Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 2499/BGDĐT-KHCNMT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho Chương trình Tây Nguyên 3 thực hiện từ năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——————-
Số: 2499/BGDĐT-KHCNMT
V/v: Đề xuất nhiệm vụ KH&CN cho Chương trình Tây Nguyên 3 thực hiện từ năm 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2012

Kính gửi:
Các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngày 29 tháng 8 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 2632/QĐ-BKH&CN phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên”, Mã số KHCN-TN3/11-15 (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên 3) do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, GS.TS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện KH&CN Việt nam làm Chủ nhiệm Chương trình.
1. Mục tiêu
– Cung cấp luận cứ khoa học cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững khu vực Tây Nguyên;
– Cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong xây dựng kế hoạch 5 năm trước mắt và tiếp theo;
– Ứng dụng, chuyển giao công nghệ thích hợp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực Tây Nguyên;
Bước đầu đề xuất mô hình phát triển bền vững cho Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
2. Nội dung nghiên cứu chính
– Đánh giá tổng kết thực trạng phát triển kinh tế xã hội cho Tây Nguyên trong 25 năm đổi mới và phát triển; Nghiên cứu đề xuất quan điểm, mô hình, định hướng và hệ giải pháp cho phát triển bền vững Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên;
– Nghiên cứu các vấn đề văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, an ninh- quốc phòng trong tiến trình phát triển Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững;
Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp- nông dân- nông thôn cho vùng Tây Nguyên;
– Xây dựng luận cứ khoa học cho việc quản lý tổng hợp, quy hoạch, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quan trọng: sinh vật, đất, nước, khoáng sản… Xây dựng các mô hình khai thác, quản lý tổng hợp tài nguyên-môi trường ở các vùng sinh thái đặc thù và các lưu vực sông quan trọng trên Tây Nguyên;
Đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái cơ bản trên Tây Nguyên; Nghiên cứu tính đa dạng, độc đáo của các hệ sinh thái điển hình trên Tây Nguyên; Các giải pháp khai thác bền vững và giải pháp phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa;
– Nghiên cứu nguyên nhân và cảnh báo một số dạng thiên tai như: nứt đất, trượt lở đất, lũ quét, hoang mạc hóa, thoái hóa đất, hạn hán…, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng tránh;
– Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm sản, mô hình kinh tế-sinh thái, các sản phẩm sinh học (thực phẩm, dược phẩm, chế phẩm chức năng, hóa hợp chất tự nhiên…), năng lượng, phân bón, chế phẩm cải tạo môi trường, xử lý ô nhiễm, các công nghệ thích hợp khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, các công nghệ tiên tiến phục vụ quản lý phát triển bền vững kinh tế-xã hội;
– Xây dựng và chuyển giao cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế-xã hội cho toàn Tây Nguyên và mỗi tỉnh bằng các phần mềm tiên tiến, dễ truy cập. Xây dựng các bộ Atlas điện tử phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo các cấp. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, đào tạo nguồn nhân lực quản lý khoa học và cơ chế cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý lãnh thổ.
3. Sản phẩm khoa học và công nghệ chủ yếu
– Báo cáo đánh giá tổng kết thực trạng phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên trong 25 năm đổi mới và phát triển; quan điểm, định hướng và hệ giải pháp cho phát triển bền vững Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên;
– Định hướng, giải pháp quản lý và phát triển văn hóa, xã hội, tôn giáo, bảo đảm an ninh-quốc phòng trong tiến trình phát triển Tây nguyên trên quan điểm phát triển bền vững;
– Luận cứ khoa học cho việc quản lý tổng hợp, quy hoạch, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quan trọng: sinh vật, đất, nước, khoáng sản… Các mô hình khai thác, quản lý tổng hợp tài nguyên-môi trường ở các vùng sinh thái đặc thù và các lưu vực sông quan trọng trên Tây Nguyên;
– Kết quả ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm sản, mô hình kinh tế-sinh thái, các sản phẩm sinh học (thực phẩm, dược phẩm, chế phẩm chức năng, hóa hợp chất tự nhiên…), năng lượng, phân bón, chế phẩm cải tạo môi trường, xử lý ô nhiễm… Các công nghệ thích hợp khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên phục vụ quản lý phát triển bền vững kinh tế-xã hội;
– Cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế-xã hội cho toàn Tây Nguyên và mỗi tỉnh; các bộ Atlas điện tử phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo các cấp.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị căn cứ vào điều kiện của đơn vị mình, đề xuất (theo mẫu 1) các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho Chương trình Tây Nguyên 3 thực hiện từ năm 2013 phù hợp với mục tiêu, nội dung nêu trên, tổng hợp các đề xuất thành danh mục (theo mẫu 2) và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (49 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội) và qua địa chỉ thư điện tử vukhcn@moet.gov.vntrước 17h00 ngày 20/5/2012 để tổng hợp, gửi Bộ KH&CN.

Nơi nhận:
– Như trên;
– TTr Trần Quang Quý (để b/c);
– Lưu: VT, KHCNMT.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Đã kí
Tạ Đức Thịnh
Thuộc tính văn bản
Công văn 2499/BGDĐT-KHCNMT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho Chương trình Tây Nguyên 3 thực hiện từ năm 2013
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 2499/BGDĐT-KHCNMT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Tạ Đức Thịnh
Ngày ban hành: 26/04/2012 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——————-
Số: 2499/BGDĐT-KHCNMT
V/v: Đề xuất nhiệm vụ KH&CN cho Chương trình Tây Nguyên 3 thực hiện từ năm 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2012

Kính gửi:
Các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngày 29 tháng 8 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 2632/QĐ-BKH&CN phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên”, Mã số KHCN-TN3/11-15 (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên 3) do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, GS.TS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện KH&CN Việt nam làm Chủ nhiệm Chương trình.
1. Mục tiêu
– Cung cấp luận cứ khoa học cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững khu vực Tây Nguyên;
– Cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong xây dựng kế hoạch 5 năm trước mắt và tiếp theo;
– Ứng dụng, chuyển giao công nghệ thích hợp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực Tây Nguyên;
Bước đầu đề xuất mô hình phát triển bền vững cho Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
2. Nội dung nghiên cứu chính
– Đánh giá tổng kết thực trạng phát triển kinh tế xã hội cho Tây Nguyên trong 25 năm đổi mới và phát triển; Nghiên cứu đề xuất quan điểm, mô hình, định hướng và hệ giải pháp cho phát triển bền vững Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên;
– Nghiên cứu các vấn đề văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, an ninh- quốc phòng trong tiến trình phát triển Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững;
Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp- nông dân- nông thôn cho vùng Tây Nguyên;
– Xây dựng luận cứ khoa học cho việc quản lý tổng hợp, quy hoạch, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quan trọng: sinh vật, đất, nước, khoáng sản… Xây dựng các mô hình khai thác, quản lý tổng hợp tài nguyên-môi trường ở các vùng sinh thái đặc thù và các lưu vực sông quan trọng trên Tây Nguyên;
Đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái cơ bản trên Tây Nguyên; Nghiên cứu tính đa dạng, độc đáo của các hệ sinh thái điển hình trên Tây Nguyên; Các giải pháp khai thác bền vững và giải pháp phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa;
– Nghiên cứu nguyên nhân và cảnh báo một số dạng thiên tai như: nứt đất, trượt lở đất, lũ quét, hoang mạc hóa, thoái hóa đất, hạn hán…, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng tránh;
– Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm sản, mô hình kinh tế-sinh thái, các sản phẩm sinh học (thực phẩm, dược phẩm, chế phẩm chức năng, hóa hợp chất tự nhiên…), năng lượng, phân bón, chế phẩm cải tạo môi trường, xử lý ô nhiễm, các công nghệ thích hợp khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, các công nghệ tiên tiến phục vụ quản lý phát triển bền vững kinh tế-xã hội;
– Xây dựng và chuyển giao cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế-xã hội cho toàn Tây Nguyên và mỗi tỉnh bằng các phần mềm tiên tiến, dễ truy cập. Xây dựng các bộ Atlas điện tử phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo các cấp. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, đào tạo nguồn nhân lực quản lý khoa học và cơ chế cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý lãnh thổ.
3. Sản phẩm khoa học và công nghệ chủ yếu
– Báo cáo đánh giá tổng kết thực trạng phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên trong 25 năm đổi mới và phát triển; quan điểm, định hướng và hệ giải pháp cho phát triển bền vững Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên;
– Định hướng, giải pháp quản lý và phát triển văn hóa, xã hội, tôn giáo, bảo đảm an ninh-quốc phòng trong tiến trình phát triển Tây nguyên trên quan điểm phát triển bền vững;
– Luận cứ khoa học cho việc quản lý tổng hợp, quy hoạch, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quan trọng: sinh vật, đất, nước, khoáng sản… Các mô hình khai thác, quản lý tổng hợp tài nguyên-môi trường ở các vùng sinh thái đặc thù và các lưu vực sông quan trọng trên Tây Nguyên;
– Kết quả ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm sản, mô hình kinh tế-sinh thái, các sản phẩm sinh học (thực phẩm, dược phẩm, chế phẩm chức năng, hóa hợp chất tự nhiên…), năng lượng, phân bón, chế phẩm cải tạo môi trường, xử lý ô nhiễm… Các công nghệ thích hợp khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên phục vụ quản lý phát triển bền vững kinh tế-xã hội;
– Cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế-xã hội cho toàn Tây Nguyên và mỗi tỉnh; các bộ Atlas điện tử phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo các cấp.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị căn cứ vào điều kiện của đơn vị mình, đề xuất (theo mẫu 1) các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho Chương trình Tây Nguyên 3 thực hiện từ năm 2013 phù hợp với mục tiêu, nội dung nêu trên, tổng hợp các đề xuất thành danh mục (theo mẫu 2) và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (49 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội) và qua địa chỉ thư điện tử vukhcn@moet.gov.vntrước 17h00 ngày 20/5/2012 để tổng hợp, gửi Bộ KH&CN.

Nơi nhận:
– Như trên;
– TTr Trần Quang Quý (để b/c);
– Lưu: VT, KHCNMT.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Đã kí
Tạ Đức Thịnh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 2499/BGDĐT-KHCNMT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho Chương trình Tây Nguyên 3 thực hiện từ năm 2013”