Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 692/QĐ-TTg 2019 về dự án An ninh y tế khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 692/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN “AN NINH Y TẾ KHU VỰC TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG”, VAY VỐN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
—————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2558/BKHĐT-KTĐN ngày 05 tháng 4 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục Dự án “An ninh y tế khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng” (Dự án) với các nội dung chính sau:
1. Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
2. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Y tế.
Chủ Dự án: Cục Y tế dự phòng.
3. Mục tiêu Dự án: Đảm bảo an ninh sức khỏe cho người dân Việt Nam và khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng thông qua tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm, hạn chế tối đa khả năng xâm nhập của các dịch bệnh mới nổi vào các nước trong khu vực, giảm tỷ lệ chết, tỷ lệ mắc và hạn chế sự lây lan các bệnh dịch lưu hành giữa các nước trong khu vực góp phần ổn định kinh tế, xã hội và nâng cao sức khỏe người dân.
4. Các Hợp phần của Dự án (3 hợp phần):
– Hợp phần A: Đẩy mạnh phối hợp phòng chống dịch, bệnh khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
– Hợp phần B: Đầu tư nâng cao năng lực quốc gia trong giám sát và đáp ứng dịch, bệnh trong tình hình mới.
– Hợp phần C: Đầu tư hệ thống năng lực xét nghiệm đảm bảo công tác phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện nhằm phòng chống lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
5. Các kết quả của Dự án:
– Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các nước khu vực GMS trong việc kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.
– Củng cố hệ thống giám sát và đáp ứng chủ động trong phòng chống dịch, bệnh phù hợp với khu vực và quốc tế.
– Nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm phòng chống dịch, bệnh kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
6. Thời gian dự kiến thực hiện: 2016 – 2021
7. Phạm vi thực hiện: An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bình Phước, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
8. Tổng kinh phí thực hiện Dự án: 84 triệu USD, bao gồm:
– Vốn ODA (vay ưu đãi từ nguồn vốn ADF): 80 triệu USD
– Vốn đối ứng: 4.000.000 USD, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 3 triệu USD
+ Ngân sách địa phương: 1 triệu USD
9. Cơ chế tài chính trong nước:
– Đối với vốn vay ODA: Ngân sách nhà nước cấp phát 100% vốn vay ODA cho Bộ Y tế đối với các hoạt động do Bộ Y tế trực tiếp thực hiện; bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đối với các hoạt động do địa phương thực hiện.
– Đối với vốn đối ứng:
+ Vốn đối ứng Trung ương được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Y tế;
+ Vốn đối ứng của các địa phương tham gia dự án do ngân sách địa phương tự bố trí.
Điều 2. Bộ Y tế thực hiện các công việc sau:
– Tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan hoàn chỉnh Đề cương Dự án, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về quản lý nợ công, về sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho các chương trình dự án và các văn bản liên quan khác, tránh đầu tư trùng lặp và không đúng đối tượng.
– Rà soát và thống nhất với Bộ Tài chính việc trang bị xe ô tô cho Dự án (số lượng, chủng loại, phương thức mua…), đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích Dự án, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Lập và phê duyệt văn kiện dự án theo quy định.
Điều 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ quy định hiện hành, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các bước tiếp theo.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– TTg, các PTTg;
– Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp;
– Ngân hàng Nhà nước VN;
– UBND các tỉnh (danh sách kèm theo);
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ TTg, các Vụ: KGVX, TH; TGĐ Cổng TTĐT;
– Lưu: VT, QHQT (3).TA
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Phạm Bình Minh

DANH SÁCH
CÁC TỈNH THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

1. An Giang
19. Lạng Sơn
2. Bắc Giang
20. Lào Cai
3. Bắc Kạn
21. Nam Định
4. Bạc Liêu
22. Nghệ An
5. Bình Phước
23. Ninh Bình
6. Cao Bằng
24. Ninh Thuận
7. Đắk Lắk
25. Phú Thọ
8. Đắk Nông
26. Quảng Bình
9. Điện Biên
27. Quảng Nam
10. Gia Lai
28. Quảng Ngãi
11. Hà Giang
29. Quảng Ninh
12. Hà Nam
30. Quảng Trị
13. Hà Tĩnh
31. Sơn La
14. Hòa Bình
32. Tây Ninh
15. Kiên Giang
33. Thanh Hóa
16. Kon Tum
34. Vĩnh Long
17. Lai Châu
35. Vĩnh Phúc
18. Lâm Đồng
36. Yên Bái
Thuộc tính văn bản
Quyết định 692/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Dự án “An ninh y tế khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng”, vay vốn ngân hàng Phát triển châu Á
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 692/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 27/04/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Chính sách
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 692/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN “AN NINH Y TẾ KHU VỰC TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG”, VAY VỐN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
—————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2558/BKHĐT-KTĐN ngày 05 tháng 4 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục Dự án “An ninh y tế khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng” (Dự án) với các nội dung chính sau:
1. Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
2. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Y tế.
Chủ Dự án: Cục Y tế dự phòng.
3. Mục tiêu Dự án: Đảm bảo an ninh sức khỏe cho người dân Việt Nam và khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng thông qua tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm, hạn chế tối đa khả năng xâm nhập của các dịch bệnh mới nổi vào các nước trong khu vực, giảm tỷ lệ chết, tỷ lệ mắc và hạn chế sự lây lan các bệnh dịch lưu hành giữa các nước trong khu vực góp phần ổn định kinh tế, xã hội và nâng cao sức khỏe người dân.
4. Các Hợp phần của Dự án (3 hợp phần):
– Hợp phần A: Đẩy mạnh phối hợp phòng chống dịch, bệnh khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
– Hợp phần B: Đầu tư nâng cao năng lực quốc gia trong giám sát và đáp ứng dịch, bệnh trong tình hình mới.
– Hợp phần C: Đầu tư hệ thống năng lực xét nghiệm đảm bảo công tác phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện nhằm phòng chống lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
5. Các kết quả của Dự án:
– Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các nước khu vực GMS trong việc kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.
– Củng cố hệ thống giám sát và đáp ứng chủ động trong phòng chống dịch, bệnh phù hợp với khu vực và quốc tế.
– Nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm phòng chống dịch, bệnh kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
6. Thời gian dự kiến thực hiện: 2016 – 2021
7. Phạm vi thực hiện: An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bình Phước, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
8. Tổng kinh phí thực hiện Dự án: 84 triệu USD, bao gồm:
– Vốn ODA (vay ưu đãi từ nguồn vốn ADF): 80 triệu USD
– Vốn đối ứng: 4.000.000 USD, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 3 triệu USD
+ Ngân sách địa phương: 1 triệu USD
9. Cơ chế tài chính trong nước:
– Đối với vốn vay ODA: Ngân sách nhà nước cấp phát 100% vốn vay ODA cho Bộ Y tế đối với các hoạt động do Bộ Y tế trực tiếp thực hiện; bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đối với các hoạt động do địa phương thực hiện.
– Đối với vốn đối ứng:
+ Vốn đối ứng Trung ương được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Y tế;
+ Vốn đối ứng của các địa phương tham gia dự án do ngân sách địa phương tự bố trí.
Điều 2. Bộ Y tế thực hiện các công việc sau:
– Tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan hoàn chỉnh Đề cương Dự án, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về quản lý nợ công, về sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho các chương trình dự án và các văn bản liên quan khác, tránh đầu tư trùng lặp và không đúng đối tượng.
– Rà soát và thống nhất với Bộ Tài chính việc trang bị xe ô tô cho Dự án (số lượng, chủng loại, phương thức mua…), đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích Dự án, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Lập và phê duyệt văn kiện dự án theo quy định.
Điều 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ quy định hiện hành, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các bước tiếp theo.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– TTg, các PTTg;
– Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp;
– Ngân hàng Nhà nước VN;
– UBND các tỉnh (danh sách kèm theo);
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ TTg, các Vụ: KGVX, TH; TGĐ Cổng TTĐT;
– Lưu: VT, QHQT (3).TA
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Phạm Bình Minh

DANH SÁCH
CÁC TỈNH THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

1. An Giang
19. Lạng Sơn
2. Bắc Giang
20. Lào Cai
3. Bắc Kạn
21. Nam Định
4. Bạc Liêu
22. Nghệ An
5. Bình Phước
23. Ninh Bình
6. Cao Bằng
24. Ninh Thuận
7. Đắk Lắk
25. Phú Thọ
8. Đắk Nông
26. Quảng Bình
9. Điện Biên
27. Quảng Nam
10. Gia Lai
28. Quảng Ngãi
11. Hà Giang
29. Quảng Ninh
12. Hà Nam
30. Quảng Trị
13. Hà Tĩnh
31. Sơn La
14. Hòa Bình
32. Tây Ninh
15. Kiên Giang
33. Thanh Hóa
16. Kon Tum
34. Vĩnh Long
17. Lai Châu
35. Vĩnh Phúc
18. Lâm Đồng
36. Yên Bái

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 692/QĐ-TTg 2019 về dự án An ninh y tế khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng”