Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 943/QĐ-BKHCN 2016 về nhiệm vụ KHCN dự án Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
——-
Số: 943/QĐ-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KH&CN ĐẶT HÀNG THUỘC DỰ ÁN “THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017
———————
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật khoa học và công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Kết quả làm việc và kiến nghị của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ đặt hàng bắt đầu thực hiện từ năm 2016 thuộc dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” tại Biên bản họp ngày 08/4/2016 (Hội đồng thành lập theo Quyết định số 713/QĐ-BKHCN ngày 01/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ);
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh Mục nhiệm vụ KH&CN đặt hàng thuộc Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Nhóm nhiệm vụ: Đào tạo kiến thức về năng suất và chất lượng) để tuyển chọn thực hiện từ năm 2017 (Chi Tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:
1. Tổ chức thông báo nội dung các nhiệm vụ nêu tại Điều 1 trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để các tổ chức, cá nhân biết và đăng ký tham gia tuyển chọn.
2. Tổ chức các hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá các hồ sơ đăng ký tuyển chọn theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả tuyển chọn.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Việt Thanh

PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẶT HÀNG THUỘC DỰ ÁN “THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG” TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017
NHÓM NHIỆM VỤ: ĐÀO TẠO KIẾN THỨC VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG

(Kèm theo Quyết định số: 943/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TT
Tên nhiệm vụ
Định hướng Mục tiêu
Yêu cầu đối với kết quả
Thời gian thực hiện
Phương thức tổ chức thực hiện
1
Đào tạo chuyên gia về Lean Six Sigma đai vàng, đai xanh, đai đen cho các doanh nghiệp và cán bộ tư vấn năng suất chất lượng tại các tổ chức sự nghiệp của các Bộ, ngành và địa phương
Phát triển đội ngũ chuyên gia nòng cốt về Lean Six Sigma đáp ứng yêu cầu phổ biến, nhân rộng áp dụng Lean Six Sigma tại các doanh nghiệp Việt Nam
– Chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo chuyên gia Lean Six Sigma đai vàng, đai đen;
– 320 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai vàng, đai xanh, đai đen:
+ 200 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai vàng;
+ 100 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai xanh;
+ 20 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai đen;
– Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành.
Yêu cầu:
Chương trình, giáo trình đào tạo được Tổng cục TCĐLCL thẩm định, phê duyệt;
Các học viên được đào tạo lý thuyết và thực hành thực tế tại doanh nghiệp;
Cụ thể trong Thuyết minh nhiệm vụ về tiêu chí, Điều kiện lựa chọn học viên, giảng viên; tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, cấp chứng chỉ cho học viên sau khóa học;
Kế thừa kết quả nhiệm vụ 02.1/2013-DA2; 02.1/2014-DA2 (về Chương trình, giáo trình đào tạo Lean Six Sigma đai xanh, đai đen);
Huy động đối ứng kinh phí từ các doanh nghiệp được thụ hưởng.
24 tháng
Tuyển chọn
2
Triển khai giảng dạy kiến thức về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề tại Việt Nam
– Thí Điểm giảng dạy kiến thức về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề tại Việt Nam ;
– Tạo cơ sở đề xuất triển khai nhân rộng đào tạo NSCL trong các trường cao đẳng nghề trong cả nước.
– Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng trong các trường Cao đẳng nghề trong và ngoài nước;
– Báo cáo xác định các nội dung cần thiết, phù hợp để đưa vào đào tạo trong các trường cao đẳng nghề;
– Kết quả đào tạo thí Điểm cho giảng viên, sinh viên tại 04 trường cao đẳng nghề (02 trường phía Bắc và 02 trường phía Nam);
– Báo cáo phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả đào tạo và đề xuất phương án phối hợp với các Bộ/ngành liên quan để đưa nội dung đào tạo về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề trong cả nước;
– 01 Hội thảo chia sẻ kết quả với sự tham gia của các trường Cao đẳng nghề, một số Bộ chủ quản các trường cao đẳng (Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương Binh, Xã hội…);
– Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành
Yêu cầu:
Có văn bản xác nhận tham gia, phối hợp thực hiện của các Trường Cao đẳng nghề khi xây dựng Hồ sơ đăng ký Tuyển chọn/xét giao trực tiếp;
Giáo trình đào tạo kế thừa từ kết quả của các nhiệm vụ đào tạo về NSCL từ năm 2012-2016 thuộc Chương trình.
24 tháng
Tuyển chọn
3
Đào tạo chuyên gia tư vấn về các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cho cán bộ thuộc các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các địa phương
Tạo nguồn cán bộ tư vấn năng suất chất lượng để triển khai hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp, địa phương.
Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu đào tạo, nội dung đào tạo cho các địa phương;
– Tổ chức 04 khóa đào tạo Khoảng 100 học viên về các công cụ năng suất chất lượng (5 công cụ/khóa).
Yêu cầu:
Chương trình, tài liệu đào tạo kế thừa từ kết quả của các nhiệm vụ đào tạo về NSCL từ năm 2012-2016 thuộc Chương trình;
Yêu cầu thể hiện trong Thuyết minh đề tài tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả học viên sau khóa học (có kiểm tra, cấp chứng chỉ).
24 tháng
Tuyển chọn
4
Nghiên cứu áp dụng thí Điểm công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ vào doanh nghiệp Việt Nam
Nắm bắt và triển khai áp dụng thí Điểm các công cụ cải tiến NSCL mới, tiên tiến vào doanh nghiệp Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu về công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ và cách thức triển khai áp dụng tại doanh nghiệp;
Chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo công cụ: Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai) dành cho chuyên gia tư vấn​;
– 04 khóa đào tạo chuyên gia tư vấn về công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai) cho 120 học viên​;
– Báo cáo kết quả áp dụng thí Điểm tại 06 doanh nghiệp (03 doanh nghiệp/công cụ);
– Báo cáo về khả năng nhân rộng triển khai áp dụng công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ vào doanh nghiệp Việt Nam;
– Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành.
Yêu cầu: Chương trình, giáo trình đào tạo được Tổng cục TCĐLCL thẩm định, phê duyệt.
24 tháng
Tuyển chọn
Tổng số: 04 nhiệm vụ
Thuộc tính văn bản
Quyết định 943/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng thuộc dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” để tuyển chọn thực hiện từ năm 2017
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 943/QĐ-BKHCN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Việt Thanh
Ngày ban hành: 22/04/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Tóm tắt văn bản

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
——-
Số: 943/QĐ-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KH&CN ĐẶT HÀNG THUỘC DỰ ÁN “THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017
———————
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật khoa học và công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Kết quả làm việc và kiến nghị của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ đặt hàng bắt đầu thực hiện từ năm 2016 thuộc dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” tại Biên bản họp ngày 08/4/2016 (Hội đồng thành lập theo Quyết định số 713/QĐ-BKHCN ngày 01/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ);
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh Mục nhiệm vụ KH&CN đặt hàng thuộc Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Nhóm nhiệm vụ: Đào tạo kiến thức về năng suất và chất lượng) để tuyển chọn thực hiện từ năm 2017 (Chi Tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:
1. Tổ chức thông báo nội dung các nhiệm vụ nêu tại Điều 1 trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để các tổ chức, cá nhân biết và đăng ký tham gia tuyển chọn.
2. Tổ chức các hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá các hồ sơ đăng ký tuyển chọn theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả tuyển chọn.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Việt Thanh

PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẶT HÀNG THUỘC DỰ ÁN “THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG” TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017
NHÓM NHIỆM VỤ: ĐÀO TẠO KIẾN THỨC VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG

(Kèm theo Quyết định số: 943/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TT
Tên nhiệm vụ
Định hướng Mục tiêu
Yêu cầu đối với kết quả
Thời gian thực hiện
Phương thức tổ chức thực hiện
1
Đào tạo chuyên gia về Lean Six Sigma đai vàng, đai xanh, đai đen cho các doanh nghiệp và cán bộ tư vấn năng suất chất lượng tại các tổ chức sự nghiệp của các Bộ, ngành và địa phương
Phát triển đội ngũ chuyên gia nòng cốt về Lean Six Sigma đáp ứng yêu cầu phổ biến, nhân rộng áp dụng Lean Six Sigma tại các doanh nghiệp Việt Nam
– Chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo chuyên gia Lean Six Sigma đai vàng, đai đen;
– 320 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai vàng, đai xanh, đai đen:
+ 200 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai vàng;
+ 100 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai xanh;
+ 20 chuyên gia triển khai Lean Six Sigma đạt trình độ đai đen;
– Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành.
Yêu cầu:
Chương trình, giáo trình đào tạo được Tổng cục TCĐLCL thẩm định, phê duyệt;
Các học viên được đào tạo lý thuyết và thực hành thực tế tại doanh nghiệp;
Cụ thể trong Thuyết minh nhiệm vụ về tiêu chí, Điều kiện lựa chọn học viên, giảng viên; tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, cấp chứng chỉ cho học viên sau khóa học;
Kế thừa kết quả nhiệm vụ 02.1/2013-DA2; 02.1/2014-DA2 (về Chương trình, giáo trình đào tạo Lean Six Sigma đai xanh, đai đen);
Huy động đối ứng kinh phí từ các doanh nghiệp được thụ hưởng.
24 tháng
Tuyển chọn
2
Triển khai giảng dạy kiến thức về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề tại Việt Nam
– Thí Điểm giảng dạy kiến thức về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề tại Việt Nam ;
– Tạo cơ sở đề xuất triển khai nhân rộng đào tạo NSCL trong các trường cao đẳng nghề trong cả nước.
– Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng trong các trường Cao đẳng nghề trong và ngoài nước;
– Báo cáo xác định các nội dung cần thiết, phù hợp để đưa vào đào tạo trong các trường cao đẳng nghề;
– Kết quả đào tạo thí Điểm cho giảng viên, sinh viên tại 04 trường cao đẳng nghề (02 trường phía Bắc và 02 trường phía Nam);
– Báo cáo phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả đào tạo và đề xuất phương án phối hợp với các Bộ/ngành liên quan để đưa nội dung đào tạo về ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng vào các trường cao đẳng nghề trong cả nước;
– 01 Hội thảo chia sẻ kết quả với sự tham gia của các trường Cao đẳng nghề, một số Bộ chủ quản các trường cao đẳng (Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương Binh, Xã hội…);
– Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành
Yêu cầu:
Có văn bản xác nhận tham gia, phối hợp thực hiện của các Trường Cao đẳng nghề khi xây dựng Hồ sơ đăng ký Tuyển chọn/xét giao trực tiếp;
Giáo trình đào tạo kế thừa từ kết quả của các nhiệm vụ đào tạo về NSCL từ năm 2012-2016 thuộc Chương trình.
24 tháng
Tuyển chọn
3
Đào tạo chuyên gia tư vấn về các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cho cán bộ thuộc các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các địa phương
Tạo nguồn cán bộ tư vấn năng suất chất lượng để triển khai hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp, địa phương.
Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu đào tạo, nội dung đào tạo cho các địa phương;
– Tổ chức 04 khóa đào tạo Khoảng 100 học viên về các công cụ năng suất chất lượng (5 công cụ/khóa).
Yêu cầu:
Chương trình, tài liệu đào tạo kế thừa từ kết quả của các nhiệm vụ đào tạo về NSCL từ năm 2012-2016 thuộc Chương trình;
Yêu cầu thể hiện trong Thuyết minh đề tài tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả học viên sau khóa học (có kiểm tra, cấp chứng chỉ).
24 tháng
Tuyển chọn
4
Nghiên cứu áp dụng thí Điểm công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ vào doanh nghiệp Việt Nam
Nắm bắt và triển khai áp dụng thí Điểm các công cụ cải tiến NSCL mới, tiên tiến vào doanh nghiệp Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu về công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ và cách thức triển khai áp dụng tại doanh nghiệp;
Chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo công cụ: Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai) dành cho chuyên gia tư vấn​;
– 04 khóa đào tạo chuyên gia tư vấn về công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai) cho 120 học viên​;
– Báo cáo kết quả áp dụng thí Điểm tại 06 doanh nghiệp (03 doanh nghiệp/công cụ);
– Báo cáo về khả năng nhân rộng triển khai áp dụng công cụ Người Điều phối sản xuất (Mizusumashi) và Bảng kiểm soát sản xuất (Kamishibai)​ vào doanh nghiệp Việt Nam;
– Ít nhất có 01 Bài báo về các nội dung liên quan/kết quả triển khai nhiệm vụ đăng trên Báo/Tạp chí chuyên ngành.
Yêu cầu: Chương trình, giáo trình đào tạo được Tổng cục TCĐLCL thẩm định, phê duyệt.
24 tháng
Tuyển chọn
Tổng số: 04 nhiệm vụ

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 943/QĐ-BKHCN 2016 về nhiệm vụ KHCN dự án Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng”