Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nội dung Đề án Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——————-
Số: 644/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NỘI DUNG ĐỀ ÁN “SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ,
HIẾM CỦA VIỆT NAM VÀ VỀ VIỆT NAM”
———————————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia;
Căn cứ Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại tờ trình số 3809/TTr-BNV ngày 26 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” với những nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu
a) Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm để bổ sung vào các phông lưu trữ đang bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ).
b) Bảo quản an toàn và phát huy hiệu quả giá trị của các tài liệu lưu trữ quý, hiếm sưu tầm được.
c) Trợ giúp các cá nhân, gia đình, dòng họ… trong việc bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ quý, hiếm – một bộ phận di sản quý giá của dân tộc trước nguy cơ ngày càng bị xuống cấp do không được bảo quản đúng chế độ.
2. Phạm vi và đối tượng
a) Thời gian thực hiện: 2012 – 2020.
b) Đối tượng sưu tầm của Đề án: Tài liệu lưu trữ quý, hiếm bao gồm những tài liệu có giá trị đặc biệt, hiếm có về nội dung, hình thức vật mang tin và thời gian.
– Nội dung tài liệu sưu tầm:
+ Tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp về chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam;
+ Tài liệu về hoạt động của bộ máy Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam; các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà tài liệu trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia không có hoặc có nhưng không đầy đủ;
+ Tài liệu về nguồn gốc, quá trình phát triển phản ánh sinh động và chân thực cuộc sống vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử;
+ Tài liệu về các cá nhân, gia đình, dòng họ có nhiều dấu ấn trong lịch sử Việt Nam.
– Hình thức tài liệu sưu tầm:
+ Độc đáo về vật mang tin (lá, gỗ, vải, da, giấu dó…);
+ Độc đáo về ngôn ngữ thể hiện, hình thức trình bày, kỹ thuật chế tác (hình vẽ, hoa văn, ký hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh…);
+ Bản chính, bản gốc, bản thảo viết tay hoặc có bút tích của các cá nhân tiêu biểu.
c) Địa điểm sưu tầm
– Ở trong nước: Tại các cơ sở thờ tự; các cá nhân, gia đình, dòng họ… trên phạm vi toàn quốc;
– Ở nước ngoài: Địa điểm sưu tầm chủ yếu là các cơ sở Lưu trữ, Thư viện, Bảo tàng, Viện nghiên cứu và các tổ chức, cá nhân có tài liệu về Việt Nam.
3. Nội dung thực hiện Đề án
a) Điều tra, thống kê và lập danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm ở trong nước và ở nước ngoài:
– Điều tra, khảo sát, lập danh mục tài liệu;
– Tra cứu, biên dịch và tổng hợp thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để lập danh mục tài liệu;
– Trao đổi danh mục tài liệu với các cơ quan, tổ chức lưu trữ;
b) Thẩm định danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm
Việc thẩm định danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm cần sưu tầm sẽ do hội đồng Xác định tài liệu lưu trữ quý, hiếm của người Việt Nam thực hiện.
c) Tổ chức sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm
Thực hiện sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm theo phương thức sau:
– Ở trong nước:
+ Tuyên truyền, vận động các cơ sở thờ tự, cá nhân, gia đình, dòng họ hiến tặng, ký gửi tài liệu lưu trữ quý, hiếm cho các Lưu trữ quốc gia để bảo quản an toàn và phát huy tốt nhất giá trị của tài liệu;
+ Lập bản sao hợp pháp của tài liệu bằng công nghệ số hóa trong trường hợp chủ sở hữu tài liệu không đồng ý hiến tặng, ký gửi, bán bản gốc tài liệu;
+ Xây dựng tài liệu lịch sử bằng các hình thức: Phỏng vấn, ghi âm, ghi hình… đối với cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài là các nhà hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học, các văn nghệ sỹ… để bổ sung cho các sự kiện lịch sử của Việt Nam;
+ Thỏa thuận xin, mua bản gốc tài liệu.
– Ở nước ngoài:
+ Lập bản sao hợp pháp tài liệu bằng công nghệ số hóa;
+ Thỏa thuận xin, mua bản gốc tài liệu;
+ Thỏa thuận trao đổi tài liệu.
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đi sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm
Cán bộ đi sưu tầm tài liệu phải được đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công tác sưu tầm tài liệu.
đ) Xử lý, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ quý, hiếm sau khi sưu tầm
Tài liệu lưu trữ quý, hiếm sau khi sưu tầm phải được xử lý, tổ chức khoa học theo đúng quy định.
4. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ Ngân sách Nhà nước.
b) Bộ Nội vụ lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án gửi Bộ Tài chính tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Nội vụ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nội vụ
a) Chủ trì, hướng dẫn thực hiện Đề án đã được phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.
b) Thành lập Hội đồng Xác định tài liệu luu trữ quý, hiếm của Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là đại diện các cơ quan: Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; khi cần thiết, Hội đồng mời thêm các chuyên gia, các nhà khoa học có liên quan.
– Nhiệm vụ của Hội đồng:
+ Thẩm định danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm để lựa chọn tài liệu lưu trữ cần sưu tầm;
+ Định giá mua tài liệu lưu trữ quý, hiếm theo quy định. Trường hợp vượt quá khung mức chi theo quy định trong cơ chế tài chính, Hội đồng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Quy chế làm việc của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.
c) Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện Đề án hàng năm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;
– Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội;
– Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHQT, NC, ĐP;
– Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

Thuộc tính văn bản
Quyết định 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nội dung Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 644/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 31/05/2012 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——————-
Số: 644/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NỘI DUNG ĐỀ ÁN “SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ,
HIẾM CỦA VIỆT NAM VÀ VỀ VIỆT NAM”
———————————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia;
Căn cứ Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại tờ trình số 3809/TTr-BNV ngày 26 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” với những nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu
a) Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm để bổ sung vào các phông lưu trữ đang bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ).
b) Bảo quản an toàn và phát huy hiệu quả giá trị của các tài liệu lưu trữ quý, hiếm sưu tầm được.
c) Trợ giúp các cá nhân, gia đình, dòng họ… trong việc bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ quý, hiếm – một bộ phận di sản quý giá của dân tộc trước nguy cơ ngày càng bị xuống cấp do không được bảo quản đúng chế độ.
2. Phạm vi và đối tượng
a) Thời gian thực hiện: 2012 – 2020.
b) Đối tượng sưu tầm của Đề án: Tài liệu lưu trữ quý, hiếm bao gồm những tài liệu có giá trị đặc biệt, hiếm có về nội dung, hình thức vật mang tin và thời gian.
– Nội dung tài liệu sưu tầm:
+ Tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp về chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam;
+ Tài liệu về hoạt động của bộ máy Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam; các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà tài liệu trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia không có hoặc có nhưng không đầy đủ;
+ Tài liệu về nguồn gốc, quá trình phát triển phản ánh sinh động và chân thực cuộc sống vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử;
+ Tài liệu về các cá nhân, gia đình, dòng họ có nhiều dấu ấn trong lịch sử Việt Nam.
– Hình thức tài liệu sưu tầm:
+ Độc đáo về vật mang tin (lá, gỗ, vải, da, giấu dó…);
+ Độc đáo về ngôn ngữ thể hiện, hình thức trình bày, kỹ thuật chế tác (hình vẽ, hoa văn, ký hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh…);
+ Bản chính, bản gốc, bản thảo viết tay hoặc có bút tích của các cá nhân tiêu biểu.
c) Địa điểm sưu tầm
– Ở trong nước: Tại các cơ sở thờ tự; các cá nhân, gia đình, dòng họ… trên phạm vi toàn quốc;
– Ở nước ngoài: Địa điểm sưu tầm chủ yếu là các cơ sở Lưu trữ, Thư viện, Bảo tàng, Viện nghiên cứu và các tổ chức, cá nhân có tài liệu về Việt Nam.
3. Nội dung thực hiện Đề án
a) Điều tra, thống kê và lập danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm ở trong nước và ở nước ngoài:
– Điều tra, khảo sát, lập danh mục tài liệu;
– Tra cứu, biên dịch và tổng hợp thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để lập danh mục tài liệu;
– Trao đổi danh mục tài liệu với các cơ quan, tổ chức lưu trữ;
b) Thẩm định danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm
Việc thẩm định danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm cần sưu tầm sẽ do hội đồng Xác định tài liệu lưu trữ quý, hiếm của người Việt Nam thực hiện.
c) Tổ chức sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm
Thực hiện sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm theo phương thức sau:
– Ở trong nước:
+ Tuyên truyền, vận động các cơ sở thờ tự, cá nhân, gia đình, dòng họ hiến tặng, ký gửi tài liệu lưu trữ quý, hiếm cho các Lưu trữ quốc gia để bảo quản an toàn và phát huy tốt nhất giá trị của tài liệu;
+ Lập bản sao hợp pháp của tài liệu bằng công nghệ số hóa trong trường hợp chủ sở hữu tài liệu không đồng ý hiến tặng, ký gửi, bán bản gốc tài liệu;
+ Xây dựng tài liệu lịch sử bằng các hình thức: Phỏng vấn, ghi âm, ghi hình… đối với cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài là các nhà hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học, các văn nghệ sỹ… để bổ sung cho các sự kiện lịch sử của Việt Nam;
+ Thỏa thuận xin, mua bản gốc tài liệu.
– Ở nước ngoài:
+ Lập bản sao hợp pháp tài liệu bằng công nghệ số hóa;
+ Thỏa thuận xin, mua bản gốc tài liệu;
+ Thỏa thuận trao đổi tài liệu.
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đi sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm
Cán bộ đi sưu tầm tài liệu phải được đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công tác sưu tầm tài liệu.
đ) Xử lý, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ quý, hiếm sau khi sưu tầm
Tài liệu lưu trữ quý, hiếm sau khi sưu tầm phải được xử lý, tổ chức khoa học theo đúng quy định.
4. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ Ngân sách Nhà nước.
b) Bộ Nội vụ lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án gửi Bộ Tài chính tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Nội vụ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nội vụ
a) Chủ trì, hướng dẫn thực hiện Đề án đã được phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.
b) Thành lập Hội đồng Xác định tài liệu luu trữ quý, hiếm của Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là đại diện các cơ quan: Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; khi cần thiết, Hội đồng mời thêm các chuyên gia, các nhà khoa học có liên quan.
– Nhiệm vụ của Hội đồng:
+ Thẩm định danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm để lựa chọn tài liệu lưu trữ cần sưu tầm;
+ Định giá mua tài liệu lưu trữ quý, hiếm theo quy định. Trường hợp vượt quá khung mức chi theo quy định trong cơ chế tài chính, Hội đồng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Quy chế làm việc của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.
c) Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện Đề án hàng năm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;
– Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội;
– Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHQT, NC, ĐP;
– Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nội dung Đề án Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”