt quy định trong giấy nộp tiền, không bỏ sót nguồn thu và đối tượng nộp.
B- Trách nhiệm của cơ quan Kho bạc Nhà nước
1. Trên cơ sở kế hoạch thu của cơ quan thuế thông báo, cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm bố trí mạng lưới thu cố định và các tổ thu lưu động, cả nơi gần cũng như nơi xa trụ sở làm việc. Số lượng điểm thu cần thiết cần có sự bàn bạc thống nhất với cơ quan thuế để bảo đảm thuận lợi, an toàn và không gây phiền hà cho người nộp thuế.
2. Bố trí nhân lực, phương tiện và điều kiện làm việc để bảo đảm thu hết số tiền thuế của các đối tượng đến nộp theo lịch.
3. Những ngày tập trung thu cao điểm vào cuối tháng, Kho bạc Nhà nước phải bố trí cán bộ làm thêm ngoài giờ hành chính, kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ giáp với ngày cuối tháng, không để tình trạng có người đến nộp thuế mà không có người thu. Số tiền thu được, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, phải vận chuyển về kho, két để bảo quản cất giữ theo chế độ quy định.
4. Đối với cán bộ thu ngân của Kho bạc Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ thu thuế ngoài giờ, ngày lễ, chủ nhật cần được động viên, bồi dưỡng thoả đáng. Cục Kho bạc Nhà nước nghiên cứu trình Bộ chế độ bồi dưỡng đối với trường hợp trên.
5. Số tiền thu trong ngày phải ghi ngay vào Ngân sách Nhà nước theo quy định sau:
– Sau khi Kho bạc Nhà nước nhận được tiền thuế và các khoản nộp ngân sách (tiền mặt hoặc chuyển khoản) vào kho bạc Nhà nước thì phải hạch toán vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước, và gửi giấy hồi báo cho cơ quan thuế,
chậm nhất là sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền của đối tượng nộp thuế. Trường hợp các tổ thu lưu động thu tại các xã, phường xa trụ sở làm việc, phải gửi giấy hồi báo cho cơ quan thuế chậm nhất là sau 5 ngày làm việc.
– Số tiền thuế thu được sau giờ quy định khoá sổ của kho quỹ ngân hàng, đến cuối ngày được phản ảnh vào số thu trong ngày (điện báo hoặc báo cáo ngày hôm sau ghi số thu bổ sung ngày hôm trước).
6. Phối hợp với Ngân hàng thúc đẩy việc luân chuyển chứng từ đúng quy định để tập trung nhanh các khoản thu ngân sách bằng chuyển khoản vào ngân sách Nhà nước, bảo đảm sau một ngày khi các đơn vị làm thủ tục trích tài khoản tại Ngân hàng để nộp ngân sách thì số tiền nộp ngân sách phải được ghi có vào TK tiền gửi của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng. Sau khi nhận được giấy báo có, Kho bạc Nhà nước phải hành tự ngay vào TK thu Ngân sách Nhà nước, đồng thời gửi giấy hồi báo cho cơ quan thuế chậm nhất sau 3 ngày làm việc.
III- VIệC LậP Và LUâN CHUYểN CHứNG Từ, KHOá Sổ đốI CHIếU Số LIệU
Việc lập và luân chuyển chứng từ đến nay những quy định cũ không còn thích hợp nữa, cần được cải tiến. Đặc biệt đối với khu vực kinh tế quốc doanh đang có nhiều vướng mắc nhưng cần phải có sự nghiên cứu, khảo sát, trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước nên trong Thông tư này chưa đề cập đến, và sẽ có Thông tư hướng dẫn sau.
IV- Tổ CHứC THựC HIệN
Thông tư này thực hiện từ ngày 1 tháng 10 năm 1991. Trong quá trình thực hiện, Tổng cục thuế, Cục Kho bạc Nhà nước, Vụ Ngân sách Nhà nước có hướng dẫn cụ thể. Nếu có gì trở ngại, các đơn vị báo cáo bằng văn bản cho Bộ để có biện pháp giải quyết.
Reviews
There are no reviews yet.