BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——- Số: 3195/QĐ-BNN-TCTS
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2015
|
———————————–
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 3/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng mặt nước, nguồn nước lạnh để phát triển cá nước lạnh tạo sản phẩm có giá trị cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Ưu tiên phát triển sản xuất các loài cá nước lạnh đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công và sản xuất có hiệu quả, từng bước đa dạng hóa các đối tượng nuôi bằng cách du nhập các giống mới từ các nước theo đúng quy định trình tự của pháp luật.
3. Phát triển cá nước lạnh theo hướng công nghiệp dựa trên việc kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ưu tiên đầu tư sản xuất ở những nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng thuận lợi, từng bước mở rộng sản xuất ở các vùng có tiềm năng về nguồn nước lạnh khi có đủ điều kiện.
4. Áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đa dạng hóa mô hình sản xuất, trong đó doanh nghiệp làm nòng cốt, khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hộ dân.
1. Mục tiêu chung
Phát triển sản xuất cá nước lạnh tạo sản phẩm hàng hóa với chất lượng và giá cả cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Sản xuất đủ con giống, thức ăn từ trong nước đảm bảo chất lượng cung cấp cho nuôi thương phẩm để giảm giá thành sản xuất. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho đồng bào vùng sâu vùng xa, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên của tổ quốc.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020
– Diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh đạt 700 ha và 900.000 m3 nuôi trong bể ở 4 vùng Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên; trong đó 40-50% diện tích nuôi theo hướng thâm canh.
– Sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cạnh tranh (sẽ điều chỉnh sản xuất phù hợp theo nhu cầu của thị trường).
– Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 3-5 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 10 triệu USD.
– Sản xuất được 50-60% nhu cầu con giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.
– 100% con giống đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng.
– 60-70% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước.
– 100% các loài cá nước lạnh đưa vào sản xuất và thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y phục vụ nuôi cá nước lạnh được đưa vào danh mục cho phép sản xuất, nhập khẩu theo đúng quy định.
3. Tầm nhìn 2030
– Sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm cá nước lạnh được xuất khẩu.
– Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 15-20 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 40-45 triệu USD.
– Sản xuất được 100% nhu cầu giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.
– 100% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước.
1. Quy hoạch đối tượng cá nước lạnh
– Cá tầm gồm các loài sau: Cá tầm Siberi (Acipencer baerii), cá tầm Nga (Acipencer gueldenstaedtii), cá tầm sao (Acipencer stellatus), cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis), cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm lai (lai giữa 2 loài A.ruthenns x Huso huso) và một số loài cá tầm lai khác.
– Cá hồi gồm các loài: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi trắng (Coregonus migratorius) và một số loài cá hồi khác.
2. Quy hoạch diện tích theo vùng
Quy hoạch phát triển sản xuất cá nước lạnh theo 4 vùng như sau:
– Vùng Đông Bắc bộ: Bao gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sử dụng nguồn nước lạnh từ hệ thống sông suối để nuôi cá là 35.000m3 và nuôi trên hồ chứa là 6ha.
– Vùng Tây Bắc bộ: Bao gồm các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Diện tích nuôi cá nước lạnh là 184 ha và 205.000 m3 nuôi trong bể.
– Vùng Duyên hải miền Trung: Bao gồm các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa và Bình Thuận. Diện tích nuôi cá tầm là 100 ha trên hệ thống hồ chứa trong vùng.
– Vùng Tây Nguyên: Bao gồm các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Diện tích nuôi cá nước lạnh là 410ha và 660m3 nuôi trong bể.
(Chi tiết phụ lục kèm theo)
3. Quy hoạch phát triển sản xuất giống
Đến năm 2020 nhu cầu con giống phục vụ sản xuất là 6,0 triệu con. Trong đó: cá tầm 4,0 triệu con và cá hồi 2,0 triệu con.
– Đối với giống cá Tầm: Sản xuất ở Vĩnh Phúc, Lâm Đồng và Lào Cai và một số địa phương khác đáp ứng đủ điều kiện.
– Đối với giống cá Hồi: Sản xuất ở Lâm Đồng và Lào Cai.
– Sản xuất giống từ trứng cá thụ tinh: Các cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN và TCVN đối với cơ sở sản xuất giống từ trứng cá thụ tinh.
4. Quy hoạch chế biến tiêu thụ cá nước lạnh
Ưu tiên xây dựng nhà máy chế biến ở những vùng sản xuất cá nước lạnh tập trung, đặc biệt khuyến khích các nhà máy chế biến áp dụng công nghệ cao để đa dạng hóa sản phẩm, tạo sản phẩm giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường.
1. Hoàn chỉnh thể chế
– Tiếp tục đưa một số loài cá nước lạnh đã nghiên cứu, khảo nghiệm và sản xuất thử thành công vào danh mục được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
– Các loại vật tư như giống, thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y phục vụ sản xuất cá nước lạnh trước khi đưa vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
– Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến sản xuất giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh.
2. Tổ chức và quản lý sản xuất
– Đa dạng hóa các hình thức tổ chức quản lý và sản xuất cá nước lạnh. Khuyến khích hình thành các mô hình liên kết dọc (liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm) và liên kết ngang (Hợp tác xã, hội nghề nghiệp,…) để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào sản xuất cá nước lạnh.
– Hình thành hệ thống phân phối, kênh tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh theo thị trường tiêu thụ và các vùng nuôi tập trung nhằm làm giảm chi phí trung gian (vận chuyển, bảo quản,…) và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình hợp tác sản xuất phù hợp, Trong đó, doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và năng lực sản xuất cá nước lạnh sẽ làm nòng cốt để thu hút, lôi kéo các hộ dân trong vùng cùng tham gia vào sản xuất.
3. Thị trường và xúc tiến thương mại
– Đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thị trường và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cá nước lạnh để chủ động trong sản xuất. Đa dạng hóa các sản phẩm cá nước lạnh (cá thịt, cá trứng, trứng cá, sản phẩm phụ,,..) để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
– Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm cá nước lạnh ở các thị trường tiêu thụ trọng điểm thông qua các hoạt động triển lãm, hội chợ, tuyên truyền và quảng cáo.
– Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất cá nước lạnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác các sản phẩm cá nước lạnh Việt Nam, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng.
– Tổ chức tốt công tác thông tin về thị trường tiêu thụ, biến động giá cả đến các cơ sở sản xuất cá nước lạnh để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế.
4. Về khoa học công nghệ, khuyến ngư và môi trường
– Tiến hành vừa nhập, vừa nghiên cứu trong nước để từng bước làm chủ công nghệ mới trong nuôi, sản xuất giống, thức ăn và phòng trị dịch bệnh; nhập và từng bước làm chủ công nghệ sản xuất trứng cá tầm, cá hồi và công nghệ chế biến các sản phẩm thứ cấp từ cá nước lạnh.
– Áp dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất.
– Chủ động chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, các biện pháp phòng trị dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở nuôi và sản xuất giống cá nước lạnh.
– Khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường. Các cơ sở sản xuất cá nước lạnh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các quy định bảo vệ môi trường hiện hành.
5. Về đầu tư và tín dụng
– Áp dụng khoản 3, điều 3, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ để thúc đẩy phát triển cá nước lạnh,
– Ngân sách nhà nước cùng các nguồn vốn khác đầu tư nghiên cứu chọn tạo, sản xuất thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống; nhập nội nguồn gien, nghiên cứu quy trình sản xuất, bảo quản giống; nghiên cứu sản xuất thức ăn, thuốc và hóa chất phục vụ nuôi cá nước lạnh; chế biến sản phẩm chính và các sản phẩm thứ cấp từ cá nước lạnh.
– Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu đầu tư dự án sản xuất, chế biến cá nước lạnh được vay vốn tín dụng đầu tư, xuất khẩu theo quy định của Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ.
– Các tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng để sản xuất, kinh doanh cá nước lạnh theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2010 của Chính phủ.
– Các doanh nghiệp đầu tư nuôi và chế biến cá nước lạnh được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
– Danh mục các đề tài, dự án, đề án ưu tiên đầu tư:
+ Nhóm dự án sản xuất giống chất lượng cao và quy trình kỹ thuật nuôi cá nước lạnh tiên tiến; công nghệ nuôi cá lấy trứng (caviar).
+ Nhóm đề tài nghiên cứu về dinh dưỡng, thuốc thú y phòng trị dịch bệnh, cải tạo và bảo vệ môi trường nuôi cá nước lạnh.
+ Chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cá nước lạnh Việt Nam.
+ Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển cá nước lạnh.
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
– Tăng cường và mở rộng hợp tác song phương, đa phương với các nước có kinh nghiệm về phát triển cá nước lạnh,
– Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến cá nước lạnh.
– Tăng cường về hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực: sinh sản nhân tạo, di truyền, chọn giống, lai tạo giống, phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường, công nghệ nuôi thương phẩm, đặc biệt là công nghệ sản xuất trứng (caviar) cá nước lạnh.
– Tranh thủ nguồn tài trợ nước ngoài và tổ chức quốc tế; tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho đầu tư xây dựng phát triển sản xuất cá nước lạnh.
1. Tổng cục Thủy sản
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để hướng dẫn thực hiện Quy hoạch, Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ. Đề xuất điều chỉnh bổ sung quy hoạch phù hợp thực tiễn sản xuất.
– Tham mưu xây dựng điều kiện quản lý thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, hướng dẫn địa phương kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống và chất lượng giống cá nước lạnh.
– Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển sản xuất cá nước lạnh.
– Hướng dẫn các địa phương rà soát Quy hoạch phát triển cá nước lạnh, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng của Quy hoạch này, phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản.
– Xúc tiến thành lập Hiệp hội cá nước lạnh Việt Nam để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất cá nước lạnh trên phạm vi cả nước.
2. Các đơn vị thuộc Bộ
– Cục Thú y: Tham mưu xây dựng quy định điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, phòng chống bệnh dịch, quản lý thuốc, kiểm dịch giống cho các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi và chế biến cá nước lạnh.
– Vụ Hợp tác quốc tế: Tăng cường quan hệ với các nước, các tổ chức có kinh nghiệm về phát triển cá nước lạnh để trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
– Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường: Đề xuất, bố trí kinh phí cho các đề tài, dự án, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và quản lý,
– Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính: Tổng hợp các dự án đầu tư thuộc ngân sách Trung ương, phối hợp với các Bộ ngành liên quan để bố trí vốn triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Rà soát, bổ sung quy hoạch đã có; cơ cấu, tổ chức lại sản xuất theo hướng phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết, các chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển cá nước lạnh trong phạm vi của địa phương phù hợp với Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định này.
– Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình, dự án đầu tư cụ thể và triển khai thực hiện; chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phổ biến nhân rộng.
– Tổ chứckiểm tra, giám sát việc thực hiện trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch được triển khai đúng mục tiêu, định hướng và quản lý chặt chẽ; đồng thời kịp thời báo cáo đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp thực tiễn sản xuất.
Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như điều 3; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ liên quan; – Bộ trưởng và các Thứ trưởng; – UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP liên quan; – Hội nghề cá, VASEP; – Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT; – Lưu: VT, TCTS. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Vũ Văn Tám |
PHỤ LỤC
QUY HOẠCH DIỆN TÍCH NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3195/QĐ-BNN-TCTS, ngày 11/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3195/QĐ-BNN-TCTS, ngày 11/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Vùng
|
Tỉnh
|
Huyện/Hồ chứa
|
Diện tích tiềm năng
|
Diện tích QH đến 2020
|
|||
Sông suối (m3 )
|
Hồ chứa (ha)
|
Hồ chứa (ha)
|
Sông suối (m3 )
|
||||
Cá Tầm
|
Cá Tầm
|
Cá Hồi
|
|||||
Đông Bắc bộ
|
|
60.000
|
30
|
6
|
30.000
|
5.000
|
|
1
|
Bắc Kạn
|
Pắc Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn, Ngân Sơn và Na Rì.
|
25.000
|
10.000
|
1
|
||
2
|
Lạng Sơn
|
Bình Gia, Đình Lập và Mẫu Sơn
|
5.000
|
3.000
|
|||
3
|
Hà Giang
|
Vị Xuyên, Xín Mần, Hoàng Su Phì và Quản Bạ
|
20.000
|
10.000
|
3.000
|
||
4
|
Cao Bằng
|
Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Trùng Khánh và Hà Quảng
|
10.000
|
7.000
|
2.000
|
||
5
|
Tuyên Quang
|
Na Hang, Lâm Bình và Hàm Yên
|
10
|
2
|
|||
6
|
Thái Nguyên
|
Đại Từ, Võ Nhai, TX. Sông Công, Phú Bình, Đồng Hỷ, Định Hóa, Tp. Thái Nguyên
|
10
|
2
|
|||
7
|
Bắc Giang
|
Hồ Đá Ong, Hồ Cầu Rễ, Hồ Cấm Sơn, Hồ Đồng Mun, Hồ Khuôn Thần
|
10
|
2
|
|||
Tây Bắc bộ
|
|
340.000
|
710
|
184
|
|
205.000
|
|
8
|
Sơn La
|
Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Sông Mã, Sốp Cộp, Bắc Yên, Phú Yên, Thuận Châu và Mộc Châu
|
150
|
80
|
|||
9
|
Điện Biên
|
Điện Biên, Điện Biên Đông , Tuần Giáo, Mường Chà, Thị xã Mường Lay và Tủa Chùa
|
35.000
|
50
|
20
|
15.000
|
|
10
|
Lai Châu
|
Tam Đường, Tân Uyên Phong Thổ, Mường Tè và Sìn hồ.
|
80.000
|
100
|
35
|
50.000
|
|
11
|
Yên Bái
|
Mù Căng Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu và Thác Bà
|
25.000
|
100
|
14
|
10.000
|
|
12
|
Lào Cai
|
Sa Pa, Văn Bàn, Bát Xát, Bắc Hà và Bảo Yên
|
200.000
|
100
|
20
|
130.000
|
|
13
|
Vĩnh Phúc
|
Quanh dãy núi Tam Đảo, Hồ Làng Hạ, Hồ Xạ Hương. Hồ Tích Quang và Sông Lô.
|
10
|
5
|
|||
14
|
Hòa Bình
|
Hồ Hòa Bình (X. Toàn Sơn). Placemark (X. Đồng Ruộng) và huyện Đà Bắc
|
200
|
10
|
|||
Duyên hải Trung bộ
|
240
|
100
|
|||||
15
|
Nghệ An
|
Kỳ Sơn và Tương Dương
|
30
|
10
|
|||
16
|
Quảng Nam
|
Tây Giang, Đông Giang và Trà My
|
30
|
10
|
|||
17
|
Bình Định
|
Hồ thủy điện Vĩnh Sơn
|
30
|
10
|
|||
18
|
Khánh Hòa
|
Thượng nguồn của Sông Giang xã Khánh Trung huyện Khánh Vinh
|
20
|
10
|
|||
19
|
Bình Thuận
|
Hồ Đa Mi
|
130
|
60
|
|||
Tây Nguyên
|
|
|
1.100.000
|
1,020
|
4.10
|
200.000
|
460.000
|
20
|
Đắc Lắk
|
Krông Bông. M’Đrak, Tuy Đức, Thị xã Gia Nghĩa, Đăk Mil, Krông Nô, Ea Súp, Buôn Đôn,
|
150
|
10
|
|||
21
|
Gia Lai
|
K’Bang, Đăk Đoa và Mang Yang
|
120
|
20
|
|||
22
|
Kon Tum
|
Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Rẫy.
|
350.000
|
300
|
160
|
180.000
|
|
23
|
Đắc Nông
|
Đăk Glong, Đăk Song, Đăk Min và K.Rông Nô
|
150
|
70
|
|||
24
|
Lâm Đồng
|
Lạc Dương, Đamrông, thành phố Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng và Thị xã Bảo Lộc
|
750.000
|
300
|
150
|
200.000
|
280.000
|
Tổng cộng
|
1.500.000
|
2.000
|
700
|
230.000
|
670.000
|
Reviews
There are no reviews yet.