Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 159/QĐ-BYT 2016 hướng dẫn đào tạo điều trị nghiện thuốc phiện bằng methadone

BỘ Y TẾ
———-

Số: 159/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO VỀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE”

———————

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định s63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Luật “Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”;

Căn cứ Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

Căn cứ Quyết định số 2187/QĐ-TTg ngày 05/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mi công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn đào tạo về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone”.

Điều 2. Hướng dẫn này được áp dụng tại các cơ sở triển khai đào tạo về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, các ông (bà) Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện/viện Trung ương và các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ đào tạo hoặc được Bộ Y tế/Sở Y tế giao đào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như điều 4;
– Bộ trưởng (đ
báo cáo);
– Các Thứ trư
ng (để biết);
– Cổng Thông tin điện tử BYT;
Website Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
– Lưu: VT, A
IDS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

HƯỚNG DẪN

ĐÀO TẠO VỀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 159/QĐ-BYT ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Cung cấp kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone cho bác sỹ, dược sỹ, tư vấn viên để triển khai công tác điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone theo quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các CDTP bng thuc thay thế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2015/TT-BYT).

2. Mục tiêu cthể

a) Cung cấp kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại; kiến thức cơ bản về nghiện, cơ chế gây nghiện các CDTP và các biện pháp điều trị nghiện các CDTP phổ biến hiện nay;

b) Cung cấp kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone;

c) Cung cấp kiến thức cơ bản về dược lý lâm sàng của thuốc methadone và các quy định về quản lý thuốc methadone;

d) Cung cấp kiến thức cơ bản về tư vấn trong điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone;

đ) Nắm vững các quy định về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone;

e) Thực hành được chẩn đoán và điều trị nghiện các CDTP bng thuốc methadone, quản lý thuốc methadone và tư vấn trong điều trị.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thi gian đào tạo

a) Khối lượng kiến thức

– Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại và chất gây nghiện cho bác sỹ, dược sỹ và tư vấn viên: 8 tiết học lý thuyết.

– Kiến thức chuyên môn:

+ Đối với bác sỹ: 33 tiết học lý thuyết và 40 tiết học thực hành.

+ Dược sỹ: 24 tiết học lý thuyết và 40 tiết học thực hành

+ Tư vấn viên: 25 tiết học lý thuyết và 40 tiết học thực hành

b) Thời gian đào tạo: 10 ngày đi với bác sỹ, 9 ngày đối với dược svà tư vấn viên.

2. Cấu trúc kiến thức khung chương trình đào tạo

Cấu trúc khung chương trình đào tạo điều trị nghiện các CDTP bng thuốc methadone áp dụng theo Phụ lục 1, 2, 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

III. ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO

1. Điều kiện pháp nhân của cơ sở đào tạo

Là các đơn vị trực thuộc ngành y tế bao gồm các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu Trung ương, các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh và các đơn vị khác có chức năng, nhiệm vụ đào tạo hoặc được Bộ Y tế/SY tế giao nhiệm vụ đào tạo.

2. Điều kiện cơ sở vật chất

a) Có ít nhất 1 phòng học lý thuyết có đủ chngồi và trang thiết bị nghe nhìn, học cụ, tranh ảnh phù hợp phục vụ công tác dạy – học có chất lượng.

b) Có sự tham gia của cơ sở thực hành là cơ sở điều trị nghiện các CDTP bng thuốc methadone (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị methadone) đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Thông tư s12/2015/TT-BYT hoạt động từ 6 tháng trở lên.

3. Điều kiện và tiêu chuẩn đội ngũ giảng viên

a) Mỗi lp học cần bố trí đủ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng, trợ giảng để thực hiện đủ các nội dung chương trình đã được duyệt.

b) Tiêu chuẩn của giảng viên:

– Có giấy chứng nhận tham gia đào tạo giảng viên về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone do Bộ Y tế hoặc các đơn vị được Bộ Y tế ủy quyền cấp giấy chứng nhận (giấy chứng nhận tham gia đào tạo áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

– Có giấy xác nhận quá trình thực hành điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone do Thủ trưởng đơn vị chủ quản của cơ sở điều trị methadone cấp (giấy xác nhận quá trình thực hành áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

c) Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điểm b Khoản 3 Mục III của Hướng dẫn này, giảng viên cần đáp ứng thêm các tiêu chuẩn cụ thể sau:

* Giảng viên cơ hữu

– Là cán bộ biên chế hay hợp đồng dài hạn của cơ quan, có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy.

– Trước khi giảng dạy, giảng viên phải có ít nhất 200 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

– Hàng năm, giảng viên phải có ít nhất 200 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

* Giảng viên trợ giảng

– Có chuyên môn phù hợp, trình độ từ cao đẳng trở lên.

– Trước khi giảng dạy, trợ giảng phải có ít nhất 100 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

– Hàng năm, trợ giảng phải có ít nhất 100 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

* Giảng viên thỉnh giảng

– Có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn.

– Trước khi giảng dạy, giảng viên phải có ít nhất 200 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

– Hàng năm, giảng viên phải có ít nhất 200 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

IV. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chương trình, tài liệu đào tạo

– Chương trình đào tạo áp dụng theo quy định tại Phụ lục 1, 2 và 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

– Tài liệu đào tạo áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch, triển khai và kinh phí đào tạo

a) Cơ sở đào tạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 22/2013/TT-BYT.

c) Triển khai kế hoạch đào tạo áp dụng theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 22/2013/TT-BYT.

d) Kinh phí đào tạo áp dụng theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 22/2013/TT-BYT.

3. Kiểm tra kết thúc khóa học và cấp chứng nhận

a) Việc kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đặc thù đào tạo nhân lực y tế trong phạm vi cho phép phù hợp hoàn cảnh, điều kiện của cơ sở đào tạo.

b) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 22/2013/TT-BYT.

c) Cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo cho các đối tượng áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

d) Sổ theo dõi cấp phát chứng nhận đào tạo cập nhật thường xuyên sau các khóa đào tạo và lưu trữ theo quy định hiện hành./.

PHỤ LỤC 1

CẤU TRÚC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO BÁC SỸ

1. Khung chương trình đào tạo lý thuyết

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Kiến thức chung về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại và chất gây nghiện

Bài 1

Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

1. Trình bày được tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.

2. Trình bày được diễn biến tự nhiên và các giai đoạn của nhiễm HIV

3. Trình bày được các đường lây truyền và không lây truyền HIV

4. Trình bày được các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

2

Bài 2

Tổng quan về chương trình can thiệp giảm tác hại

1. Trình bày được các chương trình can thiệp giảm tác hại trên thế giới.

2. Trình bày được các căn cứ pháp lý để triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại tại Việt Nam.

3. Trình bày được các biện pháp can thiệp giảm tác hại đang triển khai tại Việt Nam.

2

Bài 3

Chất gây nghiện

1. Trình bày được tổng quan về chất gây nghiện.

2. Trình bày được cách phân loại các chất gây nghiện.

3. Trình bày được tác động, tác hại và hậu quả của lạm dụng chất gây nghiện

2

Bài 4

Cơ chế gây nghiện

1. Trình bày được các khái niệm về nghiện.

2. Trình bày được mô hình lý thuyết giải thích nguyên nhân nghiện.

3. Trình bày được cơ chế gây nghiện.

2

b) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

Bài 5

Giới thiệu các phương pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện

1. Trình bày được các phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện phổ biến trên thế giới.

2. Trình bày được các phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại Việt Nam.

1

Bài 6

Chẩn đoán nghiện các chất dạng thuốc phiện

1. Trình bày được cách chẩn đoán nghiện theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.

2

Bài 7

Hội chứng cai và nhiễm độc các chất dạng thuốc phiện

1. Trình bày được các triệu chứng của hội chứng cai và đánh giá hội chứng cai.

2. Trình bày được thang điểm đánh giá hội chứng cai trên lâm sàng theo hướng dẫn ca Bộ Y tế.

3. Trình bày được dấu hiệu nhim độc các chất dạng thuốc phiện.

1

Bài 8

Dược lý lâm sàng của thuốc methadone

1. Trình bày được dược lực học, dược động học của thuốc methadone.

2. Trình bày được chđịnh và chống chđịnh của thuốc methadone.

3. Trình bày được các tác dụng không mong muốn của thuốc methadone.

4. Trình bày được các cơ chế tương tác của chính của thuốc methadone với các thuốc điều trị khác.

5. Trình bày về tương tác thuốc methadone trong một số trường hợp cụ thể.

3

Bài 9

Khám đánh giá ban đầu, khám và khởi liều methadone

1. Trình bày được cách xác định mức độ dung nạp CDTP của bệnh nhân.

2. Trình bày được cách xác định các yếu t nguy cơ ca bệnh nhân điều trị methadone.

3. Trình bày cách xác định các bệnh đồng diễn trên bệnh nhân điều trị methadone.

4. Trình bày được cách xác định liều methadone khởi đầu.

5. Trình bày một số lưu ý để khi liều methadone an toàn.

6. Thảo luận ca bệnh: Khai thác tiền sử, bệnh sử; khám lâm sàng, chỉ định xét nghiệm, xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan

5

Bài 10

Điều trị methadone giai đoạn dò liều

1. Trình bày cách đánh giá bệnh nhân trong giai đoạn dò liều.

2. Trình bày cách điều chỉnh liều điều trị.

3. Trình bày một số vấn đề cần lưu ý trong giai đon dò liều.

2

Bài 11

Điều trị methadone giai đoạn duy trì

1. Trình bày được khái niệm liều duy trì.

2. Trình bày được cách xác định liều duy trì.

3. Trình bày được tiêu chuẩn đánh giá liều duy trì phù hợp.

4. Trình bày được một số trường hợp cần thay đổi liều duy trì.

5. Trình bày được chỉ định chia liều và phương pháp chia liều điều trị

3

Bài 12

Giảm liều methadone, ngừng điều trị và điều trị lại

1. Trình bày được khái niệm về giảm liều methadone.

2. Trình bày được quy trình giảm liều methadone.

3. Trình bày được các tiêu chí ngừng điều trị và điều tr li.

3

Bài 13

Xử trí các tác dụng không mong muốn khi điều trị methadone

1. Trình bày được các tác dụng không mong muốn thường gặp trên bệnh nhân điều trị methadone.

2. Trình bày được cách xtrí các tác dụng không mong muốn khi điều trị methadone.

1

Bài 14

Xử trí các vấn đề đặc biệt trong quá trình điều trị methadone

1. Trình bày được một số tình huống lâm sàng đặc biệt trên bệnh nhân điều trị methadone.

2. Trình bày được hướng xử trí trong một số trường hợp cụ thể trên bệnh nhân điều trị methadone.

2

Bài 15

Điều trị methadone cho một số đi tượng đặc biệt và cho bệnh nhân mắc bệnh đồng diễn khác.

1. Điều trị methadone cho một s đi tượng đặc biệt.

2. Điều trị methadone cho bệnh nhân mắc một số bệnh đồng diễn.

3

c) Tổ chức thực hiện

Bài 16

Giới thiệu một số văn bn pháp quy liên quan đến quản lý chất gây nghiện

1. Trình bày được các quy định pháp luật liên quan đến chất gây nghiện.

2. Trình bày được các quy định hiện hành của Bộ Y tế về quản lý chất gây nghiện.

1

Bài 17

Hướng dẫn tổ chức triển khai cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ ca cán bộ tại cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được cơ cấu tổ chức của cơ sở điều trị methadone.

3. Trình bày được quy trình hoạt động của cơ sđiều tr methadone.

2

Bài 18

Giới thiệu các biểu mẫu, sổ sách ghi chép trong chương trình điều trị methadone

1. Trình bày được tầm quan trọng của việc ghi chép các biểu mẫu, sổ sách.

2. Liệt kê được các biểu mẫu, sổ sách sử dụng cho chương trình điều trị methadone.

3. Biết cách ghi chép và sử dụng từng biểu mẫu, sổ sách, bệnh án.

4

Ôn tập, kiểm tra đánh giá

Đánh giá cuối khóa, đo lường kết quả đầu ra khóa học

Tổng số tiết học

41

2. Khung chương trình đào tạo thực hành

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Quan sát quy trình hoạt động của phòng khám, quan sát lung bệnh nhân, tìm hiu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận của cơ sở điều trị methadone

Bài 1

Quan sát quy trình hoạt động của cơ sở điều trị methadone và tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và chức năng, nhiệm vụ của bác sỹ cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được quy trình hoạt động của cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ chung của cơ sđiều trị methadone và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc.

3. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của bác sỹ cơ sở điều trị methadone

4

Bài 2

Quan sát luồng bệnh nhân của cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được luồng bệnh nhân của cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình điều trị cho người bệnh.

4

b) Thực hành khám điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

Bài 3

Thực hành khám đánh giá ban đầu

1. Biết cách khai thác tiền sử bệnh:

– Tiền sử sử dụng CDTP và các chất gây nghiện khác.

– Tiền sử điều trị nghiện ma túy.

– Hành vi nguy cơ.

– Tiền sử các bệnh lý khác: nội, ngoại, HIV, viêm gan, tâm thần, tâm lý, xã hội.

2. Biết khám đánh giá sức khỏe:

– Khám đánh giá sức khỏe toàn trạng

– Khám đánh giá sức khỏe tâm thần

– Khám đánh giá những dấu hiệu liên quan đến sử dụng ma túy.

3. Biết chẩn đoán nghiện CDTP:

– Chẩn đoán nghiện CDTP

– Chẩn đoán hội chứng cai CDTP

– Đánh giá mức độ dung nạp CDTP.

4. Biết chđịnh các xét nghiệm cận lâm sàng theo quy định.

5. Biết chuyển gửi bệnh nhân đến các dịch vụ khác khi cần.

4

Bài 4

Thực hành khám bệnh nhân giai đoạn dò liều

1. Biết rà soát lại các thông tin của bui khám bệnh trước bao gồm kết quxét nghiệm, thay đổi liều điều trị và tình trạng bệnh nhân.

2. Biết đánh giá độ dung nạp, hội chứng cai và dấu hiệu ngộ độc.

3. Biết đánh giá việc đồng sử dụng rượu, heroin, các chất an thần và các chất gây nghiện khác

4. Biết khám thực thể được tiến hành phù hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân bao gồm đánh giá về HIV và sử dụng chất gây nghiện

5. Biết đánh giá về tuân thủ điều trị và những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị được thảo luận (nếu có)

6. Biết đánh giá và xử trí đúng các tác dụng không mong muốn của methadone

7. Biết theo dõi và xử trí phù hợp các bệnh kết hợp (nếu có)

8. Biết tăng liều phù hợp và được ghi chép chính xác trong bệnh án và được thảo luận với bệnh nhân

9. Biết thảo luận với bệnh nhân về tiến triển điều trị bao gồm những thay đổi trong kế hoạch điều trị và ghi chép đầy đủ trong bệnh án

2

Bài 5

Thực hành khám đánh giá bệnh nhân ở các giai đoạn điều trị và xử trí các bệnh thường gp, các tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân điều trị bằng methadone

1. Biết rà soát lại các thông tin của bui khám bệnh trước, bao gồm kết quả xét nghiệm, thay đổi liều điều trị và tình trạng bệnh nhân

2. Biết đánh giá độ dung nạp, hội chứng cai bằng thang điểm COWS và dấu hiệu ngộ độc

3. Biết đánh giá việc đồng sử dụng rượu, heroin, các chất an thần và các chất gây nghiện khác

4. Biết khám thực thể phù hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân bao gồm đánh giá về HIV và sử dụng chất gây nghiện

5. Biết đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm nhỡ liều, các khó khăn trong tuân thủ điều trị, sự chấp nhận với liều điều trị hiện tại, sự chấp nhận làm xét nghiệm nước tiểu và mức độ cam kết dự phòng tái nghiện trong thời gian dài

6. Biết đánh giá lại và xử trí đúng các tác dụng không mong muốn của methadone

7. Biết đánh giá và đưa ra cách xử trí phù hợp cho các bệnh kết hợp cũ và mới (nếu có)

8. Biết thảo luận với bệnh nhân về tiến triển điều trị bao gồm những thay đổi trong kế hoạch điều trị và ghi chép đầy đủ trong bệnh án

9. Thảo luận với bệnh nhân về kế hoạch chăm sóc hỗ trợ sau khi kết thúc điều trị

10. Tốc độ giảm liều điều trị (chỉ áp dụng trong giai đoạn giảm liều để kết thúc điều trị).

4

Bài 6

Thực hành hội chẩn lâm sàng và làm việc theo nhóm

1. Biết điều hành nhắc nhở về nội quy, đặc biệt là vấn đề bảo mật trong hội chẩn

2. Biết chuẩn bị và trình bày báo cáo ca lâm sàng rõ ràng theo mẫu thảo luận trường hp

3. Biết trình bày tiền sử bệnh và quá trình điều trị bng methadone, kết quả xét nghiệm theo trình tự, các thi điểm, giai đoạn quan trọng được trình bày rõ ràng

4. Biết trình bày các bệnh lý kèm theo bao gồm HIV, Lao, Viêm gan

5. Biết các thông tin về tâm lý xã hội được cung cấp bởi các thành viên liên quan

6. Biết các kết quả, và các tài liệu khác từ bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân được thu thập và thảo luận (nếu có)

7. Biết phân tích, tóm tắt tình trạng người bệnh, đặt vấn đề ưu tiên phù hợp

8. Biết dành đủ thời gian để thảo luận các vấn đề chính về thực thể và tâm lý xã hội của người bệnh và các giải pháp hỗ trợ

9. Biết kết luận hội chẩn và các chỉ định điều trị bao gồm cả kế hoạch điều trị được xây dựng và ghi chép vào sổ hội chẩn và bệnh án

10. Biết ghi chép đầy đủ các vấn đề cần rút kinh nghiệm và các kiến nghị để tăng cường chất lượng dịch vụ.

8

Bài 7

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều trị bệnh nhân methadone

1. Biết được những khó khăn trong quá trình điều trị mà các bác sỹ trước đây đã gặp phải

2. Biết cách xử trí đối với những vấn đề mà các bác sỹ điều trị trước đây đã gặp phải.

6

c) Thực hành ghi chép biểu mẫu, sổ sách, bệnh án dành cho bác sỹ có sở methadone

Bài 8

Thực hành ghi chép các biểu mẫu, sổ sách, bệnh án dành cho bác sỹ

1. Biết điền đầy đcác thông tin vào các mục có trong các biểu mẫu, sổ sách (dành cho bác sỹ).

2. Biết ghi chép chi tiết và chính xác các thông tin vào trong bệnh án:

– Lý do điều chnh liều methadone (tăng/giảm liều phù hợp với từng giai đoạn điều trị),

– Kế hoạch điều trị được trong hồ sơ bệnh án bao gồm cả kết quả thảo luận trường hp được đính với hồ sơ bệnh án (nếu có),

– Kết quả xét nghiệm (máu, nước tiểu nước v.v…) và xử trí phù hợp với mỗi trường hợp kết quả xét nghiệm,

– Biên bản hội chẩn theo quy đnh của Bộ Y tế,

– Các lần bỏ liều điều trị bao gồm cả cách xử trí,

– Chuyển gửi tới các dịch vụ ngoài cơ sở điều trị trong bệnh án.

8

Tổng số tiết học

40

PHỤ LỤC 2

CẤU TRÚC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO DƯỢC SỸ

1. Khung chương trình đào tạo lý thuyết

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Kiến thức chung về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại và chất gây nghiện

Bài 1

Kiến thức cơ bn về HIV/AIDS

1. Trình bày được tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.

2. Trình bày được diễn biến tự nhiên và các giai đoạn của nhiễm HIV/AIDS

3. Trình bày được các đường lây truyền và không lây truyền HIV

4. Trình bày được các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

2

Bài 2

Tổng quan về chương trình can thiệp giảm tác hại

1. Trình bày được các chương trình can thiệp giảm tác hại trên thế giới.

2. Trình bày được các căn cứ pháp lý để triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại tại Việt Nam.

3. Trình bày được các biện pháp can thiệp giảm tác hại đang triển khai tại Việt Nam.

2

Bài 3

Chất gây nghiện

1. Trình bày được tổng quan về chất gây nghiện.

2. Trình bày đưc cách phân loại các chất gây nghiện.

3. Trình bày được tác động, tác hại và hậu qucủa lạm dụng chất gây nghiện

2

Bài 4

Cơ chế gây nghiện

1. Trình bày được các khái niệm về nghiện.

2. Trình bày được nguyên nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện.

3. Trình bày được cơ chế gây nghiện.

2

b) Thuốc methadone và các quy định về quản lý thuốc methadone

Bài 5

Dược lý lâm sàng của thuc methadone

1. Trình bày được dược lực học, dược động học của thuốc methadone.

2. Trình bày được chđịnh và chống chđịnh của thuốc methadone.

3. Trình bày được các tác dụng không mong muốn của thuốc methadone.

4. Trình bày được tương tác của thuốc methadone.

5. Trình bày về tương tác thuốc methadone trong một số trường hợp cụ thể.

3

Bài 6

Tổ chức, yêu cầu và chức năng, nhiệm vụ của cán bộ trong quản lý thuốc methadone tại cơ sđiều tr

Trình bày được chức năng và nhiệm vụ của Trưởng cơ sở điều trị. Dược sỹ, Nhân viên cấp phát thuốc trong quản lý thuốc methadone.

1

Bài 7

Tng quan về qun lý thuốc methadone

1. Mô tả được chuỗi quản lý methadone hiện nay.

2. Liệt kê được các hoạt động chính và các quy trình thao tác chuẩn trong quản lý methadone tai cơ sđiều tr.

1

Bài 8

Quy trình giao nhận thuốc methadone

Trình bày được quy trình giao nhận thuốc methadone ti cơ sở điều tr .

1

Bài 9

Quy trình bảo quản thuốc methadone tại cơ sđiều tr

Trình bày được quy định về bo quản thuốc tại cơ sở điều trị.

1

Bài 10

Quy trình quản lý tồn kho thuốc methadone

1. Trình bày được quy trình kiểm kê thuốc tại cơ sở điều trị.

2. Trình bày được quy định quản lý thuốc methadone tồn kho.

2

Bài 11

Quy trình cấp phát thuốc methadone tại cơ sở điều tr

Trình bày được quy trình cấp phát thuốc methadone tại cơ sở điều trị.

2

Bài 12

Giới thiệu bơm định liều methadone và cách sdụng trong cấp phát thuốc methadone, quy trình bảo dưỡng bơm định liều.

1. Trình bày được cấu tạo và cách thức vận hành của bơm định liều methadone.

2. Trình bày được quy trình vệ sinh bơm và bảo dưỡng bơm.

3. Mô tả được các bước tháo lắp bơm định liều và vận hành được bơm định liều để cấp phát thuốc methadone

2

Bài 13

Quy trình lập dự trù và báo cáo sử dụng thuốc methadone

1. Trình bày được các bước lập và phê duyệt dự trù thuốc methadone.

2. Trình bày được quy trình báo cáo sdụng thuốc methadone.

1

Bài 14

Quy trình xử lý các vấn đề gặp phải trong quản lý thuc methadone tại cơ sđiều trị

1. Trình bày được cách phát hiện các trường hợp bất thường trong quản lý thuốc methadone.

2. Trình bày được hướng xử trí và quy trình xử trí các trường hợp bất thường.

3. Trình bày quy trình hủy thuốc và chai đựng thuốc methadone

2

c) Tổ chức thực hiện

Bài 15

Cơ sở pháp lý và các quy định liên quan đến quản lý thuốc gây nghiện và thuốc methadone

1. Trình bày được các quy định pháp luật liên quan đến chất gây nghiện.

2. Trình bày được các quy định hiện hành của Bộ Y tế về quản lý methadone.

1

Bài 16

Hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu, sổ sách, báo cáo trong quản lý thuốc methadone

1. Trình bày được tầm quan trọng của việc ghi chép các biểu mẫu, sổ sách.

2. Liệt kê được các biu mẫu, sổ sách trong quản lý thuốc methadone.

3. Trình bày được yêu cầu, cách ghi chép và sdụng các biểu mẫu, sổ sách thường dùng.

4. Thc hành điền biểu mẫu, sổ sách.

4

Bài 17

Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thuốc methadone tại cơ sở điều tr

Biết cách cài đặt, sdụng phần mềm quản lý thuốc methadone tại cơ sở điều trị

2

Bài 18

Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật trong quản lý thuốc methadone

1. Trình bày được quy trình giám sát, hỗ trợ kỹ thuật,

2. Trình bày được các chỉ số và ý nghĩa các chsố giám sát

1

Ôn tập, kiểm tra đánh giá

Đánh giá cuối khóa, đo lường kết quả đầu ra khóa hc

Tổng số tiết học

24

2. Khung chương trình đào tạo thực hành

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

Bài 1

Quan sát quy trình hoạt động quản lý methadone tại cơ sở điều trị

1. Quan sát và mô tả được quy trình chung hoạt động hằng ngày của một cơ sở điều trị methadone

2. Mô tả được sự phối hợp giữa bộ phận dược với các bộ phận khác trong hoạt động quản lý methadone tại cơ sở điều trị

4

Bài 2

Thực hành giao nhận thuốc tại cơ sở điều trị

1. Mô tả được các bước và yêu cầu của từng bước trong hoạt động giao nhận thuốc methadone hằng ngày tại cơ sở điều trị.

2. Kiểm tra và ghi chép đầy đủ các thông tin giao nhận methadone từ đơn vị cung ứng cho cơ sở điều trị và giao nhận methadone hằng ngày giữa các bộ phận của cơ sở điều trị.

4

Bài 3

Thực hành bảo quản thuốc methadone tại cơ sở điều trị

1. Biết cách sắp xếp, bo quản thuốc methadone tại kho chính và kho lẻ của cơ sở điều trị.

2. Vận hành được hệ thống báo động, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong kho thuốc của cơ sở điều trị

3. Thực hiện được các bước kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm hằng ngày tại kho thuốc theo đúng quy trình.

4. Thực hiện đúng các bước trong quy trình kiểm kê tồn kho thuốc định kỳ và đột xuất

4

Bài 4

Thực hành cấp phát thuốc tại cơ sở điều trị

1. Chuẩn bị được đầy đủ các hồ sơ, sổ sách, dụng cụ đầu ngày cho cấp phát thuốc methadone.

2. Biết cách tổ chức phân luồng cấp phát thuốc cho bệnh nhân

3. Xác định được danh tính và liều an toàn cho từng bệnh nhân trước khi cấp phát thuốc

4. Sử dụng được bơm định liều để cấp phát thuốc methadone cho bệnh nhân đúng kỹ thuật, đúng liều lượng.

5. Hỗ trợ và giám sát bệnh nhân uống thuốc đúng liều, bo đm an toàn.

8

Bài 5

Thực hành vệ sinh, bảo dưỡng bơm định liều tại cơ sở điều trị

1. Thực hiện được các thao tác vệ sinh bơm định liều hằng ngày theo đúng quy trình

2. Thực hiện được việc tháo lắp bảo dưỡng bơm định liều theo đúng quy trình

4

Bài 6

Thực hành xử lý các bất thường trong quản lý methadone tại cơ sở điều trị

1. Xác định được các tình huống bất thường có thể xảy ra trong hoạt động quản lý thuc methadone tại cơ sở điều trị

2. Mô tả được quy trình xử lý và lập đưc biên bản cho các tình huống bất thường trong quản lý methadone tại cơ sđiều trị

4

Bài 7

Thực hành ghi chép sổ sách, biểu mẫu báo cáo, qun lý methadone tại cơ sở điều trị

1. Liệt kê được các biểu mẫu sổ sách thường quy cần ghi chép, cập nhật thông tin hằng ngày tại cơ sở điều trị methadone theo quy định

2. Thực hiện được việc ghi chép, cập nhật chính xác, đầy đủ các thông tin vào các biểu mẫu, sổ sách theo yêu cầu vào cuối ngày

3. Thực hiện được việc báo cáo sử dụng và tồn kho thuốc methadone cuối tháng với đầy đ thông tin, theo đúng quy trình

4. Thực hiện được việc dự trù thuốc methadone định kỳ cho cơ sđiều trị với đầy đủ thông tin và theo đúng quy trình

8

Bài 8

Thực hành sử dụng phần mềm quản lý methadone tại cơ sđiều trị

1. Cài đặt được phần mềm quản lý thuốc methadone vào máy tính của cơ sở điều trị

2. Tạo được các file quản lý bệnh nhân, quản lý thuốc, báo cáo sử dụng và tồn kho thuốc methadone của cơ sở điều trị hằng tháng và theo định kỳ

3. Cập nhật được các thông tin về xuất nhập, cấp phát, sử dụng, bảo quản và tồn kho thuốc hằng ngày, định kỳ và đột xuất trên phần mềm quản lý thuốc methadone

4

Tổng stiết học

40

PHỤ LỤC 3

CẤU TRÚC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO TƯ VẤN VIÊN

1. Khung chương trình đào tạo lý thuyết

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Kiến thc chung về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại và chất gây nghiện

Bài 1

Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

1. Trình bày được tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.

2. Trình bày được diễn biến tự nhiên và các giai đoạn của nhiễm HIV/AIDS

3. Trình bày được các đường lây truyền và không lây truyền HIV

4. Trình bày được các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

2

Bài 2

Tổng quan về chương trình can thiệp giảm tác hại

1. Trình bày được các chương trình can thiệp giảm tác hại trên thế giới.

2. Trình bày được các căn cứ pháp lý để triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại tại Việt Nam.

3. Trình bày được các biện pháp can thiệp giảm tác hại đang triển khai tại Việt Nam.

2

Bài 3

Chất gây nghiện

1. Trình bày được tổng quan về chất gây nghiện.

2. Trình bày được cách phân loại các chất gây nghiện.

3. Trình bày được tác động, tác hại và hậu quả của lạm dụng chất gây nghiện

2

Bài 4

Cơ chế gây nghiện

1. Trình bày được các khái niệm về nghiện.

2. Trình bày được nguyên nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện.

3. Trình bày được cơ chế gây nghiện.

2

b) Kiến thức cơ bản về tư vấn trong điều trị nghiện

Bài 5

Đặc điểm tâm lý xã hội và sức khỏe của người lệ thuộc chất gây nghiện

Trình bày được đặc điểm tâm lý xã hội và sức khe của người nghiện

1

Bài 6

Tư vấn và một số khái niệm liên quan. Yêu cầu kiến thức, thái độ, hành vi và đạo đức đối với tư vấn viên tại cơ sđiều trị methadone.

1. Trình bày được ý nghĩa của mối quan hệ hợp tác giữa tư vn viên và bác sĩ của cơ sở điều trị

2. Trình bày được ý nghĩa của mối quan hệ hợp tác giữa tư vấn viên và các cán bộ khác của cơ sđiều trị

3. Trình bày được các yêu cầu trong đảm bo đạo đức và tính chuyên nghiệp của hoạt động cơ sở điều trị.

4. Trình bày và có khả năng đóng vai được các kỹ năng tư vấn cơ bản.

5. Trình bày và có khả năng đóng vai được các kỹ năng tư vấn nâng cao.

2

Bài 7

Các giai đoạn thay đổi hành vi và Phng vấn tạo động lực

1. Trình bày được đặc điểm các giai đoạn thay đổi hành vi và chiến lược tư vấn cho từng giai đoạn.

2. Trình bày được nội dung cơ bản của phỏng vấn tạo động lực.

3. Áp dụng được các giai đoạn thay đổi hành vi và phỏng vấn tạo động lc đtư vấn trong điều trnghiện ma túy.

4. Áp dụng được một số kỹ năng tư vấn cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

2

Bài 8

Kỹ năng đặt mục tiêu và giải quyết vấn đề

1. Trình bày được cách xác định vấn đề theo từng giai đoạn điều trị.

2. Trình bày được nội dung lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

3. Trình bày được cách xác định các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

4. Trình bày được nội dung các bước thực hiện giải quyết vấn đề

3

c) Tư vấn trong các giai đoạn điều trị nghiện chất dạng thuc phiện bằng methadone

Bài 9

Đánh giá ban đầu bệnh nhân tham gia điều trị

1. Trình bày được mục đích và nguyên tắc khi thực hiện đánh giá ban đầu trong tư vấn điều trị ma túy.

2. Trình bày được những nội dung chính trong đánh giá ban đầu trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

3. Thực hiện được buổi đánh giá ban đầu trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

2

Bài 10

Hướng dẫn giáo dục nhóm chuẩn bị trước điều tr

1. Trình bày được một số nguyên tắc và phương pháp học của người lớn.

2. Nêu được mục đích, tiến trình và những lưu ý khi tiến hành một buổi giáo dục nhóm.

3. Trình bày được mục tiêu, nội dung và các bước tiến hành của buổi giáo dục nhóm lần 1.

4. Thực hành đóng vai tư vấn viên thực hiện giáo dục nhóm lần 1

4

Bài 11

Tư vấn đánh giá toàn diện tuân thđiều trị và nhu cầu htrợ tâm lý xã hội

1. Mô tả định nghĩa tuân thđiều trị và ảnh hưởng của nó đến quá trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện trên người bệnh uống methadone

2. Phân tích các khó khăn và trngại đi với việc tuân thủ điều trị

3. Xác định yếu tố ảnh hưởng và vai trò của nhân viên chăm sóc sức khỏe trong hỗ trợ tuân thủ điều trị

4. Áp dụng được kiến thức về tuân thủ điều trị đưa ra giải pháp hỗ trợ bệnh nhân/khách hàng trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.

4

Bài 12

Dự phòng tái nghiện

1. Xác định được các nguyên nhân dẫn đến tái nghiện

2. Nhận biết được các yếu tố có thảnh hưởng đến kết quả điều trị nghiện

3. Can thiệp, hướng dn khách hàng áp dụng các kỹ thuật dự phòng tái nghiện hiệu quả.

2

Bài 13

Tư vấn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

1. Nội dung tư vấn giảm nguy cơ thông qua tiêm chích an toàn

2. Nội dung tư vn giảm nguy cơ thông qua quan hệ tình dục an toàn

1

Bài 14

Quản lý bệnh nhân có hành vi đặc biệt

1. Trình bày được những đặc điểm nhân cách thường gặp ở bệnh nhân nghiện ma túy.

2. Trình bày được các phương pháp xtrí, quản lý nhóm bệnh nhân có nhân cách xã hội đc bit.

1

c) Tổ chức thực hiện

Bài 15

Giới thiệu một số văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất gây nghiện

1. Trình bày được các quy định pháp luật liên quan đến chất gây nghiện.

2. Trình bày được các quy định hiện hành của Bộ Y tế về qun lý methadone.

1

Bài 16

Hướng dẫn tổ chức trin khai cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tại cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được cơ cấu tổ chức của cơ sở điều trị methadone.

3. Trình bày được quy trình hoạt động của cơ sở điều trmethadone.

2

Ôn tập, kiểm tra đánh giá

Đánh giá cuối khóa, đo lường kết quđầu ra khóa hc

Tổng số tiết học

34

2. Khung chương trình đào tạo thực hành

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Quan sát quy trình hoạt động của cơ sở điều trị, quan sát luồng bệnh nhân, tìm hiu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận của cơ sở điều trị methadone

Bài 1

Quan sát quy trình hoạt động của cơ sở điều trị methadone và tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và chức năng, nhiệm vụ của tư vấn viên cơ sở điều tr methadone

1. Trình bày được quy trình hoạt động của cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ chung của cơ sở điều trị methadone và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc.

3. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của tư vấn viên cơ sở điều trị methadone

4

Bài 2

Quan sát luồng bệnh nhân của cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được luồng bệnh nhân của cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình điều trị cho người bệnh.

4

b) Thực hành tư vấn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

Bài 3

Thực hành 3 buổi giáo dục nhóm trước điều trị

1. Biết mđầu buổi giáo dục nhóm:

Chào mừng và tạo không khí thoải mái cho bệnh nhân.

Giới thiệu mục tiêu của buổi giáo dục nhóm

2. Biết trình bày nội dung buổi giáo dục nhóm sử dụng phương pháp giảng dạy cho người lớn. Giáo dục nhóm lần 1:

Thông tin cơ bản về methadone và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị.

Giới thiệu nội quy, quy định của phòng khám Giáo dục nhóm lần 2:

Củng cố kiến thức cơ bản về methadone cho bệnh nhân

Lưu ý quan trọng cho ngày khởi liều, bao gồm: thời gian, địa điểm, quy trình khám, yêu cầu đi với việc sử dụng heroin và các chất gây nghiện khác trước và sau khởi liều.

Rà soát quá trình điều chỉnh liều và kế hoạch khám, tư vấn.

Đưa bệnh nhân đi tham quan phòng khám Giáo dục nhóm lần 3:

Tìm hiểu cảm giác của bệnh nhân khi được dùng liều đầu tiên

Dự phòng lây nhiễm HIV và sống lành mạnh

3. Biết kết thúc buổi giáo dục nhóm

Tóm tắt nội dung buổi giáo dục nhóm

Trả lời câu hỏi của bệnh nhân và người nhà

Đưa tài liệu hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà

9

Bài 4

Thực hành khám đánh giá ban đầu

1. Biết cách khai thác thông tin về tâm lý xã hội của bệnh nhân:

Nơi , mối quan hệ gia đình, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tâm lý, tình cảm.

Công việc hiện tại và quá trình làm việc trước đây.

Khả năng tài chính và phương tiện đi lại

Hành vi tình dục

Tiền án, tiền sự

2. Biết cách khai thác tiền ssử dụng chất gây nghiện:

Tiền sử sử dụng CDTP và các chất gây nghiện khác.

Tiền sử điều trị nghiện ma túy.

Lý do tái nghiện chủ yếu

3. Biết đánh giá động cơ tham gia chương trình điều trị bng methadone và giai đoạn thay đổi hành vi:

Điều thích và không thích đối với việc sử dụng heroin

Lý do điều trị

Mong muốn của bệnh nhân khi tham gia chương trình

4. Biết tìm hiểu kiến thức và thái độ của bệnh nhân về methadone và chương trình điều trị

Kiến thức hiện có của bệnh nhân về methadone và chương trình điều trị

Thái độ của bệnh nhân đi với việc đến cơ sở nhận thuốc hàng ngày.

5. Biết đánh giá điều kiện tham gia chương trình của bệnh nhân và chuyển gửi bệnh nhân đến các dịch vụ khác nếu cần.

5

Bài 5

Thực hành tư vấn bệnh nhân giai đoạn dò liều và điều chỉnh liều

1. Biết rà soát lại các thông tin của bui tư vn trước bao gồm thay đổi liều điều trị và tình trạng bệnh nhân.

2. Biết tìm hiểu cảm giác của bệnh nhân tại liều hiện tại.

3. Biết tìm hiểu việc sử dụng heroin và các chất gây nghiện khác

4. Biết đánh giá về tuân thủ điều trị và những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị được tho luận (nếu có)

5. Biết đánh giá đúng và hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp xử trí đơn giản với các tác dụng không mong muốn của methadone (nếu có)

6. Biết thảo luận với bệnh nhân về tiến triển điều trị bao gồm những thay đổi trong kế hoạch điều trị và ghi chép đầy đủ trong biểu mẫu tư vn.

4

Bài 6

Thực hành tư vấn bệnh nhân giai đoạn duy trì liều

1. Biết rà soát lại các thông tin của bui tư vn trước bao gồm thay đổi liều điều trị và tình trạng bệnh nhân.

2. Biết tìm hiểu cảm giác của bệnh nhân tại liều hiện tại.

3. Biết tìm hiểu việc sdụng heroin và các chất gây nghiện khác

4. Biết hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp dự phòng tái nghiện phù hợp.

5. Biết đánh giá về tuân thủ điều trị và những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị được tho luận (nếu có)

6. Biết đánh giá đúng và hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp x trí đơn giản với các tác dụng không mong muốn của methadone (nếu có)

7. Biết tho luận với bệnh nhân về tiến trin điều trị bao gồm những thay đổi trong kế hoạch điều trị và ghi chép đầy đủ trong biểu mẫu tư vấn.

4

Bài 7

Thực hành hội chẩn lâm sàng và làm việc theo nhóm

1. Biết cách cùng chun bị báo cáo ca lâm sàng với bác sĩ

2. Biết trình bày tiền sử bệnh và quá trình điều trị bằng methadone, tiến trin của bệnh nhân về sdụng heroin và chất gây nghiện khác, biến chuyển về tâm lý xã hội, các khủng hoảng tâm lý (nếu có).

3. Biết ghi chép đầy đcác vấn đề cần t kinh nghiệm và các kiến nghị để tăng cường chất lượng dịch vụ.

3

Bài 8

Chia sẻ kinh nghiệm trong tư vn, điều trị bệnh nhân methadone

1. Biết được những khó khăn trong quá trình điều trmà các bác sỹ trước đây đã gặp phải

2. Biết cách xử trí đối với những vấn đề mà các bác sỹ điều trị trước đây đã gặp phải.

4

c) Thực hành ghi chép biểu mẫu, sổ sách có sở methadone

Bài 9

Thực hành ghi chép các biểu mu, sổ sách dành cho tư vấn viên

1. Biết điền đầy đủ các thông tin vào các mục có trong các biểu mẫu, sổ sách (dành cho tư vấn viên).

2. Biết ghi chép chi tiết và chính xác các thông tin vào trong biểu mẫu:

Tình trạng bệnh nhân kể từ lần tư vấn trước

Số lần nhỡ liều, lý do và giải pháp

Tác dụng phụ (nếu có)

Trải nghiệm sử dụng CDTP và chất gây nghiện khác của bệnh nhân

Các vấn đề của bệnh nhân và vấn đề ưu tiên giải quyết

Kế hoạch thay đổi hành vi của bệnh nhân

Can thiệp của tư vấn viên trong buổi tư vấn

3

Tổng stiết học

40

PHỤ LỤC 4

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE

…………..(1)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……./Mã GCN (2)

CHỨNG NHẬN ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE

Chứng nhận: ông/bà

Sinh ngày:

Đơn vị công tác:

Đã hoàn thành khóa học theo chương trình đào tạo điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone (3):

……………………………………………………………………………………………………………………

Tổng số:tiết học (bằng chữ……………………………………………………………………… )

Từ ngày……tháng…….năm 201…, đến ngày…….tháng…….năm 201…

PHỤ TRÁCH KHÓA HỌC
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Nơi cấp, ngày……tháng……năm 201…
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Kích thước giấy chứng nhn: 19×27 cm – khổ ngang

(1)Ghi theo đơn vị chủ quản

(2)Mã do Bộ Y tế/SY tế cấp (nếu có)

(3)Ghi tên khóa học

PHỤ LỤC 5

MẪU GIẤY XÁC NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH

………1……..
…………2……….

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: /GXNTH

……3….., ngày tháng năm 20

GIẤY XÁC NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE

…………………………4…………………xác nhận:

Ông/bà:……………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:5……………………………………………………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:……………………………………………………………..

Ngày cấp:…………………………………………………….. Nơi cấp:…………………………………….

Văn bng chuyên môn:………………………………. Năm tốt nghiệp:……………………………..

đã tham gia thực hành tại ……………2…………, vị trí thực hành …………6……….. trong thời gian ……………7……………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Tên đơn vị chủ quản

2 Tên cơ sở điều trị methadone

3 Địa danh

4 Lãnh đạo đơn vị chủ quản

5 Ghi rõ địa ch theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú

6 Ghi rõ vị trí thực hành tại cơ sở điều trị methadone là bác sỹ, dược sỹ hay tư vấn viên

7 Ghi cụ thể thời gian thực hành từ ngày…. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm….

Thuộc tính văn bản
Quyết định 159/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn đào tạo về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone”
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 159/QĐ-BYT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 19/01/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Tóm tắt văn bản

BỘ Y TẾ
———-

Số: 159/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO VỀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE”

———————

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định s63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Luật “Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”;

Căn cứ Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

Căn cứ Quyết định số 2187/QĐ-TTg ngày 05/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mi công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn đào tạo về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone”.

Điều 2. Hướng dẫn này được áp dụng tại các cơ sở triển khai đào tạo về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, các ông (bà) Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện/viện Trung ương và các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ đào tạo hoặc được Bộ Y tế/Sở Y tế giao đào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như điều 4;
– Bộ trưởng (đ
báo cáo);
– Các Thứ trư
ng (để biết);
– Cổng Thông tin điện tử BYT;
Website Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
– Lưu: VT, A
IDS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

HƯỚNG DẪN

ĐÀO TẠO VỀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 159/QĐ-BYT ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Cung cấp kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone cho bác sỹ, dược sỹ, tư vấn viên để triển khai công tác điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone theo quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các CDTP bng thuc thay thế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2015/TT-BYT).

2. Mục tiêu cthể

a) Cung cấp kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại; kiến thức cơ bản về nghiện, cơ chế gây nghiện các CDTP và các biện pháp điều trị nghiện các CDTP phổ biến hiện nay;

b) Cung cấp kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone;

c) Cung cấp kiến thức cơ bản về dược lý lâm sàng của thuốc methadone và các quy định về quản lý thuốc methadone;

d) Cung cấp kiến thức cơ bản về tư vấn trong điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone;

đ) Nắm vững các quy định về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone;

e) Thực hành được chẩn đoán và điều trị nghiện các CDTP bng thuốc methadone, quản lý thuốc methadone và tư vấn trong điều trị.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thi gian đào tạo

a) Khối lượng kiến thức

– Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại và chất gây nghiện cho bác sỹ, dược sỹ và tư vấn viên: 8 tiết học lý thuyết.

– Kiến thức chuyên môn:

+ Đối với bác sỹ: 33 tiết học lý thuyết và 40 tiết học thực hành.

+ Dược sỹ: 24 tiết học lý thuyết và 40 tiết học thực hành

+ Tư vấn viên: 25 tiết học lý thuyết và 40 tiết học thực hành

b) Thời gian đào tạo: 10 ngày đi với bác sỹ, 9 ngày đối với dược svà tư vấn viên.

2. Cấu trúc kiến thức khung chương trình đào tạo

Cấu trúc khung chương trình đào tạo điều trị nghiện các CDTP bng thuốc methadone áp dụng theo Phụ lục 1, 2, 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

III. ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO

1. Điều kiện pháp nhân của cơ sở đào tạo

Là các đơn vị trực thuộc ngành y tế bao gồm các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu Trung ương, các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh và các đơn vị khác có chức năng, nhiệm vụ đào tạo hoặc được Bộ Y tế/SY tế giao nhiệm vụ đào tạo.

2. Điều kiện cơ sở vật chất

a) Có ít nhất 1 phòng học lý thuyết có đủ chngồi và trang thiết bị nghe nhìn, học cụ, tranh ảnh phù hợp phục vụ công tác dạy – học có chất lượng.

b) Có sự tham gia của cơ sở thực hành là cơ sở điều trị nghiện các CDTP bng thuốc methadone (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị methadone) đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Thông tư s12/2015/TT-BYT hoạt động từ 6 tháng trở lên.

3. Điều kiện và tiêu chuẩn đội ngũ giảng viên

a) Mỗi lp học cần bố trí đủ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng, trợ giảng để thực hiện đủ các nội dung chương trình đã được duyệt.

b) Tiêu chuẩn của giảng viên:

– Có giấy chứng nhận tham gia đào tạo giảng viên về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone do Bộ Y tế hoặc các đơn vị được Bộ Y tế ủy quyền cấp giấy chứng nhận (giấy chứng nhận tham gia đào tạo áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

– Có giấy xác nhận quá trình thực hành điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone do Thủ trưởng đơn vị chủ quản của cơ sở điều trị methadone cấp (giấy xác nhận quá trình thực hành áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

c) Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điểm b Khoản 3 Mục III của Hướng dẫn này, giảng viên cần đáp ứng thêm các tiêu chuẩn cụ thể sau:

* Giảng viên cơ hữu

– Là cán bộ biên chế hay hợp đồng dài hạn của cơ quan, có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy.

– Trước khi giảng dạy, giảng viên phải có ít nhất 200 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

– Hàng năm, giảng viên phải có ít nhất 200 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

* Giảng viên trợ giảng

– Có chuyên môn phù hợp, trình độ từ cao đẳng trở lên.

– Trước khi giảng dạy, trợ giảng phải có ít nhất 100 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

– Hàng năm, trợ giảng phải có ít nhất 100 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

* Giảng viên thỉnh giảng

– Có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn.

– Trước khi giảng dạy, giảng viên phải có ít nhất 200 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

– Hàng năm, giảng viên phải có ít nhất 200 giờ làm việc tại cơ sở điều trị methadone cho vị trí chuyên môn giảng dạy.

IV. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chương trình, tài liệu đào tạo

– Chương trình đào tạo áp dụng theo quy định tại Phụ lục 1, 2 và 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

– Tài liệu đào tạo áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch, triển khai và kinh phí đào tạo

a) Cơ sở đào tạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 22/2013/TT-BYT.

c) Triển khai kế hoạch đào tạo áp dụng theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 22/2013/TT-BYT.

d) Kinh phí đào tạo áp dụng theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 22/2013/TT-BYT.

3. Kiểm tra kết thúc khóa học và cấp chứng nhận

a) Việc kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đặc thù đào tạo nhân lực y tế trong phạm vi cho phép phù hợp hoàn cảnh, điều kiện của cơ sở đào tạo.

b) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 22/2013/TT-BYT.

c) Cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo cho các đối tượng áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

d) Sổ theo dõi cấp phát chứng nhận đào tạo cập nhật thường xuyên sau các khóa đào tạo và lưu trữ theo quy định hiện hành./.

PHỤ LỤC 1

CẤU TRÚC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO BÁC SỸ

1. Khung chương trình đào tạo lý thuyết

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Kiến thức chung về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại và chất gây nghiện

Bài 1

Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

1. Trình bày được tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.

2. Trình bày được diễn biến tự nhiên và các giai đoạn của nhiễm HIV

3. Trình bày được các đường lây truyền và không lây truyền HIV

4. Trình bày được các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

2

Bài 2

Tổng quan về chương trình can thiệp giảm tác hại

1. Trình bày được các chương trình can thiệp giảm tác hại trên thế giới.

2. Trình bày được các căn cứ pháp lý để triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại tại Việt Nam.

3. Trình bày được các biện pháp can thiệp giảm tác hại đang triển khai tại Việt Nam.

2

Bài 3

Chất gây nghiện

1. Trình bày được tổng quan về chất gây nghiện.

2. Trình bày được cách phân loại các chất gây nghiện.

3. Trình bày được tác động, tác hại và hậu quả của lạm dụng chất gây nghiện

2

Bài 4

Cơ chế gây nghiện

1. Trình bày được các khái niệm về nghiện.

2. Trình bày được mô hình lý thuyết giải thích nguyên nhân nghiện.

3. Trình bày được cơ chế gây nghiện.

2

b) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

Bài 5

Giới thiệu các phương pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện

1. Trình bày được các phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện phổ biến trên thế giới.

2. Trình bày được các phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại Việt Nam.

1

Bài 6

Chẩn đoán nghiện các chất dạng thuốc phiện

1. Trình bày được cách chẩn đoán nghiện theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.

2

Bài 7

Hội chứng cai và nhiễm độc các chất dạng thuốc phiện

1. Trình bày được các triệu chứng của hội chứng cai và đánh giá hội chứng cai.

2. Trình bày được thang điểm đánh giá hội chứng cai trên lâm sàng theo hướng dẫn ca Bộ Y tế.

3. Trình bày được dấu hiệu nhim độc các chất dạng thuốc phiện.

1

Bài 8

Dược lý lâm sàng của thuốc methadone

1. Trình bày được dược lực học, dược động học của thuốc methadone.

2. Trình bày được chđịnh và chống chđịnh của thuốc methadone.

3. Trình bày được các tác dụng không mong muốn của thuốc methadone.

4. Trình bày được các cơ chế tương tác của chính của thuốc methadone với các thuốc điều trị khác.

5. Trình bày về tương tác thuốc methadone trong một số trường hợp cụ thể.

3

Bài 9

Khám đánh giá ban đầu, khám và khởi liều methadone

1. Trình bày được cách xác định mức độ dung nạp CDTP của bệnh nhân.

2. Trình bày được cách xác định các yếu t nguy cơ ca bệnh nhân điều trị methadone.

3. Trình bày cách xác định các bệnh đồng diễn trên bệnh nhân điều trị methadone.

4. Trình bày được cách xác định liều methadone khởi đầu.

5. Trình bày một số lưu ý để khi liều methadone an toàn.

6. Thảo luận ca bệnh: Khai thác tiền sử, bệnh sử; khám lâm sàng, chỉ định xét nghiệm, xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan

5

Bài 10

Điều trị methadone giai đoạn dò liều

1. Trình bày cách đánh giá bệnh nhân trong giai đoạn dò liều.

2. Trình bày cách điều chỉnh liều điều trị.

3. Trình bày một số vấn đề cần lưu ý trong giai đon dò liều.

2

Bài 11

Điều trị methadone giai đoạn duy trì

1. Trình bày được khái niệm liều duy trì.

2. Trình bày được cách xác định liều duy trì.

3. Trình bày được tiêu chuẩn đánh giá liều duy trì phù hợp.

4. Trình bày được một số trường hợp cần thay đổi liều duy trì.

5. Trình bày được chỉ định chia liều và phương pháp chia liều điều trị

3

Bài 12

Giảm liều methadone, ngừng điều trị và điều trị lại

1. Trình bày được khái niệm về giảm liều methadone.

2. Trình bày được quy trình giảm liều methadone.

3. Trình bày được các tiêu chí ngừng điều trị và điều tr li.

3

Bài 13

Xử trí các tác dụng không mong muốn khi điều trị methadone

1. Trình bày được các tác dụng không mong muốn thường gặp trên bệnh nhân điều trị methadone.

2. Trình bày được cách xtrí các tác dụng không mong muốn khi điều trị methadone.

1

Bài 14

Xử trí các vấn đề đặc biệt trong quá trình điều trị methadone

1. Trình bày được một số tình huống lâm sàng đặc biệt trên bệnh nhân điều trị methadone.

2. Trình bày được hướng xử trí trong một số trường hợp cụ thể trên bệnh nhân điều trị methadone.

2

Bài 15

Điều trị methadone cho một số đi tượng đặc biệt và cho bệnh nhân mắc bệnh đồng diễn khác.

1. Điều trị methadone cho một s đi tượng đặc biệt.

2. Điều trị methadone cho bệnh nhân mắc một số bệnh đồng diễn.

3

c) Tổ chức thực hiện

Bài 16

Giới thiệu một số văn bn pháp quy liên quan đến quản lý chất gây nghiện

1. Trình bày được các quy định pháp luật liên quan đến chất gây nghiện.

2. Trình bày được các quy định hiện hành của Bộ Y tế về quản lý chất gây nghiện.

1

Bài 17

Hướng dẫn tổ chức triển khai cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ ca cán bộ tại cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được cơ cấu tổ chức của cơ sở điều trị methadone.

3. Trình bày được quy trình hoạt động của cơ sđiều tr methadone.

2

Bài 18

Giới thiệu các biểu mẫu, sổ sách ghi chép trong chương trình điều trị methadone

1. Trình bày được tầm quan trọng của việc ghi chép các biểu mẫu, sổ sách.

2. Liệt kê được các biểu mẫu, sổ sách sử dụng cho chương trình điều trị methadone.

3. Biết cách ghi chép và sử dụng từng biểu mẫu, sổ sách, bệnh án.

4

Ôn tập, kiểm tra đánh giá

Đánh giá cuối khóa, đo lường kết quả đầu ra khóa học

Tổng số tiết học

41

2. Khung chương trình đào tạo thực hành

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Quan sát quy trình hoạt động của phòng khám, quan sát lung bệnh nhân, tìm hiu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận của cơ sở điều trị methadone

Bài 1

Quan sát quy trình hoạt động của cơ sở điều trị methadone và tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và chức năng, nhiệm vụ của bác sỹ cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được quy trình hoạt động của cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ chung của cơ sđiều trị methadone và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc.

3. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của bác sỹ cơ sở điều trị methadone

4

Bài 2

Quan sát luồng bệnh nhân của cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được luồng bệnh nhân của cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình điều trị cho người bệnh.

4

b) Thực hành khám điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

Bài 3

Thực hành khám đánh giá ban đầu

1. Biết cách khai thác tiền sử bệnh:

– Tiền sử sử dụng CDTP và các chất gây nghiện khác.

– Tiền sử điều trị nghiện ma túy.

– Hành vi nguy cơ.

– Tiền sử các bệnh lý khác: nội, ngoại, HIV, viêm gan, tâm thần, tâm lý, xã hội.

2. Biết khám đánh giá sức khỏe:

– Khám đánh giá sức khỏe toàn trạng

– Khám đánh giá sức khỏe tâm thần

– Khám đánh giá những dấu hiệu liên quan đến sử dụng ma túy.

3. Biết chẩn đoán nghiện CDTP:

– Chẩn đoán nghiện CDTP

– Chẩn đoán hội chứng cai CDTP

– Đánh giá mức độ dung nạp CDTP.

4. Biết chđịnh các xét nghiệm cận lâm sàng theo quy định.

5. Biết chuyển gửi bệnh nhân đến các dịch vụ khác khi cần.

4

Bài 4

Thực hành khám bệnh nhân giai đoạn dò liều

1. Biết rà soát lại các thông tin của bui khám bệnh trước bao gồm kết quxét nghiệm, thay đổi liều điều trị và tình trạng bệnh nhân.

2. Biết đánh giá độ dung nạp, hội chứng cai và dấu hiệu ngộ độc.

3. Biết đánh giá việc đồng sử dụng rượu, heroin, các chất an thần và các chất gây nghiện khác

4. Biết khám thực thể được tiến hành phù hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân bao gồm đánh giá về HIV và sử dụng chất gây nghiện

5. Biết đánh giá về tuân thủ điều trị và những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị được thảo luận (nếu có)

6. Biết đánh giá và xử trí đúng các tác dụng không mong muốn của methadone

7. Biết theo dõi và xử trí phù hợp các bệnh kết hợp (nếu có)

8. Biết tăng liều phù hợp và được ghi chép chính xác trong bệnh án và được thảo luận với bệnh nhân

9. Biết thảo luận với bệnh nhân về tiến triển điều trị bao gồm những thay đổi trong kế hoạch điều trị và ghi chép đầy đủ trong bệnh án

2

Bài 5

Thực hành khám đánh giá bệnh nhân ở các giai đoạn điều trị và xử trí các bệnh thường gp, các tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân điều trị bằng methadone

1. Biết rà soát lại các thông tin của bui khám bệnh trước, bao gồm kết quả xét nghiệm, thay đổi liều điều trị và tình trạng bệnh nhân

2. Biết đánh giá độ dung nạp, hội chứng cai bằng thang điểm COWS và dấu hiệu ngộ độc

3. Biết đánh giá việc đồng sử dụng rượu, heroin, các chất an thần và các chất gây nghiện khác

4. Biết khám thực thể phù hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân bao gồm đánh giá về HIV và sử dụng chất gây nghiện

5. Biết đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm nhỡ liều, các khó khăn trong tuân thủ điều trị, sự chấp nhận với liều điều trị hiện tại, sự chấp nhận làm xét nghiệm nước tiểu và mức độ cam kết dự phòng tái nghiện trong thời gian dài

6. Biết đánh giá lại và xử trí đúng các tác dụng không mong muốn của methadone

7. Biết đánh giá và đưa ra cách xử trí phù hợp cho các bệnh kết hợp cũ và mới (nếu có)

8. Biết thảo luận với bệnh nhân về tiến triển điều trị bao gồm những thay đổi trong kế hoạch điều trị và ghi chép đầy đủ trong bệnh án

9. Thảo luận với bệnh nhân về kế hoạch chăm sóc hỗ trợ sau khi kết thúc điều trị

10. Tốc độ giảm liều điều trị (chỉ áp dụng trong giai đoạn giảm liều để kết thúc điều trị).

4

Bài 6

Thực hành hội chẩn lâm sàng và làm việc theo nhóm

1. Biết điều hành nhắc nhở về nội quy, đặc biệt là vấn đề bảo mật trong hội chẩn

2. Biết chuẩn bị và trình bày báo cáo ca lâm sàng rõ ràng theo mẫu thảo luận trường hp

3. Biết trình bày tiền sử bệnh và quá trình điều trị bng methadone, kết quả xét nghiệm theo trình tự, các thi điểm, giai đoạn quan trọng được trình bày rõ ràng

4. Biết trình bày các bệnh lý kèm theo bao gồm HIV, Lao, Viêm gan

5. Biết các thông tin về tâm lý xã hội được cung cấp bởi các thành viên liên quan

6. Biết các kết quả, và các tài liệu khác từ bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân được thu thập và thảo luận (nếu có)

7. Biết phân tích, tóm tắt tình trạng người bệnh, đặt vấn đề ưu tiên phù hợp

8. Biết dành đủ thời gian để thảo luận các vấn đề chính về thực thể và tâm lý xã hội của người bệnh và các giải pháp hỗ trợ

9. Biết kết luận hội chẩn và các chỉ định điều trị bao gồm cả kế hoạch điều trị được xây dựng và ghi chép vào sổ hội chẩn và bệnh án

10. Biết ghi chép đầy đủ các vấn đề cần rút kinh nghiệm và các kiến nghị để tăng cường chất lượng dịch vụ.

8

Bài 7

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều trị bệnh nhân methadone

1. Biết được những khó khăn trong quá trình điều trị mà các bác sỹ trước đây đã gặp phải

2. Biết cách xử trí đối với những vấn đề mà các bác sỹ điều trị trước đây đã gặp phải.

6

c) Thực hành ghi chép biểu mẫu, sổ sách, bệnh án dành cho bác sỹ có sở methadone

Bài 8

Thực hành ghi chép các biểu mẫu, sổ sách, bệnh án dành cho bác sỹ

1. Biết điền đầy đcác thông tin vào các mục có trong các biểu mẫu, sổ sách (dành cho bác sỹ).

2. Biết ghi chép chi tiết và chính xác các thông tin vào trong bệnh án:

– Lý do điều chnh liều methadone (tăng/giảm liều phù hợp với từng giai đoạn điều trị),

– Kế hoạch điều trị được trong hồ sơ bệnh án bao gồm cả kết quả thảo luận trường hp được đính với hồ sơ bệnh án (nếu có),

– Kết quả xét nghiệm (máu, nước tiểu nước v.v…) và xử trí phù hợp với mỗi trường hợp kết quả xét nghiệm,

– Biên bản hội chẩn theo quy đnh của Bộ Y tế,

– Các lần bỏ liều điều trị bao gồm cả cách xử trí,

– Chuyển gửi tới các dịch vụ ngoài cơ sở điều trị trong bệnh án.

8

Tổng số tiết học

40

PHỤ LỤC 2

CẤU TRÚC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO DƯỢC SỸ

1. Khung chương trình đào tạo lý thuyết

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Kiến thức chung về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại và chất gây nghiện

Bài 1

Kiến thức cơ bn về HIV/AIDS

1. Trình bày được tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.

2. Trình bày được diễn biến tự nhiên và các giai đoạn của nhiễm HIV/AIDS

3. Trình bày được các đường lây truyền và không lây truyền HIV

4. Trình bày được các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

2

Bài 2

Tổng quan về chương trình can thiệp giảm tác hại

1. Trình bày được các chương trình can thiệp giảm tác hại trên thế giới.

2. Trình bày được các căn cứ pháp lý để triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại tại Việt Nam.

3. Trình bày được các biện pháp can thiệp giảm tác hại đang triển khai tại Việt Nam.

2

Bài 3

Chất gây nghiện

1. Trình bày được tổng quan về chất gây nghiện.

2. Trình bày đưc cách phân loại các chất gây nghiện.

3. Trình bày được tác động, tác hại và hậu qucủa lạm dụng chất gây nghiện

2

Bài 4

Cơ chế gây nghiện

1. Trình bày được các khái niệm về nghiện.

2. Trình bày được nguyên nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện.

3. Trình bày được cơ chế gây nghiện.

2

b) Thuốc methadone và các quy định về quản lý thuốc methadone

Bài 5

Dược lý lâm sàng của thuc methadone

1. Trình bày được dược lực học, dược động học của thuốc methadone.

2. Trình bày được chđịnh và chống chđịnh của thuốc methadone.

3. Trình bày được các tác dụng không mong muốn của thuốc methadone.

4. Trình bày được tương tác của thuốc methadone.

5. Trình bày về tương tác thuốc methadone trong một số trường hợp cụ thể.

3

Bài 6

Tổ chức, yêu cầu và chức năng, nhiệm vụ của cán bộ trong quản lý thuốc methadone tại cơ sđiều tr

Trình bày được chức năng và nhiệm vụ của Trưởng cơ sở điều trị. Dược sỹ, Nhân viên cấp phát thuốc trong quản lý thuốc methadone.

1

Bài 7

Tng quan về qun lý thuốc methadone

1. Mô tả được chuỗi quản lý methadone hiện nay.

2. Liệt kê được các hoạt động chính và các quy trình thao tác chuẩn trong quản lý methadone tai cơ sđiều tr.

1

Bài 8

Quy trình giao nhận thuốc methadone

Trình bày được quy trình giao nhận thuốc methadone ti cơ sở điều tr .

1

Bài 9

Quy trình bảo quản thuốc methadone tại cơ sđiều tr

Trình bày được quy định về bo quản thuốc tại cơ sở điều trị.

1

Bài 10

Quy trình quản lý tồn kho thuốc methadone

1. Trình bày được quy trình kiểm kê thuốc tại cơ sở điều trị.

2. Trình bày được quy định quản lý thuốc methadone tồn kho.

2

Bài 11

Quy trình cấp phát thuốc methadone tại cơ sở điều tr

Trình bày được quy trình cấp phát thuốc methadone tại cơ sở điều trị.

2

Bài 12

Giới thiệu bơm định liều methadone và cách sdụng trong cấp phát thuốc methadone, quy trình bảo dưỡng bơm định liều.

1. Trình bày được cấu tạo và cách thức vận hành của bơm định liều methadone.

2. Trình bày được quy trình vệ sinh bơm và bảo dưỡng bơm.

3. Mô tả được các bước tháo lắp bơm định liều và vận hành được bơm định liều để cấp phát thuốc methadone

2

Bài 13

Quy trình lập dự trù và báo cáo sử dụng thuốc methadone

1. Trình bày được các bước lập và phê duyệt dự trù thuốc methadone.

2. Trình bày được quy trình báo cáo sdụng thuốc methadone.

1

Bài 14

Quy trình xử lý các vấn đề gặp phải trong quản lý thuc methadone tại cơ sđiều trị

1. Trình bày được cách phát hiện các trường hợp bất thường trong quản lý thuốc methadone.

2. Trình bày được hướng xử trí và quy trình xử trí các trường hợp bất thường.

3. Trình bày quy trình hủy thuốc và chai đựng thuốc methadone

2

c) Tổ chức thực hiện

Bài 15

Cơ sở pháp lý và các quy định liên quan đến quản lý thuốc gây nghiện và thuốc methadone

1. Trình bày được các quy định pháp luật liên quan đến chất gây nghiện.

2. Trình bày được các quy định hiện hành của Bộ Y tế về quản lý methadone.

1

Bài 16

Hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu, sổ sách, báo cáo trong quản lý thuốc methadone

1. Trình bày được tầm quan trọng của việc ghi chép các biểu mẫu, sổ sách.

2. Liệt kê được các biu mẫu, sổ sách trong quản lý thuốc methadone.

3. Trình bày được yêu cầu, cách ghi chép và sdụng các biểu mẫu, sổ sách thường dùng.

4. Thc hành điền biểu mẫu, sổ sách.

4

Bài 17

Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thuốc methadone tại cơ sở điều tr

Biết cách cài đặt, sdụng phần mềm quản lý thuốc methadone tại cơ sở điều trị

2

Bài 18

Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật trong quản lý thuốc methadone

1. Trình bày được quy trình giám sát, hỗ trợ kỹ thuật,

2. Trình bày được các chỉ số và ý nghĩa các chsố giám sát

1

Ôn tập, kiểm tra đánh giá

Đánh giá cuối khóa, đo lường kết quả đầu ra khóa hc

Tổng số tiết học

24

2. Khung chương trình đào tạo thực hành

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

Bài 1

Quan sát quy trình hoạt động quản lý methadone tại cơ sở điều trị

1. Quan sát và mô tả được quy trình chung hoạt động hằng ngày của một cơ sở điều trị methadone

2. Mô tả được sự phối hợp giữa bộ phận dược với các bộ phận khác trong hoạt động quản lý methadone tại cơ sở điều trị

4

Bài 2

Thực hành giao nhận thuốc tại cơ sở điều trị

1. Mô tả được các bước và yêu cầu của từng bước trong hoạt động giao nhận thuốc methadone hằng ngày tại cơ sở điều trị.

2. Kiểm tra và ghi chép đầy đủ các thông tin giao nhận methadone từ đơn vị cung ứng cho cơ sở điều trị và giao nhận methadone hằng ngày giữa các bộ phận của cơ sở điều trị.

4

Bài 3

Thực hành bảo quản thuốc methadone tại cơ sở điều trị

1. Biết cách sắp xếp, bo quản thuốc methadone tại kho chính và kho lẻ của cơ sở điều trị.

2. Vận hành được hệ thống báo động, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong kho thuốc của cơ sở điều trị

3. Thực hiện được các bước kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm hằng ngày tại kho thuốc theo đúng quy trình.

4. Thực hiện đúng các bước trong quy trình kiểm kê tồn kho thuốc định kỳ và đột xuất

4

Bài 4

Thực hành cấp phát thuốc tại cơ sở điều trị

1. Chuẩn bị được đầy đủ các hồ sơ, sổ sách, dụng cụ đầu ngày cho cấp phát thuốc methadone.

2. Biết cách tổ chức phân luồng cấp phát thuốc cho bệnh nhân

3. Xác định được danh tính và liều an toàn cho từng bệnh nhân trước khi cấp phát thuốc

4. Sử dụng được bơm định liều để cấp phát thuốc methadone cho bệnh nhân đúng kỹ thuật, đúng liều lượng.

5. Hỗ trợ và giám sát bệnh nhân uống thuốc đúng liều, bo đm an toàn.

8

Bài 5

Thực hành vệ sinh, bảo dưỡng bơm định liều tại cơ sở điều trị

1. Thực hiện được các thao tác vệ sinh bơm định liều hằng ngày theo đúng quy trình

2. Thực hiện được việc tháo lắp bảo dưỡng bơm định liều theo đúng quy trình

4

Bài 6

Thực hành xử lý các bất thường trong quản lý methadone tại cơ sở điều trị

1. Xác định được các tình huống bất thường có thể xảy ra trong hoạt động quản lý thuc methadone tại cơ sở điều trị

2. Mô tả được quy trình xử lý và lập đưc biên bản cho các tình huống bất thường trong quản lý methadone tại cơ sđiều trị

4

Bài 7

Thực hành ghi chép sổ sách, biểu mẫu báo cáo, qun lý methadone tại cơ sở điều trị

1. Liệt kê được các biểu mẫu sổ sách thường quy cần ghi chép, cập nhật thông tin hằng ngày tại cơ sở điều trị methadone theo quy định

2. Thực hiện được việc ghi chép, cập nhật chính xác, đầy đủ các thông tin vào các biểu mẫu, sổ sách theo yêu cầu vào cuối ngày

3. Thực hiện được việc báo cáo sử dụng và tồn kho thuốc methadone cuối tháng với đầy đ thông tin, theo đúng quy trình

4. Thực hiện được việc dự trù thuốc methadone định kỳ cho cơ sđiều trị với đầy đủ thông tin và theo đúng quy trình

8

Bài 8

Thực hành sử dụng phần mềm quản lý methadone tại cơ sđiều trị

1. Cài đặt được phần mềm quản lý thuốc methadone vào máy tính của cơ sở điều trị

2. Tạo được các file quản lý bệnh nhân, quản lý thuốc, báo cáo sử dụng và tồn kho thuốc methadone của cơ sở điều trị hằng tháng và theo định kỳ

3. Cập nhật được các thông tin về xuất nhập, cấp phát, sử dụng, bảo quản và tồn kho thuốc hằng ngày, định kỳ và đột xuất trên phần mềm quản lý thuốc methadone

4

Tổng stiết học

40

PHỤ LỤC 3

CẤU TRÚC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO TƯ VẤN VIÊN

1. Khung chương trình đào tạo lý thuyết

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Kiến thc chung về HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại và chất gây nghiện

Bài 1

Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

1. Trình bày được tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.

2. Trình bày được diễn biến tự nhiên và các giai đoạn của nhiễm HIV/AIDS

3. Trình bày được các đường lây truyền và không lây truyền HIV

4. Trình bày được các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

2

Bài 2

Tổng quan về chương trình can thiệp giảm tác hại

1. Trình bày được các chương trình can thiệp giảm tác hại trên thế giới.

2. Trình bày được các căn cứ pháp lý để triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại tại Việt Nam.

3. Trình bày được các biện pháp can thiệp giảm tác hại đang triển khai tại Việt Nam.

2

Bài 3

Chất gây nghiện

1. Trình bày được tổng quan về chất gây nghiện.

2. Trình bày được cách phân loại các chất gây nghiện.

3. Trình bày được tác động, tác hại và hậu quả của lạm dụng chất gây nghiện

2

Bài 4

Cơ chế gây nghiện

1. Trình bày được các khái niệm về nghiện.

2. Trình bày được nguyên nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện.

3. Trình bày được cơ chế gây nghiện.

2

b) Kiến thức cơ bản về tư vấn trong điều trị nghiện

Bài 5

Đặc điểm tâm lý xã hội và sức khỏe của người lệ thuộc chất gây nghiện

Trình bày được đặc điểm tâm lý xã hội và sức khe của người nghiện

1

Bài 6

Tư vấn và một số khái niệm liên quan. Yêu cầu kiến thức, thái độ, hành vi và đạo đức đối với tư vấn viên tại cơ sđiều trị methadone.

1. Trình bày được ý nghĩa của mối quan hệ hợp tác giữa tư vn viên và bác sĩ của cơ sở điều trị

2. Trình bày được ý nghĩa của mối quan hệ hợp tác giữa tư vấn viên và các cán bộ khác của cơ sđiều trị

3. Trình bày được các yêu cầu trong đảm bo đạo đức và tính chuyên nghiệp của hoạt động cơ sở điều trị.

4. Trình bày và có khả năng đóng vai được các kỹ năng tư vấn cơ bản.

5. Trình bày và có khả năng đóng vai được các kỹ năng tư vấn nâng cao.

2

Bài 7

Các giai đoạn thay đổi hành vi và Phng vấn tạo động lực

1. Trình bày được đặc điểm các giai đoạn thay đổi hành vi và chiến lược tư vấn cho từng giai đoạn.

2. Trình bày được nội dung cơ bản của phỏng vấn tạo động lực.

3. Áp dụng được các giai đoạn thay đổi hành vi và phỏng vấn tạo động lc đtư vấn trong điều trnghiện ma túy.

4. Áp dụng được một số kỹ năng tư vấn cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

2

Bài 8

Kỹ năng đặt mục tiêu và giải quyết vấn đề

1. Trình bày được cách xác định vấn đề theo từng giai đoạn điều trị.

2. Trình bày được nội dung lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

3. Trình bày được cách xác định các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

4. Trình bày được nội dung các bước thực hiện giải quyết vấn đề

3

c) Tư vấn trong các giai đoạn điều trị nghiện chất dạng thuc phiện bằng methadone

Bài 9

Đánh giá ban đầu bệnh nhân tham gia điều trị

1. Trình bày được mục đích và nguyên tắc khi thực hiện đánh giá ban đầu trong tư vấn điều trị ma túy.

2. Trình bày được những nội dung chính trong đánh giá ban đầu trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

3. Thực hiện được buổi đánh giá ban đầu trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.

2

Bài 10

Hướng dẫn giáo dục nhóm chuẩn bị trước điều tr

1. Trình bày được một số nguyên tắc và phương pháp học của người lớn.

2. Nêu được mục đích, tiến trình và những lưu ý khi tiến hành một buổi giáo dục nhóm.

3. Trình bày được mục tiêu, nội dung và các bước tiến hành của buổi giáo dục nhóm lần 1.

4. Thực hành đóng vai tư vấn viên thực hiện giáo dục nhóm lần 1

4

Bài 11

Tư vấn đánh giá toàn diện tuân thđiều trị và nhu cầu htrợ tâm lý xã hội

1. Mô tả định nghĩa tuân thđiều trị và ảnh hưởng của nó đến quá trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện trên người bệnh uống methadone

2. Phân tích các khó khăn và trngại đi với việc tuân thủ điều trị

3. Xác định yếu tố ảnh hưởng và vai trò của nhân viên chăm sóc sức khỏe trong hỗ trợ tuân thủ điều trị

4. Áp dụng được kiến thức về tuân thủ điều trị đưa ra giải pháp hỗ trợ bệnh nhân/khách hàng trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.

4

Bài 12

Dự phòng tái nghiện

1. Xác định được các nguyên nhân dẫn đến tái nghiện

2. Nhận biết được các yếu tố có thảnh hưởng đến kết quả điều trị nghiện

3. Can thiệp, hướng dn khách hàng áp dụng các kỹ thuật dự phòng tái nghiện hiệu quả.

2

Bài 13

Tư vấn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

1. Nội dung tư vấn giảm nguy cơ thông qua tiêm chích an toàn

2. Nội dung tư vn giảm nguy cơ thông qua quan hệ tình dục an toàn

1

Bài 14

Quản lý bệnh nhân có hành vi đặc biệt

1. Trình bày được những đặc điểm nhân cách thường gặp ở bệnh nhân nghiện ma túy.

2. Trình bày được các phương pháp xtrí, quản lý nhóm bệnh nhân có nhân cách xã hội đc bit.

1

c) Tổ chức thực hiện

Bài 15

Giới thiệu một số văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất gây nghiện

1. Trình bày được các quy định pháp luật liên quan đến chất gây nghiện.

2. Trình bày được các quy định hiện hành của Bộ Y tế về qun lý methadone.

1

Bài 16

Hướng dẫn tổ chức trin khai cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tại cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được cơ cấu tổ chức của cơ sở điều trị methadone.

3. Trình bày được quy trình hoạt động của cơ sở điều trmethadone.

2

Ôn tập, kiểm tra đánh giá

Đánh giá cuối khóa, đo lường kết quđầu ra khóa hc

Tổng số tiết học

34

2. Khung chương trình đào tạo thực hành

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

a) Quan sát quy trình hoạt động của cơ sở điều trị, quan sát luồng bệnh nhân, tìm hiu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận của cơ sở điều trị methadone

Bài 1

Quan sát quy trình hoạt động của cơ sở điều trị methadone và tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và chức năng, nhiệm vụ của tư vấn viên cơ sở điều tr methadone

1. Trình bày được quy trình hoạt động của cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ chung của cơ sở điều trị methadone và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc.

3. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của tư vấn viên cơ sở điều trị methadone

4

Bài 2

Quan sát luồng bệnh nhân của cơ sở điều trị methadone

1. Trình bày được luồng bệnh nhân của cơ sở điều trị methadone.

2. Trình bày được sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình điều trị cho người bệnh.

4

b) Thực hành tư vấn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

Bài 3

Thực hành 3 buổi giáo dục nhóm trước điều trị

1. Biết mđầu buổi giáo dục nhóm:

Chào mừng và tạo không khí thoải mái cho bệnh nhân.

Giới thiệu mục tiêu của buổi giáo dục nhóm

2. Biết trình bày nội dung buổi giáo dục nhóm sử dụng phương pháp giảng dạy cho người lớn. Giáo dục nhóm lần 1:

Thông tin cơ bản về methadone và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị.

Giới thiệu nội quy, quy định của phòng khám Giáo dục nhóm lần 2:

Củng cố kiến thức cơ bản về methadone cho bệnh nhân

Lưu ý quan trọng cho ngày khởi liều, bao gồm: thời gian, địa điểm, quy trình khám, yêu cầu đi với việc sử dụng heroin và các chất gây nghiện khác trước và sau khởi liều.

Rà soát quá trình điều chỉnh liều và kế hoạch khám, tư vấn.

Đưa bệnh nhân đi tham quan phòng khám Giáo dục nhóm lần 3:

Tìm hiểu cảm giác của bệnh nhân khi được dùng liều đầu tiên

Dự phòng lây nhiễm HIV và sống lành mạnh

3. Biết kết thúc buổi giáo dục nhóm

Tóm tắt nội dung buổi giáo dục nhóm

Trả lời câu hỏi của bệnh nhân và người nhà

Đưa tài liệu hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà

9

Bài 4

Thực hành khám đánh giá ban đầu

1. Biết cách khai thác thông tin về tâm lý xã hội của bệnh nhân:

Nơi , mối quan hệ gia đình, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tâm lý, tình cảm.

Công việc hiện tại và quá trình làm việc trước đây.

Khả năng tài chính và phương tiện đi lại

Hành vi tình dục

Tiền án, tiền sự

2. Biết cách khai thác tiền ssử dụng chất gây nghiện:

Tiền sử sử dụng CDTP và các chất gây nghiện khác.

Tiền sử điều trị nghiện ma túy.

Lý do tái nghiện chủ yếu

3. Biết đánh giá động cơ tham gia chương trình điều trị bng methadone và giai đoạn thay đổi hành vi:

Điều thích và không thích đối với việc sử dụng heroin

Lý do điều trị

Mong muốn của bệnh nhân khi tham gia chương trình

4. Biết tìm hiểu kiến thức và thái độ của bệnh nhân về methadone và chương trình điều trị

Kiến thức hiện có của bệnh nhân về methadone và chương trình điều trị

Thái độ của bệnh nhân đi với việc đến cơ sở nhận thuốc hàng ngày.

5. Biết đánh giá điều kiện tham gia chương trình của bệnh nhân và chuyển gửi bệnh nhân đến các dịch vụ khác nếu cần.

5

Bài 5

Thực hành tư vấn bệnh nhân giai đoạn dò liều và điều chỉnh liều

1. Biết rà soát lại các thông tin của bui tư vn trước bao gồm thay đổi liều điều trị và tình trạng bệnh nhân.

2. Biết tìm hiểu cảm giác của bệnh nhân tại liều hiện tại.

3. Biết tìm hiểu việc sử dụng heroin và các chất gây nghiện khác

4. Biết đánh giá về tuân thủ điều trị và những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị được tho luận (nếu có)

5. Biết đánh giá đúng và hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp xử trí đơn giản với các tác dụng không mong muốn của methadone (nếu có)

6. Biết thảo luận với bệnh nhân về tiến triển điều trị bao gồm những thay đổi trong kế hoạch điều trị và ghi chép đầy đủ trong biểu mẫu tư vn.

4

Bài 6

Thực hành tư vấn bệnh nhân giai đoạn duy trì liều

1. Biết rà soát lại các thông tin của bui tư vn trước bao gồm thay đổi liều điều trị và tình trạng bệnh nhân.

2. Biết tìm hiểu cảm giác của bệnh nhân tại liều hiện tại.

3. Biết tìm hiểu việc sdụng heroin và các chất gây nghiện khác

4. Biết hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp dự phòng tái nghiện phù hợp.

5. Biết đánh giá về tuân thủ điều trị và những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị được tho luận (nếu có)

6. Biết đánh giá đúng và hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp x trí đơn giản với các tác dụng không mong muốn của methadone (nếu có)

7. Biết tho luận với bệnh nhân về tiến trin điều trị bao gồm những thay đổi trong kế hoạch điều trị và ghi chép đầy đủ trong biểu mẫu tư vấn.

4

Bài 7

Thực hành hội chẩn lâm sàng và làm việc theo nhóm

1. Biết cách cùng chun bị báo cáo ca lâm sàng với bác sĩ

2. Biết trình bày tiền sử bệnh và quá trình điều trị bằng methadone, tiến trin của bệnh nhân về sdụng heroin và chất gây nghiện khác, biến chuyển về tâm lý xã hội, các khủng hoảng tâm lý (nếu có).

3. Biết ghi chép đầy đcác vấn đề cần t kinh nghiệm và các kiến nghị để tăng cường chất lượng dịch vụ.

3

Bài 8

Chia sẻ kinh nghiệm trong tư vn, điều trị bệnh nhân methadone

1. Biết được những khó khăn trong quá trình điều trmà các bác sỹ trước đây đã gặp phải

2. Biết cách xử trí đối với những vấn đề mà các bác sỹ điều trị trước đây đã gặp phải.

4

c) Thực hành ghi chép biểu mẫu, sổ sách có sở methadone

Bài 9

Thực hành ghi chép các biểu mu, sổ sách dành cho tư vấn viên

1. Biết điền đầy đủ các thông tin vào các mục có trong các biểu mẫu, sổ sách (dành cho tư vấn viên).

2. Biết ghi chép chi tiết và chính xác các thông tin vào trong biểu mẫu:

Tình trạng bệnh nhân kể từ lần tư vấn trước

Số lần nhỡ liều, lý do và giải pháp

Tác dụng phụ (nếu có)

Trải nghiệm sử dụng CDTP và chất gây nghiện khác của bệnh nhân

Các vấn đề của bệnh nhân và vấn đề ưu tiên giải quyết

Kế hoạch thay đổi hành vi của bệnh nhân

Can thiệp của tư vấn viên trong buổi tư vấn

3

Tổng stiết học

40

PHỤ LỤC 4

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE

…………..(1)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……./Mã GCN (2)

CHỨNG NHẬN ĐÀO TẠO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE

Chứng nhận: ông/bà

Sinh ngày:

Đơn vị công tác:

Đã hoàn thành khóa học theo chương trình đào tạo điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone (3):

……………………………………………………………………………………………………………………

Tổng số:tiết học (bằng chữ……………………………………………………………………… )

Từ ngày……tháng…….năm 201…, đến ngày…….tháng…….năm 201…

PHỤ TRÁCH KHÓA HỌC
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Nơi cấp, ngày……tháng……năm 201…
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Kích thước giấy chứng nhn: 19×27 cm – khổ ngang

(1)Ghi theo đơn vị chủ quản

(2)Mã do Bộ Y tế/SY tế cấp (nếu có)

(3)Ghi tên khóa học

PHỤ LỤC 5

MẪU GIẤY XÁC NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH

………1……..
…………2……….

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: /GXNTH

……3….., ngày tháng năm 20

GIẤY XÁC NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE

…………………………4…………………xác nhận:

Ông/bà:……………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:5……………………………………………………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:……………………………………………………………..

Ngày cấp:…………………………………………………….. Nơi cấp:…………………………………….

Văn bng chuyên môn:………………………………. Năm tốt nghiệp:……………………………..

đã tham gia thực hành tại ……………2…………, vị trí thực hành …………6……….. trong thời gian ……………7……………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Tên đơn vị chủ quản

2 Tên cơ sở điều trị methadone

3 Địa danh

4 Lãnh đạo đơn vị chủ quản

5 Ghi rõ địa ch theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú

6 Ghi rõ vị trí thực hành tại cơ sở điều trị methadone là bác sỹ, dược sỹ hay tư vấn viên

7 Ghi cụ thể thời gian thực hành từ ngày…. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm….

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 159/QĐ-BYT 2016 hướng dẫn đào tạo điều trị nghiện thuốc phiện bằng methadone”