BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ——-
Số: 1360/QĐ-BTTTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 35/NQ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
————–
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trường Vụ Quản lý doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Bộ trưởng; – Các Thứ trưởng; – Văn phòng Chính phủ; – Lưu: VT, QLDN (05).
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Minh Tuấn
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 35/NQ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1360/QĐ-BTTTT ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Thực hiện thành công Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:
1. Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
a) Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 66/TB-VPCP ngày 27 tháng 4 năm 2016 về tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
b) Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử để công khai, minh bạch nhằm tạo Điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng; mở một chuyên Mục về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử. Công khai quy trình, thủ tục, Điều kiện kinh doanh (nếu có), kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình.
c) Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
d) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp.
2. Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
a) Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để Điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.
c) Tiếp tục thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, chú trọng hình thành và phát triển vùng nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.
d) Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển.
e) Hỗ trợ, tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển.
f) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh: Đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường…
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
a) Rà soát, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông hoạt động đúng quy định, phản ánh đúng tình hình; phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và đóng góp vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
b) Thống kê, tổng hợp các tin, bài báo chí phát hiện các hành vi tiêu cực, cản trở hoạt động của doanh nghiệp gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông trong chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình tại đơn vị mình. Nghiêm túc thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo Quyết định số 957/QĐ-BTTTT ngày 03/6/2016. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình và Kế hoạch.
2. Vụ Thông tin cơ sở chủ trì phối hợp với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thực hiện nhiệm vụ 3 của Chương trình này.
3. Vụ Quản lý doanh nghiệp là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình này.
Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp để thực hiện Chương trình này./.
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ——-
Số: 1360/QĐ-BTTTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 35/NQ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
————–
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trường Vụ Quản lý doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Bộ trưởng; – Các Thứ trưởng; – Văn phòng Chính phủ; – Lưu: VT, QLDN (05).
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Minh Tuấn
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 35/NQ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1360/QĐ-BTTTT ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Thực hiện thành công Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:
1. Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
a) Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 66/TB-VPCP ngày 27 tháng 4 năm 2016 về tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
b) Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử để công khai, minh bạch nhằm tạo Điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng; mở một chuyên Mục về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử. Công khai quy trình, thủ tục, Điều kiện kinh doanh (nếu có), kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình.
c) Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
d) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp.
2. Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
a) Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để Điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.
c) Tiếp tục thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, chú trọng hình thành và phát triển vùng nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.
d) Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển.
e) Hỗ trợ, tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển.
f) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh: Đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường…
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
a) Rà soát, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông hoạt động đúng quy định, phản ánh đúng tình hình; phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và đóng góp vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
b) Thống kê, tổng hợp các tin, bài báo chí phát hiện các hành vi tiêu cực, cản trở hoạt động của doanh nghiệp gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông trong chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình tại đơn vị mình. Nghiêm túc thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo Quyết định số 957/QĐ-BTTTT ngày 03/6/2016. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình và Kế hoạch.
2. Vụ Thông tin cơ sở chủ trì phối hợp với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thực hiện nhiệm vụ 3 của Chương trình này.
3. Vụ Quản lý doanh nghiệp là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình này.
Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp để thực hiện Chương trình này./.
Reviews
There are no reviews yet.