Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 878/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp

BỘ TƯ PHÁP

——————

Số: 878/QĐ-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp

—————————-

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-BNV ngày 17 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Bãi bỏ các quy định về quản lý và cấp phát chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý quy định tại Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 4 (để thi hành);

– Các Thứ trưởng (để biết);

– Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Hà Hùng Cường

BỘ TƯ PHÁP

—————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

QUY CHẾ

Quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp

(ban hành kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-BTP ngày 15 tháng 3 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc in và quản lý phôi chứng chỉ; cấp phát và quản lý chứng chỉ; chế độ thống kê, báo cáo, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với công tác quản lý và cấp phát phôi chứng chỉ và chứng chỉ.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp trong công tác quản lý và cấp phát chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý chứng chỉ

1. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý, bảo đảm quyền và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi hoàn thành khoá học.

3. Bản chính chứng chỉ chỉ cấp một lần sau khi khóa học kết thúc.

4. Mọi hành vi gian lận trong quản lý, cấp phát và sử dụng chứng chỉ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp

1. Các loại chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp (sau đây gọi là chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ), bao gồm:

a) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thẩm phán;

b) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát viên;

c) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ luật sư;

d) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên;

đ) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ công chứng viên;

e) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp khác.

2. Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức và những đối tượng khác được cấp cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng có chương trình, tài liệu được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và thời gian tổ chức lớp học từ 05 ngày trở lên (sau đây gọi là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ).

3. Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thẩm quyền quản lý phôi chứng chỉ và chứng chỉ

1. Bộ Tư pháp thống nhất quy định, quản lý các mẫu chứng chỉ; việc in; thủ tục cấp phát, thu hồi, hủy bỏ phôi chứng chỉ và chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.

2. Việc in phôi chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ phải được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt trước khi in.

Điều 5. Cơ quan cấp chứng chỉ của Bộ Tư pháp

Cơ quan cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp) bao gồm:

1. Học viện Tư pháp,

2. Cục Trợ giúp pháp lý,

3. Trường Đại học Luật Hà Nội,

4. Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột,

5. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp chứng chỉ

1. Người được cấp chứng chỉ có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản sao, chứng thực chứng chỉ khi có nhu cầu;

b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ theo đúng thời hạn quy định;

c) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chỉnh sửa các nội dung ghi trên chứng chỉ theo quy định.

2. Người được cấp chứng chỉ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để ghi trong nội dung chứng chỉ;

b) Giữ gìn, bảo quản chứng chỉ, không được cho người khác sử dụng;

c) Trình báo ngay cho cơ quan cấp chứng chỉ và cơ quan công an nơi gần nhất khi bị mất bản chính chứng chỉ;

d) Nộp lại chứng chỉ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và người cấp chứng chỉ

1. Cơ quan cấp chứng chỉ có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, đối chiếu và ghi chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết trong chứng chỉ;

b) Cấp chứng chỉ đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định;

c) Chỉnh sửa nội dung chứng chỉ theo quy định;

d) Thu hồi chứng chỉ theo quy định;

đ) Cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc theo quy định;

e) Lập đầy đủ hồ sơ làm căn cứ để cấp phát, quản lý chứng chỉ và lưu trữ lâu dài.

2. Người có thẩm quyền cấp chứng chỉ chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về tính chính xác của nội dung chứng chỉ đã được ký.

Điều 8. Công bố thông tin về chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm công bố công khai, minh bạch các thông tin về cấp chứng chỉ nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động cấp chứng chỉ, phòng ngừa và hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp chứng chỉ.

2. Thông tin về cấp chứng chỉ phải có đầy đủ nội dung như sổ gốc chứng chỉ; đảm bảo dễ dàng quản lý, truy cập và tìm kiếm. Thông tin phải được cập nhật thường xuyên và lưu trữ lâu dài trên trang thông tin điện tử của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.

Điều 9. Mẫu chứng chỉ

1. Mẫu chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.

2. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Học viện Tư pháp xây dựng mẫu chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp trình Bộ trưởng phê duyệt.

3. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp xây dựng mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp trình Bộ trưởng phê duyệt.

Chương II

QUẢN LÝ PHÔI CHỨNG CHỈ

Điều 10. Xây dựng kế hoạch in phôi chứng chỉ

1. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ Tư pháp đã được phê duyệt, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp tiến hành đăng ký số lượng phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ và phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Trên cơ sở số lượng phôi đăng ký của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành thẩm định và xây dựng kế hoạch in phôi chứng chỉ trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt.

3. Nội dung kế hoạch in phôi chứng chỉ bao gồm: Số lượng phôi chứng chỉ dự kiến in; thời gian in; đơn vị chịu trách nhiệm in và dự kiến nguồn kinh phí in.

Điều 11. In phôi chứng chỉ

Căn cứ kế hoạch in phôi chứng chỉ đã được phê duyệt, việc in phôi chứng chỉ được phân cấp như sau:

1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức việc in phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ.

2. Học viện Tư pháp tổ chức việc in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do Học viện Tư pháp tổ chức.

3. Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức việc in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

4. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác của Bộ Tư pháp được phép in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sau khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.

Điều 12. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ

1. Khi có yêu cầu cấp phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ, Học viện Tư pháp lập hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ gồm có:

a) Công văn đề nghị cấp phôi, trong đó ghi rõ số lượng và loại phôi chứng chỉ đề nghị cấp;

b) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giao chỉ tiêu đào tạo;

c) Biên bản điểm thi tốt nghiệp và Quyết định công nhận danh sách học viên tốt nghiệp;

d) Báo cáo kết quả sử dụng số phôi chứng chỉ đã được cấp từ trước.

3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì vào sổ, ghi và chuyển phiếu nhận hồ sơ (Mẫu 1) về Học viện Tư pháp. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ giấy tờ theo quy định thì Vụ Tổ chức cán bộ chuyển phiếu báo (Mẫu 2) đề nghị bổ sung hồ sơ về Học viện Tư pháp.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, hoàn thành Phiếu ý kiến về việc cấp phôi chứng chỉ (Mẫu 3) và báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Phiếu ý kiến phải ghi rõ đồng ý hay không đồng ý cấp phôi chứng chỉ, nếu không đồng ý phải nêu rõ lý do.

5. Trên cơ sở danh sách cấp phôi chứng chỉ đã được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện việc đóng dấu nổi của Bộ Tư pháp và tổ chức bàn giao cho Học viện Tư pháp.

6. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm lưu giữ và bảo quản hồ sơ cấp phôi chứng chỉ.

Điều 13. Cấp bổ sung phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ

1. Trong trường hợp phôi chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, Học viện Tư pháp lập hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phôi chứng chỉ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phôi chứng chỉ bao gồm:

a) Công văn đề nghị cấp bổ sung phôi chứng chỉ, trong đó ghi rõ số lượng, loại phôi, lý do đề nghị cấp bổ sung;

b) Các phôi chứng chỉ đề nghị hủy.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp bổ sung phôi chứng chỉ theo quy trình quy định tại Điều 12 Quy chế này. Trường hợp phát hiện có những dấu hiệu bất thường hoặc tiêu cực thì phải báo cáo Lãnh đạo Bộ tổ chức thanh tra, kiểm tra.

Điều 14. Địa điểm giao, nhận phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ

Phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ được tổ chức giao, nhận tại Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp, 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

Điều 15. Huỷ bỏ phôi chứng chỉ

1. Phôi chứng chỉ bị lỗi trong quá trình in, bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không đảm bảo, do ban hành mẫu chứng chỉ mới hoặc các lý do khác làm phôi không thể được sử dụng thì phải bị hủy.

2. Đối với phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thành lập Hội đồng hủy phôi chứng chỉ để thực hiện việc hủy phôi. Thành phần Hội đồng gồm lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ làm chủ tịch, các thành viên là đại diện Vụ Kế hoạch-Tài chính, Văn phòng, Thanh tra và Học viện Tư pháp.

Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ, thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ra quyết định thành lập Hội đồng hủy phôi chứng chỉ.

3. Việc hủy phôi chứng chỉ phải được lập thành biên bản hủy bỏ, trong đó ghi rõ thành phần Hội đồng hủy phôi, lý do hủy, số lượng và tình trạng phôi trước khi bị hủy, ngày và địa điểm hủy, trình tự và kết quả hủy. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng và lưu trữ trong hồ sơ quản lý phôi.

4. Vụ Tổ chức cán bộ phải báo cáo Lãnh đạo Bộ việc hủy bỏ phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hủy bỏ.

Điều 16. Bảo quản phôi chứng chỉ

1. Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm bố trí cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, các trang thiết bị và phương tiện để lưu giữ và bảo quản phôi chứng chỉ theo quy định.

2. Định kỳ hàng quý, lãnh đạo các đơn vị trên phải tổ chức kiểm tra tình trạng vệ sinh, an ninh của phôi chứng chỉ và báo cáo Lãnh đạo Bộ.

3. Trường hợp mất phôi chứng chỉ, các đơn vị nói trên có trách nhiệm lập biên bản và báo cáo Bộ Tư pháp để có biện pháp xử lý thích hợp.

Điều 17. Chi phí cấp phát phôi chứng chỉ và quản lý chi phí cấp phát phôi chứng chỉ

1. Chi phí cấp phát phôi chứng chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính để đảm bảo các hoạt động cấp phát phôi chứng chỉ, bao gồm: tư vấn, thiết kế, thẩm định và phê duyệt mẫu; các công đoạn in phôi, in tem bảo hiểm (nếu cần thiết), hủy phôi, thẩm định hồ sơ và tổ chức cấp phôi chứng chỉ.

2. Chi phí cấp phát phôi chứng chỉ cho các đối tượng hưởng ngân sách nhà nước được sử dụng từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp theo quy định.

Kinh phí cấp phát phôi chứng chỉ cho các đối tượng không hưởng ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân tự đóng góp theo nguyên tắc lấy thu bù chi.

3. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch-Tài chính và Văn phòng Bộ xây dựng định mức thu chi và cơ chế quản lý chi phí cấp phát trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt theo quy định.

Điều 18. Sổ theo dõi việc quản lý phôi chứng chỉ

1. Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được phép in phôi chứng chỉ có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc in và quản lý phôi chứng chỉ.

2. Sổ theo dõi phải được được ghi chép chính xác, đóng dấu giáp lai, có chữ ký xác nhận của lãnh đạo và đóng dấu của đơn vị, được quản lý chặt chẽ và lưu trữ lâu dài.

Chương III

CẤP, CHỈNH SỬA, THU HỒI, HUỶ BỎ CHỨNG CHỈ

Điều 19. Thẩm quyền cấp chứng chỉ

Thẩm quyền cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được quy định như sau:

1. Giám đốc Học viện Tư pháp cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 3 và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này.

2. Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

3. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khác của Bộ Tư pháp được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ khi được phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 20. Điều kiện cấp chứng chỉ

1. Đối với chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ:

a) Hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định,

b) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý:

Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định tại Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

3. Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ:

a) Tham gia học tập đầy đủ các nội dung quy định của chương trình bồi dưỡng. Thời gian nghỉ học có lý do không được vượt quá 20% thời gian quy định của chương trình.

b) Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch theo quy định. Các bài kiểm tra, viết thu hoạch phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Điều 21. Thời hạn cấp chứng chỉ

1. Đối với chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, Học viện Tư pháp và Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thi tốt nghiệp.

2. Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ khác, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học ngay sau khi khoá học kết thúc.

Điều 22. Ký, đóng dấu chứng chỉ

1. Vụ Tổ chức cán bộ đóng dấu nổi của Bộ Tư pháp đối với phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp. Dấu nổi được đóng vào chữ “Số hiệu” trên phôi chứng chỉ.

2. Khi ký chứng chỉ, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải ký theo mẫu chữ ký đã đăng ký với Bộ Tư pháp và phải ghi đầy đủ, rõ ràng họ tên và chức danh.

3. Việc ký thay thủ trưởng phải theo đúng các quy định về công tác văn thư hiện hành, phải có văn bản báo cáo và được sự đồng ý Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước khi ký.

4. Việc đóng dấu trên chữ ký của người có thẩm quyền cấp chứng chỉ và ảnh của người học trên chứng chỉ được thực hiện theo quy định về công tác văn thư hiện hành.

Điều 23. Chỉnh sửa nội dung chứng chỉ

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên chứng chỉ đã cấp cho người học theo quy định tại Điều 21 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 24. Số gốc chứng chỉ

1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp phải lập sổ gốc chứng chỉ để quản lý việc cấp bản chính chứng chỉ. Sổ gốc chứng chỉ phải được ghi chép chính xác, quản lý chặt chẽ và lưu trữ lâu dài.

2. Nội dung ghi chép của sổ gốc chứng chỉ phải bao gồm đầy đủ những nội dung của bản chính chứng chỉ mà đơn vị đã cấp (Mẫu 4).

Điều 25. Cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc

1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc theo quy định.

2. Thủ tục, trình tự cấp bản sao chứng chỉ được thực hiện theo quy định về cấp bản sao từ Điều 23 đến Điều 28 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 26. Thu hồi chứng chỉ

1. Chứng chỉ đã cấp bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp chứng chỉ;

b) Cấp cho người không đủ điều kiện;

c) Do người không có thẩm quyền cấp;

d) Chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa;

e) Để người khác sử dụng.

2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm thu hồi chứng chỉ khi phát hiện có vi phạm trong các trường hợp nói trên.

3. Trường hợp trực tiếp phát hiện vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp yêu cầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp thu hồi chứng chỉ nhưng không thực hiện thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi chứng chỉ.

Điều 27. Huỷ bỏ chứng chỉ

1. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm lập hội đồng hủy bỏ chứng chỉ đối với chứng chỉ bị thu hồi do vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 26.

2. Việc hủy bỏ phải được lập thành biên bản, ghi rõ số lượng, tình trạng trước khi bị hủy bỏ. Biên bản hủy bỏ phải được lưu trữ và báo cáo về Vụ Tổ chức cán bộ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hủy bỏ.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THỐNG KÊ

Điều 28. Báo cáo công tác quản lý và cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ

1. Học viện Tư pháp có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác tuyển sinh và danh sách học viên trúng tuyển của từng lớp đào tạo nghiệp vụ về Vụ Tổ chức cán bộ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày khai giảng.

2. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp, Học viện Tư pháp có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác tổ chức thi tốt nghiệp, lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để đối chiếu, kiểm tra và trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Điều 29. Báo cáo công tác quản lý và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo tình hình tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và việc cấp chứng chỉ về Vụ Tổ chức cán bộ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày kết thúc khoá học.

Điều 30. Chế độ báo cáo, thống kê hàng năm

1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng kết, báo cáo kết quả tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng; thống kê việc in ấn, cấp phát, thu hồi, huỷ bỏ phôi chứng chỉ và chứng chỉ về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo, thống kê đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.

Chương V

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 31. Kiểm tra, thanh tra

1. Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra việc quản lý, cấp phát, sử dụng các loại phôi chứng chỉ và chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.

2. Các đơn vị, cá nhân quản lý, cấp phát hoặc sử dụng chứng chỉ có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, thanh tra.

Điều 32. Xử lý vi phạm

Cơ quan cấp chứng chỉ, người có thẩm quyền cấp chứng chỉ, người được cấp chứng chỉ có các hành vi vi phạm quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 878/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 878/QĐ-BTP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 15/03/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Tư pháp-Hộ tịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ TƯ PHÁP

——————

Số: 878/QĐ-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp

—————————-

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-BNV ngày 17 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Bãi bỏ các quy định về quản lý và cấp phát chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý quy định tại Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 4 (để thi hành);

– Các Thứ trưởng (để biết);

– Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Hà Hùng Cường



BỘ TƯ PHÁP

—————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

QUY CHẾ

Quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp

(ban hành kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-BTP ngày 15 tháng 3 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc in và quản lý phôi chứng chỉ; cấp phát và quản lý chứng chỉ; chế độ thống kê, báo cáo, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với công tác quản lý và cấp phát phôi chứng chỉ và chứng chỉ.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp trong công tác quản lý và cấp phát chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý chứng chỉ

1. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý, bảo đảm quyền và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi hoàn thành khoá học.

3. Bản chính chứng chỉ chỉ cấp một lần sau khi khóa học kết thúc.

4. Mọi hành vi gian lận trong quản lý, cấp phát và sử dụng chứng chỉ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp

1. Các loại chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp (sau đây gọi là chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ), bao gồm:

a) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thẩm phán;

b) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát viên;

c) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ luật sư;

d) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên;

đ) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ công chứng viên;

e) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp khác.

2. Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức và những đối tượng khác được cấp cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng có chương trình, tài liệu được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và thời gian tổ chức lớp học từ 05 ngày trở lên (sau đây gọi là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ).

3. Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thẩm quyền quản lý phôi chứng chỉ và chứng chỉ

1. Bộ Tư pháp thống nhất quy định, quản lý các mẫu chứng chỉ; việc in; thủ tục cấp phát, thu hồi, hủy bỏ phôi chứng chỉ và chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.

2. Việc in phôi chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ phải được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt trước khi in.

Điều 5. Cơ quan cấp chứng chỉ của Bộ Tư pháp

Cơ quan cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp) bao gồm:

1. Học viện Tư pháp,

2. Cục Trợ giúp pháp lý,

3. Trường Đại học Luật Hà Nội,

4. Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột,

5. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp chứng chỉ

1. Người được cấp chứng chỉ có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản sao, chứng thực chứng chỉ khi có nhu cầu;

b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ theo đúng thời hạn quy định;

c) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chỉnh sửa các nội dung ghi trên chứng chỉ theo quy định.

2. Người được cấp chứng chỉ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để ghi trong nội dung chứng chỉ;

b) Giữ gìn, bảo quản chứng chỉ, không được cho người khác sử dụng;

c) Trình báo ngay cho cơ quan cấp chứng chỉ và cơ quan công an nơi gần nhất khi bị mất bản chính chứng chỉ;

d) Nộp lại chứng chỉ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và người cấp chứng chỉ

1. Cơ quan cấp chứng chỉ có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, đối chiếu và ghi chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết trong chứng chỉ;

b) Cấp chứng chỉ đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định;

c) Chỉnh sửa nội dung chứng chỉ theo quy định;

d) Thu hồi chứng chỉ theo quy định;

đ) Cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc theo quy định;

e) Lập đầy đủ hồ sơ làm căn cứ để cấp phát, quản lý chứng chỉ và lưu trữ lâu dài.

2. Người có thẩm quyền cấp chứng chỉ chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về tính chính xác của nội dung chứng chỉ đã được ký.

Điều 8. Công bố thông tin về chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm công bố công khai, minh bạch các thông tin về cấp chứng chỉ nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động cấp chứng chỉ, phòng ngừa và hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp chứng chỉ.

2. Thông tin về cấp chứng chỉ phải có đầy đủ nội dung như sổ gốc chứng chỉ; đảm bảo dễ dàng quản lý, truy cập và tìm kiếm. Thông tin phải được cập nhật thường xuyên và lưu trữ lâu dài trên trang thông tin điện tử của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.

Điều 9. Mẫu chứng chỉ

1. Mẫu chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.

2. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Học viện Tư pháp xây dựng mẫu chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp trình Bộ trưởng phê duyệt.

3. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp xây dựng mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp trình Bộ trưởng phê duyệt.

Chương II

QUẢN LÝ PHÔI CHỨNG CHỈ

Điều 10. Xây dựng kế hoạch in phôi chứng chỉ

1. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ Tư pháp đã được phê duyệt, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp tiến hành đăng ký số lượng phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ và phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Trên cơ sở số lượng phôi đăng ký của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành thẩm định và xây dựng kế hoạch in phôi chứng chỉ trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt.

3. Nội dung kế hoạch in phôi chứng chỉ bao gồm: Số lượng phôi chứng chỉ dự kiến in; thời gian in; đơn vị chịu trách nhiệm in và dự kiến nguồn kinh phí in.

Điều 11. In phôi chứng chỉ

Căn cứ kế hoạch in phôi chứng chỉ đã được phê duyệt, việc in phôi chứng chỉ được phân cấp như sau:

1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức việc in phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ.

2. Học viện Tư pháp tổ chức việc in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do Học viện Tư pháp tổ chức.

3. Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức việc in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

4. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác của Bộ Tư pháp được phép in phôi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sau khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.

Điều 12. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ

1. Khi có yêu cầu cấp phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ, Học viện Tư pháp lập hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ gồm có:

a) Công văn đề nghị cấp phôi, trong đó ghi rõ số lượng và loại phôi chứng chỉ đề nghị cấp;

b) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giao chỉ tiêu đào tạo;

c) Biên bản điểm thi tốt nghiệp và Quyết định công nhận danh sách học viên tốt nghiệp;

d) Báo cáo kết quả sử dụng số phôi chứng chỉ đã được cấp từ trước.

3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì vào sổ, ghi và chuyển phiếu nhận hồ sơ (Mẫu 1) về Học viện Tư pháp. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ giấy tờ theo quy định thì Vụ Tổ chức cán bộ chuyển phiếu báo (Mẫu 2) đề nghị bổ sung hồ sơ về Học viện Tư pháp.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, hoàn thành Phiếu ý kiến về việc cấp phôi chứng chỉ (Mẫu 3) và báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Phiếu ý kiến phải ghi rõ đồng ý hay không đồng ý cấp phôi chứng chỉ, nếu không đồng ý phải nêu rõ lý do.

5. Trên cơ sở danh sách cấp phôi chứng chỉ đã được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện việc đóng dấu nổi của Bộ Tư pháp và tổ chức bàn giao cho Học viện Tư pháp.

6. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm lưu giữ và bảo quản hồ sơ cấp phôi chứng chỉ.

Điều 13. Cấp bổ sung phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ

1. Trong trường hợp phôi chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, Học viện Tư pháp lập hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phôi chứng chỉ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phôi chứng chỉ bao gồm:

a) Công văn đề nghị cấp bổ sung phôi chứng chỉ, trong đó ghi rõ số lượng, loại phôi, lý do đề nghị cấp bổ sung;

b) Các phôi chứng chỉ đề nghị hủy.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp bổ sung phôi chứng chỉ theo quy trình quy định tại Điều 12 Quy chế này. Trường hợp phát hiện có những dấu hiệu bất thường hoặc tiêu cực thì phải báo cáo Lãnh đạo Bộ tổ chức thanh tra, kiểm tra.

Điều 14. Địa điểm giao, nhận phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ

Phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ được tổ chức giao, nhận tại Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp, 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

Điều 15. Huỷ bỏ phôi chứng chỉ

1. Phôi chứng chỉ bị lỗi trong quá trình in, bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không đảm bảo, do ban hành mẫu chứng chỉ mới hoặc các lý do khác làm phôi không thể được sử dụng thì phải bị hủy.

2. Đối với phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thành lập Hội đồng hủy phôi chứng chỉ để thực hiện việc hủy phôi. Thành phần Hội đồng gồm lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ làm chủ tịch, các thành viên là đại diện Vụ Kế hoạch-Tài chính, Văn phòng, Thanh tra và Học viện Tư pháp.

Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ, thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ra quyết định thành lập Hội đồng hủy phôi chứng chỉ.

3. Việc hủy phôi chứng chỉ phải được lập thành biên bản hủy bỏ, trong đó ghi rõ thành phần Hội đồng hủy phôi, lý do hủy, số lượng và tình trạng phôi trước khi bị hủy, ngày và địa điểm hủy, trình tự và kết quả hủy. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng và lưu trữ trong hồ sơ quản lý phôi.

4. Vụ Tổ chức cán bộ phải báo cáo Lãnh đạo Bộ việc hủy bỏ phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hủy bỏ.

Điều 16. Bảo quản phôi chứng chỉ

1. Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm bố trí cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, các trang thiết bị và phương tiện để lưu giữ và bảo quản phôi chứng chỉ theo quy định.

2. Định kỳ hàng quý, lãnh đạo các đơn vị trên phải tổ chức kiểm tra tình trạng vệ sinh, an ninh của phôi chứng chỉ và báo cáo Lãnh đạo Bộ.

3. Trường hợp mất phôi chứng chỉ, các đơn vị nói trên có trách nhiệm lập biên bản và báo cáo Bộ Tư pháp để có biện pháp xử lý thích hợp.

Điều 17. Chi phí cấp phát phôi chứng chỉ và quản lý chi phí cấp phát phôi chứng chỉ

1. Chi phí cấp phát phôi chứng chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính để đảm bảo các hoạt động cấp phát phôi chứng chỉ, bao gồm: tư vấn, thiết kế, thẩm định và phê duyệt mẫu; các công đoạn in phôi, in tem bảo hiểm (nếu cần thiết), hủy phôi, thẩm định hồ sơ và tổ chức cấp phôi chứng chỉ.

2. Chi phí cấp phát phôi chứng chỉ cho các đối tượng hưởng ngân sách nhà nước được sử dụng từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp theo quy định.

Kinh phí cấp phát phôi chứng chỉ cho các đối tượng không hưởng ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân tự đóng góp theo nguyên tắc lấy thu bù chi.

3. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch-Tài chính và Văn phòng Bộ xây dựng định mức thu chi và cơ chế quản lý chi phí cấp phát trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt theo quy định.

Điều 18. Sổ theo dõi việc quản lý phôi chứng chỉ

1. Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được phép in phôi chứng chỉ có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc in và quản lý phôi chứng chỉ.

2. Sổ theo dõi phải được được ghi chép chính xác, đóng dấu giáp lai, có chữ ký xác nhận của lãnh đạo và đóng dấu của đơn vị, được quản lý chặt chẽ và lưu trữ lâu dài.

Chương III

CẤP, CHỈNH SỬA, THU HỒI, HUỶ BỎ CHỨNG CHỈ

Điều 19. Thẩm quyền cấp chứng chỉ

Thẩm quyền cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được quy định như sau:

1. Giám đốc Học viện Tư pháp cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 3 và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này.

2. Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

3. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khác của Bộ Tư pháp được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ khi được phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 20. Điều kiện cấp chứng chỉ

1. Đối với chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ:

a) Hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định,

b) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý:

Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định tại Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

3. Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ:

a) Tham gia học tập đầy đủ các nội dung quy định của chương trình bồi dưỡng. Thời gian nghỉ học có lý do không được vượt quá 20% thời gian quy định của chương trình.

b) Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch theo quy định. Các bài kiểm tra, viết thu hoạch phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Điều 21. Thời hạn cấp chứng chỉ

1. Đối với chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, Học viện Tư pháp và Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thi tốt nghiệp.

2. Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ khác, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học ngay sau khi khoá học kết thúc.

Điều 22. Ký, đóng dấu chứng chỉ

1. Vụ Tổ chức cán bộ đóng dấu nổi của Bộ Tư pháp đối với phôi chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp. Dấu nổi được đóng vào chữ “Số hiệu” trên phôi chứng chỉ.

2. Khi ký chứng chỉ, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải ký theo mẫu chữ ký đã đăng ký với Bộ Tư pháp và phải ghi đầy đủ, rõ ràng họ tên và chức danh.

3. Việc ký thay thủ trưởng phải theo đúng các quy định về công tác văn thư hiện hành, phải có văn bản báo cáo và được sự đồng ý Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước khi ký.

4. Việc đóng dấu trên chữ ký của người có thẩm quyền cấp chứng chỉ và ảnh của người học trên chứng chỉ được thực hiện theo quy định về công tác văn thư hiện hành.

Điều 23. Chỉnh sửa nội dung chứng chỉ

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên chứng chỉ đã cấp cho người học theo quy định tại Điều 21 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 24. Số gốc chứng chỉ

1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp phải lập sổ gốc chứng chỉ để quản lý việc cấp bản chính chứng chỉ. Sổ gốc chứng chỉ phải được ghi chép chính xác, quản lý chặt chẽ và lưu trữ lâu dài.

2. Nội dung ghi chép của sổ gốc chứng chỉ phải bao gồm đầy đủ những nội dung của bản chính chứng chỉ mà đơn vị đã cấp (Mẫu 4).

Điều 25. Cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc

1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc theo quy định.

2. Thủ tục, trình tự cấp bản sao chứng chỉ được thực hiện theo quy định về cấp bản sao từ Điều 23 đến Điều 28 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 26. Thu hồi chứng chỉ

1. Chứng chỉ đã cấp bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp chứng chỉ;

b) Cấp cho người không đủ điều kiện;

c) Do người không có thẩm quyền cấp;

d) Chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa;

e) Để người khác sử dụng.

2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm thu hồi chứng chỉ khi phát hiện có vi phạm trong các trường hợp nói trên.

3. Trường hợp trực tiếp phát hiện vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp yêu cầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp thu hồi chứng chỉ nhưng không thực hiện thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi chứng chỉ.

Điều 27. Huỷ bỏ chứng chỉ

1. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm lập hội đồng hủy bỏ chứng chỉ đối với chứng chỉ bị thu hồi do vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 26.

2. Việc hủy bỏ phải được lập thành biên bản, ghi rõ số lượng, tình trạng trước khi bị hủy bỏ. Biên bản hủy bỏ phải được lưu trữ và báo cáo về Vụ Tổ chức cán bộ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hủy bỏ.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THỐNG KÊ

Điều 28. Báo cáo công tác quản lý và cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ

1. Học viện Tư pháp có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác tuyển sinh và danh sách học viên trúng tuyển của từng lớp đào tạo nghiệp vụ về Vụ Tổ chức cán bộ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày khai giảng.

2. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp, Học viện Tư pháp có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác tổ chức thi tốt nghiệp, lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để đối chiếu, kiểm tra và trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Điều 29. Báo cáo công tác quản lý và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo tình hình tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và việc cấp chứng chỉ về Vụ Tổ chức cán bộ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày kết thúc khoá học.

Điều 30. Chế độ báo cáo, thống kê hàng năm

1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng kết, báo cáo kết quả tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng; thống kê việc in ấn, cấp phát, thu hồi, huỷ bỏ phôi chứng chỉ và chứng chỉ về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo, thống kê đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.

Chương V

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 31. Kiểm tra, thanh tra

1. Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra việc quản lý, cấp phát, sử dụng các loại phôi chứng chỉ và chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.

2. Các đơn vị, cá nhân quản lý, cấp phát hoặc sử dụng chứng chỉ có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, thanh tra.

Điều 32. Xử lý vi phạm

Cơ quan cấp chứng chỉ, người có thẩm quyền cấp chứng chỉ, người được cấp chứng chỉ có các hành vi vi phạm quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 878/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp”