Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam

PHáP LệNH

NHậP CảNH, XUấT CảNH, Cư TRú, đI LạI

CủA NGườI NướC NGOàI TạI VIệT NAM

Để góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước ngoài, bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia;

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Pháp lệnh này quy định việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam và việc cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

CHươNG I. NHữNG QUY địNH CHUNG

Điều 1

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- “Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam.

2- “Người nước ngoài thường trú” là người nước ngoài cư trú không thời hạn tại Việt Nam.

3- “Người nước ngoài tạm trú” là người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam.

Điều 2

1- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam của người nước ngoài; bảo hộ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trên cơ sở pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam.

3- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

CHươNG II. NHậP CảNH, XUấT CảNH, QUá CảNH

Điều 3

1- Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp thị thực.

2- Người nước ngoài làm thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước.

Trong những trường hợp do Hội đồng bộ trưởng quy định, người nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đồng ý cho nhập cảnh, có thể được cấp thị thực tại cửa khẩu Việt Nam.

3- Người nước ngoài dưới 14 tuổi đã được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi, thì không phải làm thủ tục xin cấp thị thực.

4- Hội đồng bộ trưởng quy định thủ tục cấp thị thực và cửa khẩu được phép cấp thị thực.

Điều 4

1- Thị thực của Việt Nam gồm các loại sau đây:

a) Thị thực nhập cảnh;

b) Thị thực xuất cảnh;

c) Thị thực nhập – xuất cảnh;

d) Thị thực xuất – nhập cảnh;

e) Thị thực quá cảnh.

2- Thị thực có giá trị một lần. Hội đồng bộ trưởng có thể quy định những trường hợp thị thực nhập – xuất cảnh, thị thực xuất – nhập cảnh có giá trị nhiều lần.

3- Hội đồng bộ trưởng quy định thời hạn của từng loại thị thực; thủ tục gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực.

Điều 5

1- Thị thực nhập cảnh, thị thực nhập – xuất cảnh có thể bị huỷ bỏ, nếu người đã được cấp thị thực thuộc một trong những trường hợp nói tại Điều 6 và Điều 14 của Pháp lệnh này hoặc không có lý do xin nhập cảnh Việt Nam.

2- Thị thực xuất cảnh, thị thực xuất – nhập cảnh có thể bị huỷ bỏ, nếu người đã được cấp thị thực thuộc một trong những trường hợp nói tại Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 6

Thị thực nhập cảnh, thị thực nhập – xuất cảnh có thể không được cấp, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1- Người xin cấp thị thực cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh;

2- Người xin cấp thị thực vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;

3- Vì lý do bảo đảm trật tự an toàn xã hội và phòng, chống dịch bệnh;

4- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 7

Người nước ngoài không bị hạn chế xuất cảnh Việt Nam; chỉ có thể bị tạm hoãn cấp thị thực xuất cảnh, thị thực xuất – nhập cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;

2- Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, quyết định của cơ quan trọng tài, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có bảo lãnh, đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó;

3- Khi có lệnh bắt hoặc quyết định tạm giữ của Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 8

1- Đối với việc quá cảnh thì áp dụng các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh nói tại Chương này.

2- Người nước ngoài quá cảnh Việt Nam được miễn thị thực, nếu thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam không quá bảy mươi hai giờ và không ra khỏi khu vực dành cho người quá cảnh.

Trong trường hợp vì do khách quan cản trở hành trình đã định, thì người quá cảnh tiếp tục được miễn thị thực và lưu lại tại khu vực dành cho người quá cảnh.

Điều 9

Người nước ngoài mượn đường Việt Nam phải tuân theo quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh nói tại Chương này.

CHươNG III. Cư TRú, đI LạI

Điều 10

1- Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ khi nhập cảnh, người nước ngoài phải đăng ký cư trú tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Đăng ký cư trú bao gồm đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam.

Người được miễn thị thực quá cảnh không phải đăng ký cư trú.

2- Người nước ngoài không được đăng ký cư trú tại khu vực cấm người nước ngoài cư trú.

Người nước ngoài thường trú được đăng ký thường trú tại một nơi trên lãnh thổ Việt Nam.

Người nước ngoài tạm trú được đăng ký tạm trú tại một nơi phù hợp mục đích nhập cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 11

1- Sau khi đăng ký thường trú, người nước ngoài được cấp “Giấy chứng nhận thường trú”. “Giấy chứng nhận thường trú” bị thu hồi khi người đó đi định cư ở nước khác hoặc bị trục xuất; trong trường hợp thay đổi nơi đăng ký thường trú, nghề nghiệp hoặc những nội dung khác đã ghi trong “Giấy chứng nhận thường trú”, người nước ngoài thường trú phải đăng ký sửa đổi, bổ sung vào “Giấy chứng nhận thường trú” với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

2- Sau khi đăng ký tạm trú, người nước ngoài tạm trú được cấp chứng nhận tạm trú. Chứng nhận tạm trú có giá trị không quá một năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn mỗi lần không quá mười hai tháng phù hợp mục đích tạm trú; trong trường hợp người nước ngoài tạm trú muốn thay đổi mục đích tạm trú đã đăng ký, thì phải đăng ký sửa đổi, bổ sung với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Chứng nhận tạm trú có thể bị huỷ bỏ khi người tạm trú không còn lý do tạm trú theo mục đích tạm trú đã đăng ký hoặc khi người tạm trú thuộc một trong những trường hợp nói tại Điều 14 của Pháp lệnh này.

Trong trường hợp chứng nhận tạm trú hết giá trị mà không được gia hạn bị huỷ bỏ, thì người nước ngoài phải rời khỏi Việt Nam; nếu không tự nguyện xuất cảnh thì bị cưỡng chế xuất cảnh.

Điều 12

1- Người nước ngoài muốn vào khu vực cấm người nước ngoài cư trú, đi lại thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

2- Ngoài trường hợp nói tại khoản 1 Điều này, việc đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:

a) Người nước ngoài thường trú đi lại không phải xin phép;

b) Người nước ngoài tạm trú đi lại trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đăng ký tạm trú và các địa phương khác phù hợp với mục đích tạm trú đã đăng ký, thì không phải xin phép; trong trường hợp đến các địa phương ngoài phạm vi nói trên, thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

3- Trong khi đi lại, nếu người nước ngoài lưu lại qua đêm ở ngoài nơi đã đăng ký cư trú, thì phải khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.

Điều 13

Hội đồng bộ trưởng quy định thủ tục đăng ký cư trú; thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ “Giấy chứng nhận thường trú”; thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ chứng nhận tạm trú, giấy phép đi lại đối với người nước ngoài; quy định về khu vực cấm người nước ngoài cư trú, đi lại và về việc cư trú, đi lại của người nước ngoài mượn đường Việt Nam.

CHươNG IV. TRụC XUấT

Điều 14

Người nước ngoài có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1- Có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia;

2- Đã bị Toà án Việt Nam kết án về tội hình sự và đã chấp hành xong hình phạt hoặc không còn nghĩa vụ chấp hành hình phạt;

3- Bản thân là mối đe doạ tính mạng, sức khoẻ của những người khác tại Việt Nam.

Điều 15

1- Người nước ngoài bị trục xuất khi có “Lệnh trục xuất” của Bộ trưởng Bộ nội vụ. “Lệnh trục xuất” phải ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, quốc tịch của người bị trục xuất; lý do trục xuất; thời hạn người bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam; biện pháp dẫn giải, nếu có.

2- Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 16

Người bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam theo thời hạn ghi trong “Lệnh trục xuất”.

Trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành “Lệnh trục xuất”, thì thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trung ương hoặc Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định tạm giữ người đó để áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.

CHươNG V. QUảN Lý NHà NướC Về NHậP CảNH, XUấT CảNH, Cư TRú, đI LạI CủA NGườI NướC NGOàI TạI VIệT NAM

Điều 17

1- Quản lý Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

a) Ban hành văn bản pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, cư trú, đi lại tại Việt Nam;

b) Cấp phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam và đi lại trên lãnh thổ Việt Nam; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ các loại thị thực của Việt Nam;

c) Quản lý cư trú;

d) Xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, cư trú, đi lại, hoạt động tại Việt Nam;

e) Thống kê Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

g) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường, cư trú, đi lại của người nước ngoài.

2- Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam; quy định hệ thống cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở trung ương và địa phương bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Pháp lệnh này; ban hành quy chế phối hợp giữa Bộ nội vụ, Bộ ngoại giao và các cơ quan hữu quan khác trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, cư trú, đi lại, hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 18

1- Việc cấp phép cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; quản lý khai báo tạm trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện.

2- Việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ tại Việt Nam các loại thị thực của Việt Nam; việc cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ “Giấy chứng nhận thường trú”; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ chứng nhận tạm trú và cấp giấy phép đi lại đối với người nước ngoài không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện.

Việc cấp thị thực tại cửa khẩu Việt Nam theo quy định tại khoản 2, Điều 3 của Pháp lệnh này do chỉ huy trưởng trạm Công an cửa khẩu thực hiện.

3- Việc cấp, gia hạn hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ tại Việt Nam các loại thị thực của Việt Nam; việc đăng ký cư trú, cấp giấy phép đi lại đối với người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự do Bộ ngoại giao thực hiện.

4- Việc cấp thị thực nhập cảnh, thị thực nhập – xuất cảnh, thị thực quá cảnh Việt Nam; gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ tại nước ngoài các loại thị thực của Việt Nam do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện.

5- Việc tạm hoãn xuất cảnh, cưỡng chế xuất cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài do thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trung ương quyết định.

Thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 19

1- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước hữu quan, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam.

2- Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan Nhà nước khác, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân có trách nhiệm cộng tác, giúp đỡ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

CHươNG VI. Xử Lý VI PHạM

Điều 20

1- Tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, cư trú, đi lại, hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính.

Người gian dối, giả mạo giấy tờ để nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam; cư trú, đi lại trái phép hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam và cư trú, đi lại tại Việt Nam, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vi phạm các quy định về cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực, “Giấy chứng nhận thường trú”, chứng nhận tạm trú, giấy phép đi lại hoặc vi phạm những quy định khác của Pháp lệnh này, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

CHươNG VII. ĐIềU KHOảN CUốI CùNG

Điều 21

Hội đồng bộ trưởng quy định lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung thị thực, “Giấy chứng nhận thường trú”, chứng nhận tạm trú, giấy phép đi lại.

Điều 22

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1992.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 23

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 1992

Thuộc tính văn bản
Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Hội đồng Nhà nước Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 65-LCT/HĐNN8 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Pháp lệnh Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 21/02/1992 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

PHáP LệNH

NHậP CảNH, XUấT CảNH, Cư TRú, đI LạI

CủA NGườI NướC NGOàI TạI VIệT NAM

Để góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước ngoài, bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia;

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Pháp lệnh này quy định việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam và việc cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

CHươNG I. NHữNG QUY địNH CHUNG

Điều 1

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- “Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam.

2- “Người nước ngoài thường trú” là người nước ngoài cư trú không thời hạn tại Việt Nam.

3- “Người nước ngoài tạm trú” là người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam.

Điều 2

1- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam của người nước ngoài; bảo hộ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trên cơ sở pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam.

3- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

CHươNG II. NHậP CảNH, XUấT CảNH, QUá CảNH

Điều 3

1- Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp thị thực.

2- Người nước ngoài làm thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước.

Trong những trường hợp do Hội đồng bộ trưởng quy định, người nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đồng ý cho nhập cảnh, có thể được cấp thị thực tại cửa khẩu Việt Nam.

3- Người nước ngoài dưới 14 tuổi đã được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi, thì không phải làm thủ tục xin cấp thị thực.

4- Hội đồng bộ trưởng quy định thủ tục cấp thị thực và cửa khẩu được phép cấp thị thực.

Điều 4

1- Thị thực của Việt Nam gồm các loại sau đây:

a) Thị thực nhập cảnh;

b) Thị thực xuất cảnh;

c) Thị thực nhập – xuất cảnh;

d) Thị thực xuất – nhập cảnh;

e) Thị thực quá cảnh.

2- Thị thực có giá trị một lần. Hội đồng bộ trưởng có thể quy định những trường hợp thị thực nhập – xuất cảnh, thị thực xuất – nhập cảnh có giá trị nhiều lần.

3- Hội đồng bộ trưởng quy định thời hạn của từng loại thị thực; thủ tục gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực.

Điều 5

1- Thị thực nhập cảnh, thị thực nhập – xuất cảnh có thể bị huỷ bỏ, nếu người đã được cấp thị thực thuộc một trong những trường hợp nói tại Điều 6 và Điều 14 của Pháp lệnh này hoặc không có lý do xin nhập cảnh Việt Nam.

2- Thị thực xuất cảnh, thị thực xuất – nhập cảnh có thể bị huỷ bỏ, nếu người đã được cấp thị thực thuộc một trong những trường hợp nói tại Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 6

Thị thực nhập cảnh, thị thực nhập – xuất cảnh có thể không được cấp, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1- Người xin cấp thị thực cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh;

2- Người xin cấp thị thực vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;

3- Vì lý do bảo đảm trật tự an toàn xã hội và phòng, chống dịch bệnh;

4- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 7

Người nước ngoài không bị hạn chế xuất cảnh Việt Nam; chỉ có thể bị tạm hoãn cấp thị thực xuất cảnh, thị thực xuất – nhập cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;

2- Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, quyết định của cơ quan trọng tài, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có bảo lãnh, đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó;

3- Khi có lệnh bắt hoặc quyết định tạm giữ của Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 8

1- Đối với việc quá cảnh thì áp dụng các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh nói tại Chương này.

2- Người nước ngoài quá cảnh Việt Nam được miễn thị thực, nếu thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam không quá bảy mươi hai giờ và không ra khỏi khu vực dành cho người quá cảnh.

Trong trường hợp vì do khách quan cản trở hành trình đã định, thì người quá cảnh tiếp tục được miễn thị thực và lưu lại tại khu vực dành cho người quá cảnh.

Điều 9

Người nước ngoài mượn đường Việt Nam phải tuân theo quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh nói tại Chương này.

CHươNG III. Cư TRú, đI LạI

Điều 10

1- Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ khi nhập cảnh, người nước ngoài phải đăng ký cư trú tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Đăng ký cư trú bao gồm đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam.

Người được miễn thị thực quá cảnh không phải đăng ký cư trú.

2- Người nước ngoài không được đăng ký cư trú tại khu vực cấm người nước ngoài cư trú.

Người nước ngoài thường trú được đăng ký thường trú tại một nơi trên lãnh thổ Việt Nam.

Người nước ngoài tạm trú được đăng ký tạm trú tại một nơi phù hợp mục đích nhập cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 11

1- Sau khi đăng ký thường trú, người nước ngoài được cấp “Giấy chứng nhận thường trú”. “Giấy chứng nhận thường trú” bị thu hồi khi người đó đi định cư ở nước khác hoặc bị trục xuất; trong trường hợp thay đổi nơi đăng ký thường trú, nghề nghiệp hoặc những nội dung khác đã ghi trong “Giấy chứng nhận thường trú”, người nước ngoài thường trú phải đăng ký sửa đổi, bổ sung vào “Giấy chứng nhận thường trú” với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

2- Sau khi đăng ký tạm trú, người nước ngoài tạm trú được cấp chứng nhận tạm trú. Chứng nhận tạm trú có giá trị không quá một năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn mỗi lần không quá mười hai tháng phù hợp mục đích tạm trú; trong trường hợp người nước ngoài tạm trú muốn thay đổi mục đích tạm trú đã đăng ký, thì phải đăng ký sửa đổi, bổ sung với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Chứng nhận tạm trú có thể bị huỷ bỏ khi người tạm trú không còn lý do tạm trú theo mục đích tạm trú đã đăng ký hoặc khi người tạm trú thuộc một trong những trường hợp nói tại Điều 14 của Pháp lệnh này.

Trong trường hợp chứng nhận tạm trú hết giá trị mà không được gia hạn bị huỷ bỏ, thì người nước ngoài phải rời khỏi Việt Nam; nếu không tự nguyện xuất cảnh thì bị cưỡng chế xuất cảnh.

Điều 12

1- Người nước ngoài muốn vào khu vực cấm người nước ngoài cư trú, đi lại thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

2- Ngoài trường hợp nói tại khoản 1 Điều này, việc đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:

a) Người nước ngoài thường trú đi lại không phải xin phép;

b) Người nước ngoài tạm trú đi lại trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đăng ký tạm trú và các địa phương khác phù hợp với mục đích tạm trú đã đăng ký, thì không phải xin phép; trong trường hợp đến các địa phương ngoài phạm vi nói trên, thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

3- Trong khi đi lại, nếu người nước ngoài lưu lại qua đêm ở ngoài nơi đã đăng ký cư trú, thì phải khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.

Điều 13

Hội đồng bộ trưởng quy định thủ tục đăng ký cư trú; thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ “Giấy chứng nhận thường trú”; thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ chứng nhận tạm trú, giấy phép đi lại đối với người nước ngoài; quy định về khu vực cấm người nước ngoài cư trú, đi lại và về việc cư trú, đi lại của người nước ngoài mượn đường Việt Nam.

CHươNG IV. TRụC XUấT

Điều 14

Người nước ngoài có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1- Có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia;

2- Đã bị Toà án Việt Nam kết án về tội hình sự và đã chấp hành xong hình phạt hoặc không còn nghĩa vụ chấp hành hình phạt;

3- Bản thân là mối đe doạ tính mạng, sức khoẻ của những người khác tại Việt Nam.

Điều 15

1- Người nước ngoài bị trục xuất khi có “Lệnh trục xuất” của Bộ trưởng Bộ nội vụ. “Lệnh trục xuất” phải ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, quốc tịch của người bị trục xuất; lý do trục xuất; thời hạn người bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam; biện pháp dẫn giải, nếu có.

2- Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 16

Người bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam theo thời hạn ghi trong “Lệnh trục xuất”.

Trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành “Lệnh trục xuất”, thì thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trung ương hoặc Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định tạm giữ người đó để áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.

CHươNG V. QUảN Lý NHà NướC Về NHậP CảNH, XUấT CảNH, Cư TRú, đI LạI CủA NGườI NướC NGOàI TạI VIệT NAM

Điều 17

1- Quản lý Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

a) Ban hành văn bản pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, cư trú, đi lại tại Việt Nam;

b) Cấp phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam và đi lại trên lãnh thổ Việt Nam; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ các loại thị thực của Việt Nam;

c) Quản lý cư trú;

d) Xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, cư trú, đi lại, hoạt động tại Việt Nam;

e) Thống kê Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

g) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường, cư trú, đi lại của người nước ngoài.

2- Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam; quy định hệ thống cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở trung ương và địa phương bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Pháp lệnh này; ban hành quy chế phối hợp giữa Bộ nội vụ, Bộ ngoại giao và các cơ quan hữu quan khác trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, cư trú, đi lại, hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 18

1- Việc cấp phép cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; quản lý khai báo tạm trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện.

2- Việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ tại Việt Nam các loại thị thực của Việt Nam; việc cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ “Giấy chứng nhận thường trú”; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ chứng nhận tạm trú và cấp giấy phép đi lại đối với người nước ngoài không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện.

Việc cấp thị thực tại cửa khẩu Việt Nam theo quy định tại khoản 2, Điều 3 của Pháp lệnh này do chỉ huy trưởng trạm Công an cửa khẩu thực hiện.

3- Việc cấp, gia hạn hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ tại Việt Nam các loại thị thực của Việt Nam; việc đăng ký cư trú, cấp giấy phép đi lại đối với người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự do Bộ ngoại giao thực hiện.

4- Việc cấp thị thực nhập cảnh, thị thực nhập – xuất cảnh, thị thực quá cảnh Việt Nam; gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ tại nước ngoài các loại thị thực của Việt Nam do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện.

5- Việc tạm hoãn xuất cảnh, cưỡng chế xuất cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài do thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trung ương quyết định.

Thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 19

1- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước hữu quan, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam.

2- Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan Nhà nước khác, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân có trách nhiệm cộng tác, giúp đỡ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

CHươNG VI. Xử Lý VI PHạM

Điều 20

1- Tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, cư trú, đi lại, hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính.

Người gian dối, giả mạo giấy tờ để nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam; cư trú, đi lại trái phép hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam và cư trú, đi lại tại Việt Nam, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vi phạm các quy định về cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực, “Giấy chứng nhận thường trú”, chứng nhận tạm trú, giấy phép đi lại hoặc vi phạm những quy định khác của Pháp lệnh này, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

CHươNG VII. ĐIềU KHOảN CUốI CùNG

Điều 21

Hội đồng bộ trưởng quy định lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung thị thực, “Giấy chứng nhận thường trú”, chứng nhận tạm trú, giấy phép đi lại.

Điều 22

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1992.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 23

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 1992

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam”