BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ———————
Số: 2635/TCHQ-GSQL
V/v: Quản lý và sử dụng hệ thống quản lý PTVT đường bộ đối với PTVT xuất nhập cảnh
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012
|
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh biên giới đường bộ.
Ngày 26/4/2012, Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống quản lý thông tin phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ kèm theo Quyết định số 886/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan; ngày 02/5/2012, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan – Tổng cục Hải quan có công văn số 138/CNTT-CNTT hướng dẫn triển khai phần mềm quản lý phương tiện vận tải XNC.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn về từng loại hình phương tiện vận tải (PTVT) xuất nhập cảnh được quản lý và sử dụng trên hệ thống quản lý phương tiện vận tải XNC như sau:
1. Đối với PTVT tạm nhập – tái xuất:
a- PTVT thương mại TN-TX có Giấy phép liên vận: áp dụng đối với xe ôtô thương mại của nước láng giềng được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết cấp giấy phép liên vận vào Việt Nam;
b- PTVT phi thương mại TN-TX có Giấy phép liên vận: áp dụng đối với xe ôtô phi thương mại của nước láng giềng được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết cấp giấy phép liên vận vào Việt Nam;
c- PTVT phi thương mại TN-TX có văn bản chấp thuận: áp dụng đối với xe ôtô, xe mô tô nước thứ 3 vào Việt Nam du lịch hoặc xe ôtô, xe mô tô, xe gắn máy của nước láng giềng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy chấp thuận vào Việt Nam hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;
d- PTVT thương mại TN-TX có Giấy phép liên vận GMS: áp dụng đối với PTVT của các nước Tiểu vùng Mê Kông (GMS) theo chế độ quá cảnh hải quan CTS được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (The GMS – Bordor Transport Agreement) cấp giấy phép liên vận GMS vào Việt Nam;
đ- PTVT mang BKS khu thương mại TN-TX có văn bản chấp thuận: áp dụng đối với xe ôtô của Việt Nam mang biển kiểm soát 74LB và 38CT lưu hành trong khu thương mại được cơ quan Công an tỉnh liên quan chấp thuận bằng văn bản cho phép vào nội địa.
2. Đối với PTVT tạm xuất – tái nhập:
a- PTVT thương mại TX-TN có Giấy phép liên vận: áp dụng đối với xe ô tô thương mại của Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài;
b- PTVT phi thương mại TX-TN có Giấy phép liên vận: áp dụng đối với xe ôtô phi thương mại của Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài;
c- PTVT phi thương mại TX-TN có văn bản chấp thuận: áp dụng đối với PTVT không thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định vận tải song phương, bao gồm: ô tô, xe mô tô, xe gắn máy của đoàn du lịch Việt Nam ra nước ngoài du lịch, được Tổng cục Hải quan chấp thuận bằng văn bản theo đề nghị của Tổng cục Du lịch.
d- PTVT thương mại TX-TN có Giấy phép liên vận GMS: áp dụng đối với PTVT của Việt Nam theo chế độ quá cảnh hải quan CTS được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (The GMS – Bordor Transport Agreement) cấp giấy phép liên vận GMS ra nước ngoài;
đ- PTVT mang BKS khu thương mại TX-TN có văn bản chấp thuận: áp dụng đối với xe ôtô của Việt Nam mang biển kiểm soát 74LB và 38CT được Sở Giao thông Vận tải tỉnh liên quan cấp giấy phép liên vận cho phép ra nước ngoài.
Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh biên giới đường bộ chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện đúng nội dung hướng dẫn trên.
Nơi nhận: – Như trên; – Cục CNTT & TKHQ (để phối hợp); – Lưu: VT, GSQL (3b).
|
KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ———————
Số: 2635/TCHQ-GSQL
V/v: Quản lý và sử dụng hệ thống quản lý PTVT đường bộ đối với PTVT xuất nhập cảnh
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012
|
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh biên giới đường bộ.
Ngày 26/4/2012, Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống quản lý thông tin phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ kèm theo Quyết định số 886/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan; ngày 02/5/2012, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan – Tổng cục Hải quan có công văn số 138/CNTT-CNTT hướng dẫn triển khai phần mềm quản lý phương tiện vận tải XNC.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn về từng loại hình phương tiện vận tải (PTVT) xuất nhập cảnh được quản lý và sử dụng trên hệ thống quản lý phương tiện vận tải XNC như sau:
1. Đối với PTVT tạm nhập – tái xuất:
a- PTVT thương mại TN-TX có Giấy phép liên vận: áp dụng đối với xe ôtô thương mại của nước láng giềng được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết cấp giấy phép liên vận vào Việt Nam;
b- PTVT phi thương mại TN-TX có Giấy phép liên vận: áp dụng đối với xe ôtô phi thương mại của nước láng giềng được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết cấp giấy phép liên vận vào Việt Nam;
c- PTVT phi thương mại TN-TX có văn bản chấp thuận: áp dụng đối với xe ôtô, xe mô tô nước thứ 3 vào Việt Nam du lịch hoặc xe ôtô, xe mô tô, xe gắn máy của nước láng giềng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy chấp thuận vào Việt Nam hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;
d- PTVT thương mại TN-TX có Giấy phép liên vận GMS: áp dụng đối với PTVT của các nước Tiểu vùng Mê Kông (GMS) theo chế độ quá cảnh hải quan CTS được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (The GMS – Bordor Transport Agreement) cấp giấy phép liên vận GMS vào Việt Nam;
đ- PTVT mang BKS khu thương mại TN-TX có văn bản chấp thuận: áp dụng đối với xe ôtô của Việt Nam mang biển kiểm soát 74LB và 38CT lưu hành trong khu thương mại được cơ quan Công an tỉnh liên quan chấp thuận bằng văn bản cho phép vào nội địa.
2. Đối với PTVT tạm xuất – tái nhập:
a- PTVT thương mại TX-TN có Giấy phép liên vận: áp dụng đối với xe ô tô thương mại của Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài;
b- PTVT phi thương mại TX-TN có Giấy phép liên vận: áp dụng đối với xe ôtô phi thương mại của Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định vận tải song phương mà Việt Nam tham gia ký kết cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài;
c- PTVT phi thương mại TX-TN có văn bản chấp thuận: áp dụng đối với PTVT không thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định vận tải song phương, bao gồm: ô tô, xe mô tô, xe gắn máy của đoàn du lịch Việt Nam ra nước ngoài du lịch, được Tổng cục Hải quan chấp thuận bằng văn bản theo đề nghị của Tổng cục Du lịch.
d- PTVT thương mại TX-TN có Giấy phép liên vận GMS: áp dụng đối với PTVT của Việt Nam theo chế độ quá cảnh hải quan CTS được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (The GMS – Bordor Transport Agreement) cấp giấy phép liên vận GMS ra nước ngoài;
đ- PTVT mang BKS khu thương mại TX-TN có văn bản chấp thuận: áp dụng đối với xe ôtô của Việt Nam mang biển kiểm soát 74LB và 38CT được Sở Giao thông Vận tải tỉnh liên quan cấp giấy phép liên vận cho phép ra nước ngoài.
Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh biên giới đường bộ chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện đúng nội dung hướng dẫn trên.
Nơi nhận: – Như trên; – Cục CNTT & TKHQ (để phối hợp); – Lưu: VT, GSQL (3b).
|
KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.