BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 939/QĐ-LĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
—————————-
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề và Chánh văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG Phạm Minh Huân |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 939/QĐ-LĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Thủ tục hành chính cấp trung ương |
|||
1 |
Thủ tục công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cho cơ sở dạy nghề đạt cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cho cơ sở dạy nghề đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3. |
Dạy nghề |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Phần II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Thủ tục công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cho cơ sở dạy nghề đạt cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cho cơ sở dạy nghề đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3.
Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Cơ sở dạy nghề thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề (gồm các bước công việc: chuẩn bị tự kiểm định; tự kiểm định chất lượng dạy nghề của các đơn vị trong cơ sở dạy nghề; tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề của hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề), công bố báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề trong nội bộ cơ sở dạy nghề và gửi báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề đến Tổng cục Dạy nghề);
– Bước 2: Tổng cục Dạy nghề tổ chức đánh giá báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề;
– Bước 3: Tổng cục Dạy nghề thành lập đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề;
– Bước 4: Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề, lập hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề;
– Bước 5: Tổng cục Dạy nghề tổ chức thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề;
– Bước 6: Tổng cục Dạy nghề trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề (tài liệu trình Bộ trưởng gồm: hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề, kết quả thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề).
Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho Tổng cục Dạy nghề.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bản báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH).
Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày công bố báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề trong nội bộ cơ sở dạy nghề, cơ sở dạy nghề gửi báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả tự kiểm định của cơ sở dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề tổ chức đánh giá báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề và thông báo kết quả đánh giá bằng văn bản cho cơ sở dạy nghề.
– Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập, đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề tiến hành khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề. Thời gian khảo sát thực tế của đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề tại cơ sở dạy nghề tối đa là 7 ngày làm việc. Trường hợp cơ sở dạy nghề có các cơ sở đào tạo ở các tỉnh, thành phố khác nhau, thời gian khảo sát thực tế của đoàn kiểm định tại cơ sở dạy nghề có thể kéo dài, nhưng tối đa không quá 10 (mười) ngày làm việc.
– Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề, đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề lập hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề, gửi Tổng cục Dạy nghề.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các cơ sở dạy nghề, bao gồm: trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thuộc các loại hình công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Dạy nghề.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cho cơ sở dạy nghề đạt cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cho cơ sở dạy nghề đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3.
Lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Yêu cầu, điều kiện để công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề đạt cấp độ 1, 2, 3 là:
– Cấp độ 1:
+ Đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề có tổng số điểm của các tiêu chí kiểm định đạt dưới 50 điểm hoặc đạt từ 50 điểm trở lên nhưng có một trong các tiêu chí đạt dưới 50% số điểm tối đa của tiêu chí đó;
+ Đối với trung tâm dạy nghề tổng số điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm hoặc đạt từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của một trong các tiêu chí kiểm định đạt dưới 50% điểm chuẩn của tiêu chí đó;
– Cấp độ 2:
+ Đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề có tổng số điểm của các tiêu chí kiểm định đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm và các điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa hoặc đạt 80 điểm trở lên và các điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa nhưng có một trong các tiêu chí Giáo viên và cán bộ quản lý; Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học đạt dưới 80% số điểm tối đa;
+ Đối với trung tâm dạy nghề có tổng số điểm đánh giá đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định phải đạt từ 50% điểm chuẩn trở lên hoặc đạt 80 điểm trở lên và điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định đạt từ 50% điểm chuẩn trở lên nhưng có một trong các tiêu chí Giáo viên và cán bộ quản lý; Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học đạt dưới 80% điểm chuẩn của tiêu chí đó.
– Cấp độ 3:
+ Đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề có tổng số điểm của các tiêu chí kiểm định đạt từ 80 điểm trở lên và các điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa, trong đó các tiêu chí Giáo viên và cán bộ quản lý; Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học phải đạt từ 80% trở lên số điểm tối đa của từng tiêu chí kiểm định.
+ Đối với trung tâm dạy nghề có tổng số điểm đánh giá đạt từ 80 điểm trở lên và điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định phải đạt từ 50% điểm chuẩn trở lên, trong đó các tiêu chí Giáo viên và cán bộ quản lý; Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học phải đạt từ 80% điểm chuẩn trở lên.
b) Yêu cầu, điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề:
Để được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, cơ sở dạy nghề phải đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Dạy nghề;
– Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề;
– Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề;
– Thông tư số 19/2010/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề;
– Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề.
Ghi chú:
Sửa đổi tên thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3 đối với cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề (B-BLD-033729-TT) đổi thành Thủ tục công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cho cơ sở dạy nghề đạt cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cho cơ sở dạy nghề đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3.
– Sửa đổi phạm vi, đối tượng áp dụng:
+ Quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, bao gồm: tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề; công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Áp dụng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thuộc các loại hình công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).
– Bổ sung chu kỳ thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Tự kiểm định chất lượng dạy nghề được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần đối với cơ sở dạy nghề trong phạm vi cả nước.
+ Kiểm định chất lượng dạy nghề được thực hiện định kỳ 5 năm một lần đối với cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
– Sửa đổi quy trình tự kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Thực hiện công tác chuẩn bị tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề của phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác, các khoa và bộ môn trực thuộc cơ sở dạy nghề, các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị) trong cơ sở dạy nghề.
+ Thực hiện tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề của hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Công bố báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề trong cơ sở dạy nghề và gửi báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
– Bổ sung thực hiện công tác chuẩn bị tự kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề (sau đây gọi là Hội đồng kiểm định) đối với cơ sở dạy nghề chưa thành lập Hội đồng kiểm định; kiện toàn Hội đồng kiểm định, đối với cơ sở dạy nghề đã thành lập Hội đồng kiểm định (nếu cần thiết).
+ Hàng năm, cơ sở dạy nghề xây dựng, phê duyệt kế hoạch thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
Kế hoạch thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề gồm các nội dung chính: mục tiêu; các công việc phải làm và trình tự thực hiện; phân công cụ thể cho đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện; tiến độ thời gian thực hiện; các kết quả, sản phẩm phải hoàn thành và kinh phí bảo đảm để thực hiện kế hoạch.
– Sửa đổi, bổ sung Hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề:
+ Sửa đổi Hội đồng kiểm định do hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, hiệu trưởng trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề (sau đây gọi chung là người đứng đầu cơ sở dạy nghề) quyết định thành lập; Hội đồng kiểm định của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề có ít nhất 9 (chín) thành viên. Hội đồng kiểm định của trung tâm dạy nghề có ít nhất 5 (năm) thành viên.
+ Bổ sung thành phần Hội đồng kiểm định, Phó chủ tịch Hội đồng kiểm định là cấp phó của người đứng đầu cơ sở dạy nghề phụ trách công tác đào tạo
+ Bổ sung Hội đồng kiểm định làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận để đi đến thống nhất.
– Bổ sung nhiệm vụ của Hội đồng kiểm định:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề, trình người đứng đầu cơ sở dạy nghề phê duyệt.
+ Hướng dẫn các đơn vị trong cơ sở dạy nghề thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề và viết báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của đơn vị.
+ Thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề cơ sở dạy nghề theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 và Điều 11 của Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH.
+ Quản lý, duy trì cơ sở dữ liệu, thông tin, minh chứng về hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề.
– Bổ sung trách nhiệm của các thành viên Hội đồng kiểm định:
Phó chủ tịch Hội đồng kiểm định có trách nhiệm điều hành hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng kiểm định ủy quyền và thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng kiểm định phân công.
– Bổ sung thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề của các đơn vị trong cơ sở dạy nghề:
+ Thu thập thông tin, minh chứng về từng hoạt động và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Đánh giá, xác định mức độ đạt được theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề có liên quan; phân tích, chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.
+ Viết báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của đơn vị và gửi hội đồng kiểm định của cơ sở dạy nghề.
+ Tổ chức quản lý, duy trì cơ sở dữ liệu, thông tin, minh chứng về các hoạt động của đơn vị.
– Bổ sung thực hiện tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề của Hội đồng kiểm định:
Nghiên cứu báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của các đơn vị trong cơ sở dạy nghề.
+ Tổng hợp thông tin, minh chứng theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Kiểm tra thực tế, thu thập thêm thông tin, minh chứng theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Đối chiếu với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, đánh giá, xác định mức độ đạt được của từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề; chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.
+ Viết dự thảo báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 42 ngày 29/12/2011), gửi các đơn vị trong cơ sở dạy nghề để lấy ý kiến.
+ Hoàn chỉnh báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề.
– Bổ sung công bố báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề trong cơ sở dạy nghề và gửi báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Người đứng đầu cơ sở dạy nghề triệu tập cuộc họp công bố báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề trong nội bộ cơ sở dạy nghề. Thành phần dự họp gồm: các thành viên Hội đồng kiểm định, người đứng đầu các đơn vị trong cơ sở dạy nghề.
+ Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày công bố báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề trong nội bộ cơ sở dạy nghề, cơ sở dạy nghề gửi báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề.
– Sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Đánh giá báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề.
+ Thành lập đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề.
+ Lập hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề.
– Bổ sung đánh giá báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề:
+ Nội dung đánh giá báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề gồm: quy trình thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề, cấu trúc của bản báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề, sự phù hợp giữa các thông tin, minh chứng theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí với nội dung tự đánh giá và điểm đánh giá kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề.
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề tổ chức đánh giá báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề và thông báo kết quả đánh giá bằng văn bản cho cơ sở dạy nghề.
– Sửa đổi, bổ sung thành lập đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề:
Căn cứ kết quả đánh giá báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề và kế hoạch kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề để thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề tại cơ sở dạy nghề.
– Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ của đoàn kiểm định:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của đoàn kiểm định, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên trong đoàn kiểm định; báo cáo Tổng cục Dạy nghề về kế hoạch hoạt động của đoàn và thông báo cho cơ sở dạy nghề trước ngày khảo sát thực tế ít nhất 3 (ba) ngày làm việc.
+ Nghiên cứu báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề và các văn bản, tài liệu, thông tin, minh chứng kèm theo.
+ Thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề.
+ Lập báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 42 ngày 29 tháng 12 năm 2011).
+ Họp với cơ sở dạy nghề về dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Lập hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề, gửi Tổng cục Dạy nghề.
+ Giải trình các nội dung liên quan đến kiểm định chất lượng dạy nghề tại cơ sở dạy nghề theo yêu cầu của Tổng cục Dạy nghề.
– Bổ sung nhiệm vụ của trưởng đoàn kiểm định, thư ký đoàn kiểm định và các thành viên khác trong đoàn kiểm định:
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Trưởng đoàn kiểm định điều hành các hoạt động của đoàn kiểm định; chịu trách nhiệm về báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề. Trưởng đoàn ký các văn bản, kế hoạch, biên bản và các báo cáo của đoàn kiểm định.
+ Thư ký đoàn kiểm định giúp trưởng đoàn triển khai các hoạt động và chuẩn bị các báo cáo của đoàn; thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đoàn phân công và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
+ Các thành viên khác trong đoàn kiểm định thực hiện các nhiệm vụ do trưởng đoàn kiểm định phân công và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
+ Trưởng đoàn kiểm định, thư ký đoàn kiểm định và các thành viên khác trong đoàn kiểm định có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc, các kết quả kiểm định trước khi thông báo với cơ sở dạy nghề.
– Bổ sung Đoàn kiểm định thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề:
+ Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập, đoàn kiểm định phải tiến hành khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề.
+ Thời gian khảo sát thực tế của đoàn kiểm định tại cơ sở dạy nghề tối đa là 7 (bảy) ngày làm việc.
Trường hợp cơ sở dạy nghề có các cơ sở đào tạo ở các tỉnh, thành phố khác nhau, thời gian khảo sát thực tế của đoàn kiểm định tại cơ sở dạy nghề có thể kéo dài, nhưng tối đa không quá 10 (mười) ngày làm việc.
+ Hoạt động khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề:
*) Họp với Hội đồng kiểm định của cơ sở dạy nghề để thông báo chương trình làm việc của đoàn kiểm định tại cơ sở dạy nghề;
*) Làm việc với các đơn vị trong cơ sở dạy nghề và thành viên Hội đồng kiểm định để thu thập, kiểm tra, xác nhận thông tin, minh chứng của cơ sở dạy nghề;
*) Gặp gỡ, phỏng vấn, trao đổi với đại diện cán bộ quản lý, giáo viên, người học nghề và người sử dụng lao động theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập, kiểm tra thông tin, minh chứng của cơ sở dạy nghề;
*) Tổng hợp thông tin, minh chứng đã thu được trong quá trình kiểm định theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và đánh giá, xác định mức độ cơ sở dạy nghề đạt được theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề;
*) Lập dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề. Dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn kiểm định nhất trí thông qua;
*) Họp với cơ sở dạy nghề về dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
– Bổ sung nội dung Đoàn kiểm định họp với cơ sở dạy nghề về dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Đoàn kiểm định họp với cơ sở dạy nghề về dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề vào ngày cuối cùng của đợt khảo sát thực tế để trao đổi về nội dung dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề. Thành phần tham dự cuộc họp gồm: đoàn kiểm định, Hội đồng kiểm định và các đại biểu khác của cơ sở dạy nghề do người đứng đầu cơ sở dạy nghề mời. Dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề được đoàn kiểm định gửi cho người đứng đầu cơ sở dạy nghề trước khi tổ chức cuộc họp ít nhất một ngày.
+ Nội dung cuộc họp về dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề của đoàn kiểm định:
*) Đoàn kiểm định trình bày toàn văn dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề;
*) Đoàn kiểm định và cơ sở dạy nghề trao đổi về các nội dung của dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Lập biên bản cuộc họp giữa đoàn kiểm định và cơ sở dạy nghề xác nhận quá trình làm việc của đoàn kiểm định tại cơ sở dạy nghề; xác nhận toàn bộ minh chứng của cơ sở dạy nghề đã cung cấp cho đoàn kiểm định; các ý kiến của cơ sở dạy nghề và của đoàn kiểm định trao đổi tại cuộc họp.
– Bổ sung lập hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề, đoàn kiểm định lập hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề, gửi Tổng cục Dạy nghề.
+ Hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề gồm:
*) Báo cáo quá trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề của đoàn kiểm định;
*) Báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề;
*) Biên bản cuộc họp giữa đoàn kiểm định và cơ sở dạy nghề về dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề;
*) Báo cáo giải trình của đoàn kiểm định về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa đoàn kiểm định và cơ sở dạy nghề đối với dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
– Bổ sung quy trình công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Công bố kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
– Bổ sung thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Việc thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề do hội đồng thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề quy định tại Điều 23 của Thông tư này thực hiện.
– Bổ sung hội đồng thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Hội đồng thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề (sau đây gọi là Hội đồng) do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập. Hội đồng có 9 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Phó Tổng cục trưởng phụ trách công tác kiểm định chất lượng dạy nghề; Phó chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Kiểm định chất lượng dạy nghề; Thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Kiểm định và Công nhận chất lượng; các ủy viên Hội đồng là cán bộ quản lý, chuyên gia về kiểm định chất lượng dạy nghề và đại diện lãnh đạo một số Vụ thuộc Tổng cục Dạy nghề.
+ Nhiệm vụ của Hội đồng:
*) Thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề;
*) Báo cáo kết quả thẩm định với Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề.
+ Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận tập thể những vấn đề thuộc nhiệm vụ của Hội đồng. Các quyết định của Hội đồng phải được phải được ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng nhất trí thông qua.
– Sửa đổi, bổ sung công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng thẩm định, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề (theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 42 ngày 29/12/2011) cho cơ sở dạy nghề đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3.
+ Quyết định công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề, Quyết định cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề và các phương tiện thông tin đại chúng.
– Sửa đổi, bổ sung thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Sửa đổi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề bị thu hồi trong các trường hợp sau:
*) Cơ sở dạy nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;
*) Cơ sở dạy nghề bị buộc đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động dạy nghề;
*) Cơ sở dạy nghề không tổ chức tự kiểm định chất lượng dạy nghề và không có báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định tại khoản 8 Điều 27 của Thông tư số 42 ngày 29/12/2011;
*) Kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề không đạt cấp độ 3.
+ Bổ sung Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề và các phương tiện thông tin đại chúng.
– Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề:
+ Sửa đổi:
*) Quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề. Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề. Thành lập đoàn kiểm định.
*) Tổ chức thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề. Trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
*) Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Bổ sung:
*) Lập kế hoạch kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt và thông báo đến các cơ sở dạy nghề và các cơ quan có liên quan để phối hợp chỉ đạo, triển khai hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.
*) Hướng dẫn cụ thể nội dung của báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề; báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề của đoàn kiểm định.
*) Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng dạy nghề và cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
*) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
*) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng dạy nghề; huy động và quản lý đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề tham gia vào các hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.
*) Tổ chức kiểm tra, xử lý các kiến nghị của cơ sở dạy nghề về báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề. Giải quyết khiếu nại của cơ sở dạy nghề về kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định của pháp luật.
*) Công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề để người học nghề, xã hội biết và giám sát.
– Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của cơ sở dạy nghề:
+ Sửa đổi:
*) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho đoàn kiểm định thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề.
*) Phân công một lãnh đạo và cán bộ chuyên trách làm đầu mối làm việc với đoàn kiểm định. Bố trí các đơn vị làm việc với đoàn kiểm định.
*) Trao đổi, thảo luận công khai với đoàn kiểm định về dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
*) Hàng năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, cơ sở dạy nghề tổ chức tự kiểm định chất lượng dạy nghề và báo cáo Tổng cục Dạy nghề kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 42 ngày 29 tháng 12 năm 2011).
+ Bổ sung:
*) Lập kế hoạch thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm.
*) Thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề và báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề với Tổng cục Dạy nghề.
*) Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng dạy nghề khi có căn cứ cho là các quyết định, kết luận đó không đúng, hành vi đó trái pháp luật.
*) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động để khắc phục những điểm tồn tại, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy nghề.
– Sửa đổi trách nhiệm và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kiểm định chất lượng dạy nghề:
*) Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về tự kiểm định chất lượng dạy nghề; tổ chức đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề; thẩm định kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề; kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.
*) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện hành.
– Sửa đổi kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề:
+ Kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định hiện hành.
+ Kinh phí hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề công lập được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên theo phân cấp quản lý nhà nước hiện hành và nguồn thu hợp pháp của cơ sở dạy nghề.
+ Kinh phí hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề tư thục do cơ sở dạy nghề bố trí trong nguồn thu hợp pháp của cơ sở dạy nghề.
+ Việc lập dự toán, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện theo quy định hiện hành.
MẪU SỐ 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề)
ên> ên>
BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ NĂM ……….
……. tháng ……. năm…….. |
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
|
|
|
---|---|---|
|
CÁC TỪ VIẾT TẮT |
|
PHẦN I. |
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ DẠY NGHỀ |
|
1 |
Thông tin chung cỦa CƠ SỞ DẠY NGHỀ |
|
2 |
Thông tin khái quát vỀ lỊch sỬ phát triỂn và thành tích nỔI bẬt cỦa CƠ SỞ DẠY NGHỀ |
|
3 |
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ |
|
4 |
Các nghỀ đào tẠo và quy mô đào tẠo cỦa CƠ SỞ DẠY NGHỀ |
|
5 |
Cơ sỞ vẬt chẤT, thư viỆn, tài chính |
|
PHẦN II. |
KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ |
|
1 |
ĐẶT VẤN ĐỀ |
|
2 |
TỔNG QUAN CHUNG |
|
2.1 |
Căn cứ tự kiểm định |
|
2.2 |
Mục đích tự kiểm định |
|
2.3 |
Yêu cầu tự kiểm định |
|
2.4 |
Phương pháp tự kiểm định |
|
2.5 |
Các bước tiến hành tự kiểm định |
|
3 |
TỰ ĐÁNH GIÁ |
|
3.1 |
Tổng hợp kết quả tự kiểm định[1] |
|
3.2 |
Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn |
|
3.2.1 |
Tiêu chí 1. Mục tiêu và nhiệm vụ[2] |
|
3.2.2 |
Tiêu chí 2.Tổ chức và quản lý |
|
3.2.3 |
Tiêu chí 3. Hoạt động dạy và học |
|
3.2.4 |
Tiêu chí 4. Giáo viên và cán bộ quản lý |
|
3.2.5 |
Tiêu chí 5. Chương trình và giáo trình |
|
3.2.6 |
Tiêu chí 6. Thư viện |
|
3.2.7. |
Tiêu chí 7. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học |
|
3.2.8 |
Tiêu chí 8. Quản lý tài chính |
|
3.2.9 |
Tiêu chí 9. Các dịch vụ cho người học nghề |
|
PHẦN III. |
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ |
|
PHỤ LỤC Phụ lục 1. Quyết định thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề (hoặc Quyết định kiện toàn Hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề) Phụ lục 2. Kế hoạch tự kiểm định của cơ sở dạy nghề Phụ lục 3. Bảng mã minh chứng[3] |
Mẫu 1.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH
TT |
Tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số (ghi đầy đủ nội dung tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số) |
Điểm chuẩn |
Cơ sở dạy nghề tự đánh giá |
---|---|---|---|
|
ĐỀ XUẤT CẤP ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC |
|
|
|
Tổng điểm |
|
|
1 |
Tiêu chí 1: Mục tiêu và nhiệm vụ |
|
|
|
Tiêu chuẩn 1.1………………………..……. |
|
|
|
Chỉ số 1 ………………………………… |
|
|
|
Chỉ số 2 ………………………………… |
|
|
|
Chỉ số ………..…………………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 1.2……………………………….. |
|
|
|
Chỉ số 1 ………………………………… |
|
|
|
Chỉ số 2 ………………………………… |
|
|
|
Chỉ số …………………………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 1.3……………………………….. |
|
|
|
Chỉ số 1 ………………………………… |
|
|
|
Chỉ số 2 ………………………………… |
|
|
|
Chỉ số …………………………………… |
|
|
|
…. |
|
|
|
…. |
|
|
2 |
Các Tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trình bày tương tự như Tiêu chí 1 |
|
|
Mẫu 1.2. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TIÊU CHÍ
(N = 1 – 9)
Đánh giá tổng quát tiêu chí :
Mở đầu (ngắn gọn): phần này mô tả, phân tích chung về những thông tin, minh chứng của cơ sở dạy nghề, phản ánh về các chỉ số, tiêu chuẩn trong tiêu chí.
* Những điểm mạnh: (tóm tắt phần mô tả những điểm mạnh trong phần đánh giá các tiêu chuẩn trong tiêu chí )
* Những tồn tại và kế hoạch: (tóm tắt những tồn tại và kế hoạch khắc phục trong phần đánh giá các tiêu chuẩn trong tiêu chí )
Tiêu chuẩn N.1: ………………………………………………………………………………..
a)……………………………………………………………………………………………………..
b) …………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
i) …………………………………………………………………………………………………….
1. Mô tả
Chỉ số 1 (a) . ………………………………………………………………………………………………..
Tự đánh giá chỉ số 1 (a):
Chỉ số 2 (b)…………………………………………………………………………………………………..
Tự đánh giá chỉ số 2 (b):
Chỉ số i………………………………………………………………………………………………………..
Tự đánh giá chỉ sối:
2. Đánh giá
– Điểm mạnh: ……………………………………………………………………….
– Điểm tồn tại:……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
3. Kế hoạch:
…………………………………………………………………………………………………
4. Tự đánh giá tiêu chuẩn N.1 đạt:n điểm
Tiêu chuẩn N.2: ………………………………………………………………………………..
a)……………………………………………………………………………………………………..
b) …………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
i) …………………………………………………………………………………………………….
(Trình bày tương tự Tiêu chuẩn N.1)
Tiêu chuẩn N.j: ………………………………………………………………………………..
a)……………………………………………………………………………………………………..
b) …………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
i) …………………………………………………………………………………………………….
|
|
(Trình bày tương tự Tiêu chuẩn N.1)
|
Mẫu 1.3. BẢNG MÃ MINH CHỨNG
Số TT |
Tiêu chí, Tiêu chuẩn |
Chỉ số |
Mã minh chứng |
Minh chứng sử dụng chung cho các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số |
Tên minh chứng |
1 |
1.1 |
Chỉ số 1 |
1.1.1.01 |
|
|
2 |
|
|
1.1.1.02 |
|
|
3 |
|
|
1.1.1.03 |
|
|
4 |
1.1 |
Chỉ số 2 |
1.1.2.01 |
|
|
5 |
|
|
|
(Ví dụ 1.1.1.02) |
|
6 |
|
|
1.1.2.02 |
|
|
7 |
|
|
1.1.2.03 |
|
|
8 |
|
|
1.1.2.04 |
|
|
9 |
|
|
1.1.2.05 |
|
|
10 |
1.2 |
Chỉ số 1 |
1.2.1.01 |
|
|
11 |
|
|
1.2..1.02 |
|
|
12 |
|
|
1.2.1.03 |
|
|
13 |
|
|
1.2.1.04 |
|
|
14 |
|
|
1.2.1.05 |
|
|
15 |
|
|
……… |
|
|
(Kéo dài bảng theo mẫu trên lần lượt theo thứ tự tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số và số lượng minh chứng của đơn vị)
Lưu ý: Tên minh chứng cần nêu rõ Trích yếu nội dung; Ngày, tháng, năm ban hành; Người có thẩm quyền ký ban hành).
[1]Tổng hợp kết quả tự kiểm định theo Mẫu 1.1
[2] Báo cáo đánh giá chi tiết Tiêu chí theo Mẫu 1.2
[3] Bảng mã minh chứng theo Mẫu 1.3
Reviews
There are no reviews yet.