BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN —————
Số: 1438/BNN-TCTS
V/v: hướng dẫn triển khai Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2012
|
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 13 tháng 02 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (Quyết định số 188/QĐ-TTg). Theo quyết định trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban chỉ đạo Chương trình; phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các nhiệm vụ, dự án ưu tiên theo phân cấp.
Để chương trình sớm được triển khai, ngày 31 tháng 3 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 188/QĐ-TTg đến các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong toàn quốc. Trên cơ sở nội dung thống nhất tại Hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Tổ chức hội nghị triển khai các nội dung của Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (Chương trình 188) đến cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.
2. Thành lập ban chỉ đạo Chương trình 188, tổ thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo Chương trình tại địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung chủ yếu của Chương trình, trước mắt giai đoạn 2012-2015 tập trung ưu tiên cho một số nội dung sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Trong đó tập trung đối tượng tuyên truyền là ngư dân khai thác thủy sản vùng ven bờ, thanh thiếu niên, học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức điều tra, nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với địa phương; từng bước giảm dần một số loại nghề khai thác không khuyến khích, khai thác thủy sản còn non ở vùng biển ven bờ.
c) Tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản trái phép, đặc biệt là các hoạt động khai thác thủy sản sử dụng xung điện, chất nổ, hóa chất; sử dụng các ngư cụ cấm khai thác theo quy định của phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ đã ban hành.
d) Tiến hành điều tra, khảo sát, lập quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa theo phân cấp tại địa phương (theo phụ lục I tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008; khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia có toàn bộ diện tích nằm trên địa bàn tỉnh); đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn trên.
e) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, lập danh mục, phê duyệt các dự án, đề án ưu tiên thuộc Chương trình do địa phương thực hiện; triển khai thả bổ sung giống thủy sản hàng năm nhằm tái tạo nguồn lợi ngoài thủy vực tự nhiên; Tùy theo đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền để xác định và lựa chọn các đối tương bản địa, đối tượng có giá trị kinh tế để thả giống. Ưu tiên thả giống tại các loại hình thủy vực như: hồ tự nhiên, hồ chứa vừa và lớn, khu vực đầm phá, cửa sông ven biển.
4. Bố trí nguồn ngân sách địa phương hàng năm để triển khai các nội dung ưu tiên trên, đặc biệt nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu quả khu bảo tồn vùng nước nội địa trên địa bàn tỉnh.
5. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá tổng quan hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam; nguồn lợi hải sản ven bờ; nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý khu bảo tồn; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, giám sát các hoạt động gây ảnh hưởng đến nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần khẩn trương báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban chỉ đạo Chương trình bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 để phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ trưởng (b/c); – Văn phòng Chính phủ; – Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; – Bộ Tài nguyên và Môi trường; – Vụ KHCN&MT; KH; TC
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN —————
Số: 1438/BNN-TCTS
V/v: hướng dẫn triển khai Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2012
|
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 13 tháng 02 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (Quyết định số 188/QĐ-TTg). Theo quyết định trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban chỉ đạo Chương trình; phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các nhiệm vụ, dự án ưu tiên theo phân cấp.
Để chương trình sớm được triển khai, ngày 31 tháng 3 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 188/QĐ-TTg đến các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong toàn quốc. Trên cơ sở nội dung thống nhất tại Hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Tổ chức hội nghị triển khai các nội dung của Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (Chương trình 188) đến cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.
2. Thành lập ban chỉ đạo Chương trình 188, tổ thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo Chương trình tại địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung chủ yếu của Chương trình, trước mắt giai đoạn 2012-2015 tập trung ưu tiên cho một số nội dung sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Trong đó tập trung đối tượng tuyên truyền là ngư dân khai thác thủy sản vùng ven bờ, thanh thiếu niên, học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức điều tra, nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với địa phương; từng bước giảm dần một số loại nghề khai thác không khuyến khích, khai thác thủy sản còn non ở vùng biển ven bờ.
c) Tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản trái phép, đặc biệt là các hoạt động khai thác thủy sản sử dụng xung điện, chất nổ, hóa chất; sử dụng các ngư cụ cấm khai thác theo quy định của phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ đã ban hành.
d) Tiến hành điều tra, khảo sát, lập quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa theo phân cấp tại địa phương (theo phụ lục I tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008; khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia có toàn bộ diện tích nằm trên địa bàn tỉnh); đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn trên.
e) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, lập danh mục, phê duyệt các dự án, đề án ưu tiên thuộc Chương trình do địa phương thực hiện; triển khai thả bổ sung giống thủy sản hàng năm nhằm tái tạo nguồn lợi ngoài thủy vực tự nhiên; Tùy theo đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền để xác định và lựa chọn các đối tương bản địa, đối tượng có giá trị kinh tế để thả giống. Ưu tiên thả giống tại các loại hình thủy vực như: hồ tự nhiên, hồ chứa vừa và lớn, khu vực đầm phá, cửa sông ven biển.
4. Bố trí nguồn ngân sách địa phương hàng năm để triển khai các nội dung ưu tiên trên, đặc biệt nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu quả khu bảo tồn vùng nước nội địa trên địa bàn tỉnh.
5. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá tổng quan hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam; nguồn lợi hải sản ven bờ; nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý khu bảo tồn; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, giám sát các hoạt động gây ảnh hưởng đến nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần khẩn trương báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban chỉ đạo Chương trình bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 để phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ trưởng (b/c); – Văn phòng Chính phủ; – Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; – Bộ Tài nguyên và Môi trường; – Vụ KHCN&MT; KH; TC
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.