Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015

BỘ TÀI CHÍNH- BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

———————–

Số: 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015;

Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị) sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Dự án của Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được phê duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 267/QĐ-TTg).
2. Các Dự án của Chương trình thực hiện từ nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Trường hợp các đơn vị sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại hoặc nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ trẻ em thì thực hiện theo quy định hiện hành của nhà tài trợ hướng dẫn riêng cho các nguồn vốn này hoặc theo quy định của cơ quan chủ quản sau khi có sự thoả thuận của đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính (nếu có); trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính không có quy định riêng thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, cụ thể:
a) Ngân sách trung ương:
– Bảo đảm kinh phí cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 267/QĐ-TTg.
– Hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt theo tiêu chí của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm tạo mối quan tâm và thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ trẻ em;
+ Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo Đề án của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư này;
+ Xây dựng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng;
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư.
b) Ngân sách địa phương chủ động bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện các Dự án của Chương trình quy định tại Quyết định số 267/QĐ-TTg theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này.
2. Nguồn viện trợ quốc tế (nếu có) cho các hoạt động của Chương trình.
3. Nguồn huy động xã hội, cộng đồng tham gia Chương trình.
4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nội dung, mức chi chung của Chương trình
1. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp – Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2. Chi khảo sát, điều tra thống kê để xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo vệ chăm sóc trẻ em và lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 10 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê. Nội dung và mức chi theo quy định Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
3. Chi xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử và Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của liên Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
4. Chi kiểm tra, giám sát hoạt động của Chương trình; tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 97/2010/TT-BTC).
5. Chi nghiên cứu, xây dựng chương trình, giáo trình tài liệu tập huấn, bồi dưỡng. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định xây dựng giáo trình cho các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
6. Chi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư; trợ giúp, nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, kỹ năng làm cha mẹ; kỹ năng sống, tự bảo vệ cho trẻ em. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
7. Chi hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và triển khai các hoạt động của Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí và Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 4. Nội dung và mức chi đặc thù của một số Dự án
1. Dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội
a) Chi tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí) về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em:
– Chi sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng.
– Chi sản xuất, nhân bản và phát hành các ấn phẩm truyền thông.
Việc lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông do Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b) Chi tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về bảo vệ trẻ em:
– Truyền thanh tại cộng đồng (hỗ trợ biên tập và phát thanh). Mức chi biên tập 75.000 đồng/trang 350 từ; bồi dưỡng phát thanh viên 15.000 đồng/lần.
– Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề:
+ Bồi dưỡng báo cáo viên: 200.000 đồng/người/buổi.
+ Chi nước uống cho người tham dự. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có). Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
– Làm mới, sửa chữa pa nô, áp phích, khẩu hiệu. Mức chi căn cứ theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp.
c) Chi tổ chức các cuộc thi về kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em:
– Biên soạn đề thi và đáp án các cuộc thi tìm hiểu (bao gồm cả biểu điểm); quy chế cuộc thi: mức tối đa 500.000 đồng/bộ đề thi và đáp án hoặc quy chế cuộc thi;
– Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả cuộc thi: mức tối đa 300.000 đồng/người/ngày.
– Bồi dưỡng thành viên ban tổ chức: mức tối đa 200.000đồng/người/ngày.
– Giải thưởng: Tùy theo quy mô tổ chức cuộc thi (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức cuộc thi quyết định mức chi cụ thể trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và trong khung mức chi sau đây:
+ Giải tập thể: từ 500.000 đồng/giải thưởng đến 4.000.000 đồng/giải thưởng;
+ Giải cá nhân: Từ 200.000 đồng/giải thưởng đến 2.000.000 đồng/giải thưởng.
– Tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi: Mức chi tối đa đối với cấp Trung ương 1.000.000 đồng/báo cáo, cấp tỉnh 700.000 đồng/báo cáo, cấp huyện 500.000 đồng/báo cáo, cấp xã 300.000 đồng/báo cáo.
– Chi thuê địa điểm, hội trường, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, trang trí; người dẫn chương trình (nếu có). Mức chi căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt, hợp đồng, hoá đơn và các chứng từ chi tiêu hợp pháp.
– Các khoản chi khác liên quan. Mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước. Trường hợp chưa có quy định mức chi, Thủ trưởng cơ quan tổ chức cuộc thi quyết định mức chi trong phạm vi dự toán được giao.
d) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung và mức chi theo Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Dự án xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em:
a) Tuỳ theo yêu cầu, điều kiện cụ thể và khả năng của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) phê duyệt Đề án xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
b) Ngân sách Trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn vốn sự nghiệp trên cơ sở Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho 08 vùng sinh thái theo Quyết định số 267/QĐ-TTg đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Mức hỗ trợ như sau:
– Hỗ trợ tối đa 3.000 triệu đồng/Trung tâm để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng ban đầu đối với dự án xây dựng mới Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh theo Đề án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
– Hỗ trợ tối đa 1.500 triệu đồng/Trung tâm để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cần thiết phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đối với dự án mở rộng, nâng cấp trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh hiện có.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ban hành chuẩn trang thiết bị phù hợp với quy mô của Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh.
Việc quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước; quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
c) Ngân sách địa phương bảo đảm chi hoạt động thường xuyên của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, bao gồm: Hoạt động của Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh; Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh; Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện; Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện; Ban bảo vệ trẻ em cấp xã; Điểm Tư vấn ở cộng đồng, trường học; mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, bản, làng, cụm dân cư theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư này quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù cho việc tổ chức các hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em ở Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh, Văn phòng tư vấn cấp huyện, Điểm tư vấn ở cộng đồng, trường học và một số điểm bảo vệ trẻ em hợp pháp khác (sau đây gọi tắt là cơ sở) như sau:
– Chi lập hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Mức chi 30.000 đồng/hồ sơ (bao gồm cả ảnh).
– Chi hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp trong thời gian lưu trú tại cơ sở. Mức hỗ trợ 40.000 đồng/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian lưu trú tại cơ sở phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền và được áp dụng mức hỗ trợ tiền ăn bằng với mức của đối tượng được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của địa phương.
– Chi mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết cho trẻ em trong thời gian lưu trú tại cơ sở (quần áo, khăn mặt, dép nhựa, bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng…): mức chi tối đa 300.000 đồng/trẻ em.
– Chi hỗ trợ cho người trực tiếp tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mức như sau:
+ 70.000 đồng/buổi tư vấn (trường hợp tư vấn tại trung tâm, điểm tư vấn);
+ 100.000 đồng/buổi tư vấn (trường hợp tư vấn lưu động tại cộng đồng).
– Chi phí đưa trẻ em lên tuyến trên đối với trường hợp phải can thiệp, trợ giúp vượt khả năng của cộng đồng, cơ sở trợ giúp trẻ em hoặc đưa trẻ em về gia đình:
+ Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em trong thời gian trên đường. Mức 40.000 đồng/em/ngày, không quá 3 ngày.
+ Hỗ trợ tiền tàu xe cho trẻ em hoặc chi phí thuê mướn phương tiện vận chuyển. Mức chi theo giá cước phương tiện công cộng áp dụng tại địa phương hoặc hợp đồng thuê xe (nếu thuê ngoài).
+ Chi chế độ công tác phí cho cán bộ đi kèm (nếu có). Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.
– Chi hỗ trợ chi phí đi lại cho người phát hiện và đưa trẻ em cần bảo vệ khẩn cấp đến Trung tâm theo giá cước phương tiện công cộng áp dụng tại địa phương hoặc chi phí xăng xe thực tế.
– Chi hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh thông thường trong thời gian trẻ em lưu trú tại cơ sở. Mức chi theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 50.000 đồng/trẻ em.
– Chi hỗ trợ hàng tháng đối với cộng tác viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, ấp, bản, làng và cụm dân cư. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể về số lượng cộng tác viên và mức hỗ trợ bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của ngân sách địa phương.
3. Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng.
a) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương xây dựng tiêu chí, điều kiện lựa chọn danh sách các xã, huyện tham gia thực hiện mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng; mục tiêu, và hoạt động cụ thể của từng loại mô hình.
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách các xã, huyện được lựa chọn là địa bàn thực hiện mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp để lựa chọn 948 xã thuộc 311 huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 267/QĐ – TTg.
c) Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí xây dựng mô hình trong dự toán chi của các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì thực hiện mô hình và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai mô hình tại 948 xã do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn. Kinh phí nhân rộng mô hình do ngân sách địa phương bảo đảm.
d) Tuỳ theo yêu cầu, điều kiện cụ thể và khả năng của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt từng mô hình cụ thể.
đ) Nội dung và mức chi cụ thể của các mô hình:
Căn cứ vào nội dung hoạt động của từng mô hình, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định mức chi cụ thể đối với các hoạt động của từng mô hình thực hiện tại địa phương theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn; Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung sau:
1. Kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm (loại 520, khoản 531- Chi sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em) của các cơ quan, đơn vị theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì Dự án căn cứ nội dung và tổng mức vốn thực hiện Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng tổng mức kinh phí cho từng Dự án và phân kỳ kinh phí theo từng năm, gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét và tổng hợp chung cả Chương trình gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình; lựa chọn các xã, huyện thực hiện thí điểm xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong đó quy định rõ các chỉ tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình và trách nhiệm của từng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
4. Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn thực hiện Chương trình theo Quyết định số 267/QĐ-TTg, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp dự toán của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phần kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách Trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách của các Bộ, ngành và địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện hành và quy định tại Thông tư này. Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán các nguồn kinh phí của Chương trình theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; kinh phí Chương trình được quyết toán và tổng hợp vào quyết toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định.
6. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hàng năm và năm năm gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 01 năm 2012.
2. Các đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011 để thực hiện các Dự án của Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em được áp dụng các nội dung và mức chi quy định tại Thông tư này và thực hiện quyết toán chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỨ TRƯỞNG

Doãn Mậu Diệp

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Minh

Nơi nhận:

– Ban Bí thư TW, Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;

– Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;

– Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;

– Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;

– Công báo;

– Website Chính phủ,Website BTC- Bộ LĐTBXH;

– Các đơn vị thuộc BTC, Bộ LĐTBXH;

– Lưu VT: Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH.

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Doãn Mậu Diệp; Nguyễn Thị Minh
Ngày ban hành: 15/12/2011 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ TÀI CHÍNH- BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

———————–

Số: 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015;

Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị) sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Dự án của Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được phê duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 267/QĐ-TTg).
2. Các Dự án của Chương trình thực hiện từ nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Trường hợp các đơn vị sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại hoặc nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ trẻ em thì thực hiện theo quy định hiện hành của nhà tài trợ hướng dẫn riêng cho các nguồn vốn này hoặc theo quy định của cơ quan chủ quản sau khi có sự thoả thuận của đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính (nếu có); trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính không có quy định riêng thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, cụ thể:
a) Ngân sách trung ương:
– Bảo đảm kinh phí cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 267/QĐ-TTg.
– Hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt theo tiêu chí của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm tạo mối quan tâm và thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ trẻ em;
+ Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo Đề án của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư này;
+ Xây dựng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng;
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư.
b) Ngân sách địa phương chủ động bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện các Dự án của Chương trình quy định tại Quyết định số 267/QĐ-TTg theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này.
2. Nguồn viện trợ quốc tế (nếu có) cho các hoạt động của Chương trình.
3. Nguồn huy động xã hội, cộng đồng tham gia Chương trình.
4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nội dung, mức chi chung của Chương trình
1. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp – Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2. Chi khảo sát, điều tra thống kê để xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo vệ chăm sóc trẻ em và lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 10 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê. Nội dung và mức chi theo quy định Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
3. Chi xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử và Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của liên Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
4. Chi kiểm tra, giám sát hoạt động của Chương trình; tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 97/2010/TT-BTC).
5. Chi nghiên cứu, xây dựng chương trình, giáo trình tài liệu tập huấn, bồi dưỡng. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định xây dựng giáo trình cho các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
6. Chi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư; trợ giúp, nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, kỹ năng làm cha mẹ; kỹ năng sống, tự bảo vệ cho trẻ em. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
7. Chi hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và triển khai các hoạt động của Chương trình. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí và Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 4. Nội dung và mức chi đặc thù của một số Dự án
1. Dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội
a) Chi tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí) về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em:
– Chi sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng.
– Chi sản xuất, nhân bản và phát hành các ấn phẩm truyền thông.
Việc lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông do Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b) Chi tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về bảo vệ trẻ em:
– Truyền thanh tại cộng đồng (hỗ trợ biên tập và phát thanh). Mức chi biên tập 75.000 đồng/trang 350 từ; bồi dưỡng phát thanh viên 15.000 đồng/lần.
– Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề:
+ Bồi dưỡng báo cáo viên: 200.000 đồng/người/buổi.
+ Chi nước uống cho người tham dự. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có). Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
– Làm mới, sửa chữa pa nô, áp phích, khẩu hiệu. Mức chi căn cứ theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp.
c) Chi tổ chức các cuộc thi về kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em:
– Biên soạn đề thi và đáp án các cuộc thi tìm hiểu (bao gồm cả biểu điểm); quy chế cuộc thi: mức tối đa 500.000 đồng/bộ đề thi và đáp án hoặc quy chế cuộc thi;
– Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả cuộc thi: mức tối đa 300.000 đồng/người/ngày.
– Bồi dưỡng thành viên ban tổ chức: mức tối đa 200.000đồng/người/ngày.
– Giải thưởng: Tùy theo quy mô tổ chức cuộc thi (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức cuộc thi quyết định mức chi cụ thể trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và trong khung mức chi sau đây:
+ Giải tập thể: từ 500.000 đồng/giải thưởng đến 4.000.000 đồng/giải thưởng;
+ Giải cá nhân: Từ 200.000 đồng/giải thưởng đến 2.000.000 đồng/giải thưởng.
– Tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi: Mức chi tối đa đối với cấp Trung ương 1.000.000 đồng/báo cáo, cấp tỉnh 700.000 đồng/báo cáo, cấp huyện 500.000 đồng/báo cáo, cấp xã 300.000 đồng/báo cáo.
– Chi thuê địa điểm, hội trường, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, trang trí; người dẫn chương trình (nếu có). Mức chi căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt, hợp đồng, hoá đơn và các chứng từ chi tiêu hợp pháp.
– Các khoản chi khác liên quan. Mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước. Trường hợp chưa có quy định mức chi, Thủ trưởng cơ quan tổ chức cuộc thi quyết định mức chi trong phạm vi dự toán được giao.
d) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung và mức chi theo Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Dự án xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em:
a) Tuỳ theo yêu cầu, điều kiện cụ thể và khả năng của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) phê duyệt Đề án xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
b) Ngân sách Trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn vốn sự nghiệp trên cơ sở Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho 08 vùng sinh thái theo Quyết định số 267/QĐ-TTg đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Mức hỗ trợ như sau:
– Hỗ trợ tối đa 3.000 triệu đồng/Trung tâm để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng ban đầu đối với dự án xây dựng mới Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh theo Đề án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
– Hỗ trợ tối đa 1.500 triệu đồng/Trung tâm để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cần thiết phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đối với dự án mở rộng, nâng cấp trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh hiện có.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ban hành chuẩn trang thiết bị phù hợp với quy mô của Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh.
Việc quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước; quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
c) Ngân sách địa phương bảo đảm chi hoạt động thường xuyên của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, bao gồm: Hoạt động của Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh; Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh; Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện; Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện; Ban bảo vệ trẻ em cấp xã; Điểm Tư vấn ở cộng đồng, trường học; mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, bản, làng, cụm dân cư theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư này quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù cho việc tổ chức các hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em ở Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh, Văn phòng tư vấn cấp huyện, Điểm tư vấn ở cộng đồng, trường học và một số điểm bảo vệ trẻ em hợp pháp khác (sau đây gọi tắt là cơ sở) như sau:
– Chi lập hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Mức chi 30.000 đồng/hồ sơ (bao gồm cả ảnh).
– Chi hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp trong thời gian lưu trú tại cơ sở. Mức hỗ trợ 40.000 đồng/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian lưu trú tại cơ sở phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền và được áp dụng mức hỗ trợ tiền ăn bằng với mức của đối tượng được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của địa phương.
– Chi mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết cho trẻ em trong thời gian lưu trú tại cơ sở (quần áo, khăn mặt, dép nhựa, bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng…): mức chi tối đa 300.000 đồng/trẻ em.
– Chi hỗ trợ cho người trực tiếp tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mức như sau:
+ 70.000 đồng/buổi tư vấn (trường hợp tư vấn tại trung tâm, điểm tư vấn);
+ 100.000 đồng/buổi tư vấn (trường hợp tư vấn lưu động tại cộng đồng).
– Chi phí đưa trẻ em lên tuyến trên đối với trường hợp phải can thiệp, trợ giúp vượt khả năng của cộng đồng, cơ sở trợ giúp trẻ em hoặc đưa trẻ em về gia đình:
+ Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em trong thời gian trên đường. Mức 40.000 đồng/em/ngày, không quá 3 ngày.
+ Hỗ trợ tiền tàu xe cho trẻ em hoặc chi phí thuê mướn phương tiện vận chuyển. Mức chi theo giá cước phương tiện công cộng áp dụng tại địa phương hoặc hợp đồng thuê xe (nếu thuê ngoài).
+ Chi chế độ công tác phí cho cán bộ đi kèm (nếu có). Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.
– Chi hỗ trợ chi phí đi lại cho người phát hiện và đưa trẻ em cần bảo vệ khẩn cấp đến Trung tâm theo giá cước phương tiện công cộng áp dụng tại địa phương hoặc chi phí xăng xe thực tế.
– Chi hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh thông thường trong thời gian trẻ em lưu trú tại cơ sở. Mức chi theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 50.000 đồng/trẻ em.
– Chi hỗ trợ hàng tháng đối với cộng tác viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm, ấp, bản, làng và cụm dân cư. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể về số lượng cộng tác viên và mức hỗ trợ bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của ngân sách địa phương.
3. Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng.
a) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương xây dựng tiêu chí, điều kiện lựa chọn danh sách các xã, huyện tham gia thực hiện mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng; mục tiêu, và hoạt động cụ thể của từng loại mô hình.
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách các xã, huyện được lựa chọn là địa bàn thực hiện mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp để lựa chọn 948 xã thuộc 311 huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 267/QĐ – TTg.
c) Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí xây dựng mô hình trong dự toán chi của các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì thực hiện mô hình và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai mô hình tại 948 xã do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn. Kinh phí nhân rộng mô hình do ngân sách địa phương bảo đảm.
d) Tuỳ theo yêu cầu, điều kiện cụ thể và khả năng của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt từng mô hình cụ thể.
đ) Nội dung và mức chi cụ thể của các mô hình:
Căn cứ vào nội dung hoạt động của từng mô hình, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định mức chi cụ thể đối với các hoạt động của từng mô hình thực hiện tại địa phương theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn; Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung sau:
1. Kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm (loại 520, khoản 531- Chi sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em) của các cơ quan, đơn vị theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì Dự án căn cứ nội dung và tổng mức vốn thực hiện Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng tổng mức kinh phí cho từng Dự án và phân kỳ kinh phí theo từng năm, gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét và tổng hợp chung cả Chương trình gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình; lựa chọn các xã, huyện thực hiện thí điểm xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong đó quy định rõ các chỉ tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình và trách nhiệm của từng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
4. Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn thực hiện Chương trình theo Quyết định số 267/QĐ-TTg, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp dự toán của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phần kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách Trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách của các Bộ, ngành và địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện hành và quy định tại Thông tư này. Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán các nguồn kinh phí của Chương trình theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; kinh phí Chương trình được quyết toán và tổng hợp vào quyết toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định.
6. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hàng năm và năm năm gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 01 năm 2012.
2. Các đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011 để thực hiện các Dự án của Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em được áp dụng các nội dung và mức chi quy định tại Thông tư này và thực hiện quyết toán chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỨ TRƯỞNG

Doãn Mậu Diệp

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Minh

Nơi nhận:

– Ban Bí thư TW, Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;

– Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;

– Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;

– Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;

– Công báo;

– Website Chính phủ,Website BTC- Bộ LĐTBXH;

– Các đơn vị thuộc BTC, Bộ LĐTBXH;

– Lưu VT: Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015”