CHÍNH PHỦ ———– Số: 09/NQ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2020 |
NGHỊ QUYẾT
Về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể
quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
————–
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 7943/TTr-BKHĐT ngày 28 tháng 10 năm 2019,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.Thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định:
Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định: gồm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng và cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.
3. Thành phần Hội đồng thẩm định:
a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
b) Thành viên Hội đồng thẩm định: là Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan (danh sách tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết) và một số chuyên gia về quy hoạch. Chủ tịch Hội đồng quyết định việc lựa chọn các chuyên gia về quy hoạch tham gia Hội đồng thẩm định.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định; cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định được sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình hoạt động.
5. Hội đồng thẩm định hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ thông qua.
6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đầu tư công.
Điều 2.Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; – Lưu: VT, CN (2). |
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc |
Phụ lục
DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA
THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Nghị quyết số 09/NQ-CP
ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ)
——————
1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
5. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
8. Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính.
10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
11. Bộ trưởng Bộ Công Thương.
12. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
13. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
14. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
15. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
16. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
17. Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
18. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
19. Bộ trưởng Bộ Y tế.
20. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc./.
Reviews
There are no reviews yet.