TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN ISO/IEC TS 17021-5:2015
ISO/IEC TS 17021-5:2014
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP – YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ – PHẦN 5: YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
Conformity assessment – Requirements for bodies providing audit and certification of management systems – Part 5: Competence requirements for auditing and certification of assetmanagement systems
Lời nói đầu
TCVN ISO/IEC TS 17021-5:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC TS 17021-5:2014.
TCVN ISO/IEC TS 17021-5:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17021 (ISO/IEC 17021) với tên chung Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý, gồm các phần sau:
– TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), Phần 1: Các yêu cầu
– TCVN ISO/IEC TS 17021-2:2013 (ISO/IEC TS 17021-2:2012), Phần 2: Yêu cầu về năng lực đánhgiá và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường
– TCVN ISO/IEC TS 17021-3:2015 (ISO/IEC TS 17021-3:2013), Phần 3: Yêu cầu về năng lực đánhgiá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
– TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2013), Phần 4: Yêu cầu về năng lực đánhgiá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững
– TCVN ISO/IEC TS 17021-5:2015 (ISO/IEC TS 17021-5:2014), Phần 5: Yêu cầu về năng lực đánhgiá và chứng nhận hệ thống quản lý tài sản
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 17021 với tên chung Conformity assessment – Requirements for bodies providing audit and certification of management systems, còn các phần sau:
– ISO/IEC TS 17021-6:2014, Part 6: Competence requirements for auditing and certification of business continuity management systems
– ISO/IEC TS 17021-7:2014, Part 7: Competence requirements for auditing and certification of road traffic safety management systems
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này bổ sung cho TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Cụ thể, tiêu chuẩn này làm rõ các yêu cầu về năng lực của nhân sự tham gia vào quá trình chứng nhận quy định trong Phụ lục A, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015.
Các nguyên tắc hướng dẫn trong điều 4, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 là cơ sở cho các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm với các bên quan tâm, bao gồm khách hàng của họ và khách hàng của các tổ chức có hệ thống quản lý được chứng nhận, để đảm bảo rằng chỉ những chuyên gia đánh giá chứng tỏ có năng lực thích hợp mới được phép tiến hành các cuộc đánh giá hệ thống quản lý tài sản.
Mục đích là tất cả các chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý tài sản đều có năng lực chung được quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, cũng như năng lực cụ thể liên quan đến hệ thống quản lý tài sản được quy định trong tiêu chuẩn này.
Tổ chức chứng nhận sẽ cần phân biệt năng lực cụ thể của đoàn đánh giá cần thiết đối với phạm vi của từng cuộc đánh giá hệ thống quản lý tài sản. Việc lựa chọn đoàn đánh giá hệ thống quản lý tài sản sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm sản phẩm, dịch vụ và các loại tài sản của khách hàng. Đánh giá nhiều địa điểm phức tạp hoặc đánh giá các tổ chức lớn hơn sẽ đòi hỏi nguồn lực có đủ năng lực để đảm bảo tính nhất quán và khả năng điều tiết kết quả đánh giá.
Các yêu cầu về năng lực đối với người thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận và các nhân sự khác tham gia hoạt động chứng nhận cũng được quy định.
Trong tiêu chuẩn này từ:
– “phải” chỉ một yêu cầu;
– “cần/nên” chỉ một khuyến nghị;
– “được phép’’ chỉ sự cho phép;
– “có thể” chỉ một khả năng hoặc năng lực.
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP – YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ – PHẦN 5: YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
Conformity assessment – Requirements for bodies providing audit and certification of management systems – Part 5: Competence requirements for auditing and certification of assetmanagement systems
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu hiện tại của tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực đối với nhân sự tham gia vào quá trình chứng nhận hệ thống quản lý tài sản.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN ISO/IEC 17000, Đánh giá sự phù hợp-Từ vựng và nguyên tắc chung
TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý – Phần 1: Các yêu cầu
ISO 55000, Asset management – Overview, principles and terminology (Quản lý tài sản – Tổng quan, nguyên tắc và thuật ngữ)
ISO 55001, Asset management – Management systems – Requirements (Quản lý tài sản – Hệ thống quản lý – Các yêu cầu)
TCVN ISO 55002, Asset management – Management systems – Guidelines for the apptication of ISO 55001 (Quản lý tài sản – Hệ thống quản lý – Hướng dẫn áp dụng ISO 55001)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 55000, TCVN ISO/IEC 17000 và TCVN ISO/IEC 17021-1:2015.
4 Yêu cầu chung về năng lực
Nhân sự tham gia vào các hoạt động chứng nhận quản lý tài sản phải có các năng lực chung được quy định trong ISO/IEC 17021-1:2015 và các kiến thức về quản lý tài sản quy định tại Điều 5 và Điều 6.
CHÚ THÍCH 1: Từng chuyên gia đánh giá trong đoàn đánh giá không nhất thiết phải có năng lực như nhau, tuy nhiên, năng lực tổng thể của đoàn đánh giá cần đủ để đạt được các mục tiêu đánh giá.
CHÚ THÍCH 2: Khái niệm kiến thức (tức là khái niệm liên quan đến các kiến thức cần thiết cho các nguyên tắc quản lý tài sản) được nêu trong ISO 55000. Các khái niệm liên quan đến kiến thức cần thiết về các yêu cầu hệ thống quản lý tài sản được nêu trong ISO 55001. Các khái niệm liên quan đến kiến thức cần thiết cho việc áp dụng ISO 55001 được nêu trong ISO 55002.
5 Yêu cầu về năng lực đối với đoàn đánh giá hệ thống quản lý tài sản và người thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận
5.1 Các thuật ngữ, định nghĩa và nguyên tắc quản lý tài sản
Đoàn đánh giá và người thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức và hiểu biết về:
– thuật ngữ, định nghĩa và nguyên tắc quản lý tài sản được nêu trong ISO 55000 và ứng dụng củachúng;
– sự tương tác giữa việc ra quyết định liên quan đến tài chính và phi tài chính (bao gồm cả kỹ thuật);
– áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính có liên quan đến quản lý tài sản.
5.2 Thực tiễn, hoạt động và phương pháp quản lý tài sản
Đoàn đánh giá và người thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức và hiểu biết về thực tiễn, hoạt động và phương pháp quản lý tài sản có liên quan và ứng dụng của chúng.
CHÚ THÍCH: Thực tiễn, hoạt động và các phương pháp quản lý tài sản thường liên quan đến sự cân bằng giữa các khía cạnh kỹ thuật, phi tài chính và tài chính và có thể bao gồm:
a) thực tiễn về việc đăng ký tài sản;
b) quá trình ra quyết định và lập thứ tự ưu tiên;
c) các công cụ và phương pháp liên quan đến quản lý tài sản;
d) phương pháp tiếp cận chi phí vòng đời (LCC);
e) phương pháp tiếp cận quản lý rủi ro;
f) lập kế hoạch và triển khai thực hiện vốn, hoạt động và duy trì;
g) kỹ thuật lấy mẫu thống kê.
5.3 Tiêu chuẩn và tài liệu quy định về hệ thống quản lý tài sản
Đoàn đánh giá và người xem xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức vàhiểu biết về:
a) tiêu chuẩn và tài liệu quy định khác về hệ thống quản lý tài sản có liên quan (ISO 55000, ISO 55001) được sử dụng trong quá trình chứng nhận và các tình huống đánh giá khác nhau;
b) việc áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý tài sản có liên quan, bao gồm cả ISO 55002;
c) sự tương tác giữa các yếu tố của tiêu chuẩn hệ thống quản lý tài sản và tài liệu liên quan khác
5.4 Thực tiễn quản lý kinh doanh
Khi thích hợp, đoàn đánh giá và người xem xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức và hiểu biết về:
a) phương pháp tiếp cận để xác định giá trị tài sản cho tổ chức;
b) thuê ngoài.
5.5 Lĩnh vực hoạt động của khách hàng
Đoàn đánh giá và người thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức, hiểu biết và ứng dụng thích hợp về thuật ngữ, quá trình, công nghệ và các loại tài sản cụ thể đối với lĩnh vực của khách hàng
5.6 Sản phẩm, dịch vụ, quá trình và tổ chức của khách hàng
Khi thích hợp, đoàn đánh giá và người thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề sau của khách hàng:
a) yêu cầu pháp lý, luật định và chế định;
b) yêu cầu chính theo hợp đồng hoặc yêu cầu khác của bên liên quan;
c) các hoạt động quản lý tài sản và mối quan hệ giữa chúng với các hoạt động khác của tổ chức;
d) kết quả thực hiện theo dõi và đo lường.
CHÚ THÍCH: Kiến thức cụ thể về các yêu cầu nêu trên dự kiến sẽ thu được trong giai đoạn 1 của cuộc đánh giá.
6 Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự khác
Nhân sự khác phải có kiến thức và hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ và các loại tài sản cụ thể theo lĩnh vực của khách hàng.
CHÚ THÍCH: Nhân sự khác là những người tiến hành việc xem xét đăng ký để xác định năng lực cần thiết của đoàn đánh giá, lựa chọn các thành viên đoàn đánh giá và xác định thời gian đánh giá.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN ISO 31000, Quản lý rủi ro – Các nguyên tắc và hướng dẫn
[2] ISO 37500, Guidance on outsourcing (Hướng dẫn về thuê ngoài)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung về năng lực
5 Yêu cầu về năng lực đối với đoàn đánh giá hệ thống quản lý tài sản và người thẩm xét báo cáođánh giá và ra quyết định chứng nhận
5.1 Các thuật ngữ, định nghĩa và nguyên tắc quản lý tài sản
5.2 Thực tiễn, hoạt động và phương pháp quản lý tài sản
5.3 Tiêu chuẩn và tài liệu quy định về hệ thống quản lý tài sản
5.4 Thực tiễn quản lý kinh doanh
5.5 Lĩnh vực hoạt động của khách hàng
5.6 Sản phẩm, dịch vụ, quá trình và tổ chức của khách hàng
6 Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự khác
Thư mục tài liệu tham khảo
|
Reviews
There are no reviews yet.