BỘ CÔNG AN ——
Số: 72/2009/TT-BCA
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CỤ THỂ THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2008/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia ngày 20/4/2007;
Căn cứ Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (viết gọn là Nghị định số 126/2008/NĐ-CP) như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cụ thể về lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào và đưa ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (viết gọn là công trình); về tổ chức, trách nhiệm của lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình; về bồi dưỡng, huấn luyện, trang phục, trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động và bảo vệ công trình tại Việt Nam.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các công trình thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
Điều 3. Lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào và đưa ra khỏi danh mục công trình
1. Căn cứ vào tiêu chí xác định công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 126/2008/NĐ-CP và quy định về đưa ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia tại Điều 13 Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và rà soát các công trình cần đưa ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc bộ, ngành, địa phương mình quản lý gửi Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh II) để làm thủ tục thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục An ninh II có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an thành lập Hội đồng thẩm định theo quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP; trường hợp cần phải bổ sung tài liệu hoặc tổ chức khảo sát thực tế trước khi họp Hội đồng thẩm định thì Tổng cục An ninh II chủ trì phối hợp cơ quan, tổ chức quản lý công trình thực hiện.
Điều 4. Bảo vệ công trình
1. Việc bảo vệ công trình phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc bảo đảm an ninh, an toàn công trình; ban hành nội quy, quy định về bảo vệ, sử dụng công trình; xây dựng, tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối công trình trong mọi tình huống.
3. Trường hợp có sự thay đổi về quy hoạch, thiết kế hoặc cải tạo nâng cấp công trình thì trước khi thực hiện, thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải có đề án cụ thể, có kế hoạch, phương án bảo vệ phù hợp gửi Bộ trưởng Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh II) để xem xét, cho ý kiến. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, Tổng cục An ninh II phải báo cáo lãnh đạo Bộ Công an để có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức quản lý công trình về yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn trong việc thay đổi quy hoạch, thiết kế hoặc cải tạo, nâng cấp công trình.
4. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng vùng đất, vùng nước, khoảng không vào các mục đích khác ngoài quy định của khoản 2 Điều 17 Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải có văn bản xin phép sử dụng gửi Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh II); trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công an phải có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.
5. Tùy theo tính chất, yêu cầu của việc bảo vệ công trình, cơ quan, tổ chức quản lý công trình chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là Công an cấp tỉnh) xác định việc cho phép hoặc cấm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, ra, vào, đi lại, quay phim, chụp ảnh và các hoạt động khác trong khu vực hành lang bảo vệ công trình; trường hợp cấm các hoạt động nêu trên thì phải có biển báo để mọi tổ chức, cá nhân biết và chấp hành.
Điều 5. Tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình
1. Lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình mà có thể thành lập phòng, ban hoặc tổ bảo vệ cho phù hợp. Trước khi quyết định thành lập, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải có văn bản trao đổi thống nhất với Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, Công an cấp tỉnh phải có văn bản trả lời và hướng dẫn cơ quan, tổ chức quản lý công trình về việc tổ chức lực lượng bảo vệ công trình đó.
2. Trường hợp công trình đã tổ chức lực lượng bảo vệ theo quy định của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thì kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, phải tổ chức lực lượng và thực hiện bảo vệ công trình theo quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 6. Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ thuộc lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình
1. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong hoạt động bảo vệ; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại công trình.
2. Khi làm nhiệm vụ phải mang biển hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý công trình cấp.
3. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu phát hiện các vụ, việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trong khu vực bảo vệ phải chủ động tiến hành các biện pháp cần thiết để kịp thời đối phó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, đồng thời phải báo cáo ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết kịp thời.
Điều 7. Bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình
1. Nhân viên bảo vệ công trình phải được bồi dưỡng, huấn luyện về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này. Hàng năm, khi có nhu cầu về bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ, cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải liên hệ với Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an cấp tỉnh hoặc các trường Công an nhân dân để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ cho phù hợp.
2. Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an cấp tỉnh và các trường Công an nhân dân có trách nhiệm biên soạn giáo trình bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ công trình; tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, sát hạch và cấp chứng chỉ cho đối tượng đã được bồi dưỡng, huấn luyện. Nội dung, chương trình bồi dưỡng, huấn luyện phải phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực tế của hoạt động bảo vệ công trình, trong đó phải có các nội dung: kiến thức cơ bản về pháp luật; kỹ năng nghiệp vụ bảo vệ; các biện pháp cơ bản trong xử lý các tình huống khi thực hiện nhiệm vụ; quy định về quản lý, sử dụng và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ; kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu người bị nạn và một số động tác vũ thuật, tự vệ, bắt giữ người phạm tội; đạo đức, tác phong nghề nghiệp.
Mỗi khóa đào tạo nhân viên bảo vệ phải bảo đảm thời gian ít nhất là 30 ngày.
Kinh phí bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ do cơ quan, tổ chức quản lý công trình đảm nhiệm.
Điều 8. Trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận, biển hiệu của lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình
Trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận, biển hiệu của lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2002/TT-BCA(A11) ngày 26/8/2002 của Bộ Công an về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Điều 9. Trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ
1. Lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình được trang bị công cụ hỗ trợ gồm: roi cao su; gậy cao su; gậy sắt; roi điện. Căn cứ vào số lượng nhân viên bảo vệ và yêu cầu thực tế, cơ quan, tổ chức quản lý công trình làm văn bản gửi Công an cấp tỉnh để đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần được trang bị; người được cử đến liên hệ phải có giấy giới thiệu và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
2. Sau khi mua công cụ hỗ trợ, cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải đến cơ quan Công an đã cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ để đăng ký sử dụng; khi đến liên hệ xin cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ phải xuất trình hóa đơn, bản chính Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, nộp bản photocopy.
3. Công cụ hỗ trợ phải được quản lý tập trung tại cơ quan, tổ chức quản lý công trình và chỉ được trang bị cho nhân viên bảo vệ khi đi làm nhiệm vụ. Sau khi làm nhiệm vụ xong, phải giao lại công cụ hỗ trợ cho bộ phận quản lý tại trụ sở cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
4. Nghiêm cấm trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ ngoài mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình.
Điều 10. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2010.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân phải thực hiện đúng quy trình công tác, Điều lệnh Công an nhân dân. Việc kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; kết thúc kiểm tra hoặc buổi làm việc phải lập biên bản theo mẫu quy định.
Nghiêm cấm việc lợi dụng công tác kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở hoạt động bình thường của công trình.
4. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh II) để có hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Thứ trưởng BCA (để chỉ đạo thực hiện); – Các Tổng cục, Vụ, Cục trực thuộc Trung ương, Sở Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh; – Công báo; – Website Chính phủ; – Lưu: VT, TCANII. 300b.
|
BỘ TRƯỞNG ĐẠI TƯỚNG
Lê Hồng Anh
|
BỘ CÔNG AN ——
Số: 72/2009/TT-BCA
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CỤ THỂ THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2008/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia ngày 20/4/2007;
Căn cứ Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;\
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (viết gọn là Nghị định số 126/2008/NĐ-CP) như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cụ thể về lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào và đưa ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (viết gọn là công trình); về tổ chức, trách nhiệm của lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình; về bồi dưỡng, huấn luyện, trang phục, trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động và bảo vệ công trình tại Việt Nam.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các công trình thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
Điều 3. Lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào và đưa ra khỏi danh mục công trình
1. Căn cứ vào tiêu chí xác định công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 126/2008/NĐ-CP và quy định về đưa ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia tại Điều 13 Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và rà soát các công trình cần đưa ra khỏi danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc bộ, ngành, địa phương mình quản lý gửi Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh II) để làm thủ tục thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục An ninh II có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an thành lập Hội đồng thẩm định theo quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP; trường hợp cần phải bổ sung tài liệu hoặc tổ chức khảo sát thực tế trước khi họp Hội đồng thẩm định thì Tổng cục An ninh II chủ trì phối hợp cơ quan, tổ chức quản lý công trình thực hiện.
Điều 4. Bảo vệ công trình
1. Việc bảo vệ công trình phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc bảo đảm an ninh, an toàn công trình; ban hành nội quy, quy định về bảo vệ, sử dụng công trình; xây dựng, tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối công trình trong mọi tình huống.
3. Trường hợp có sự thay đổi về quy hoạch, thiết kế hoặc cải tạo nâng cấp công trình thì trước khi thực hiện, thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải có đề án cụ thể, có kế hoạch, phương án bảo vệ phù hợp gửi Bộ trưởng Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh II) để xem xét, cho ý kiến. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, Tổng cục An ninh II phải báo cáo lãnh đạo Bộ Công an để có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức quản lý công trình về yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn trong việc thay đổi quy hoạch, thiết kế hoặc cải tạo, nâng cấp công trình.
4. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng vùng đất, vùng nước, khoảng không vào các mục đích khác ngoài quy định của khoản 2 Điều 17 Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải có văn bản xin phép sử dụng gửi Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh II); trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công an phải có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.
5. Tùy theo tính chất, yêu cầu của việc bảo vệ công trình, cơ quan, tổ chức quản lý công trình chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là Công an cấp tỉnh) xác định việc cho phép hoặc cấm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, ra, vào, đi lại, quay phim, chụp ảnh và các hoạt động khác trong khu vực hành lang bảo vệ công trình; trường hợp cấm các hoạt động nêu trên thì phải có biển báo để mọi tổ chức, cá nhân biết và chấp hành.
Điều 5. Tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình
1. Lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình mà có thể thành lập phòng, ban hoặc tổ bảo vệ cho phù hợp. Trước khi quyết định thành lập, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải có văn bản trao đổi thống nhất với Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, Công an cấp tỉnh phải có văn bản trả lời và hướng dẫn cơ quan, tổ chức quản lý công trình về việc tổ chức lực lượng bảo vệ công trình đó.
2. Trường hợp công trình đã tổ chức lực lượng bảo vệ theo quy định của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thì kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, phải tổ chức lực lượng và thực hiện bảo vệ công trình theo quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 6. Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ thuộc lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình
1. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong hoạt động bảo vệ; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại công trình.
2. Khi làm nhiệm vụ phải mang biển hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý công trình cấp.
3. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu phát hiện các vụ, việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trong khu vực bảo vệ phải chủ động tiến hành các biện pháp cần thiết để kịp thời đối phó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, đồng thời phải báo cáo ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết kịp thời.
Điều 7. Bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình
1. Nhân viên bảo vệ công trình phải được bồi dưỡng, huấn luyện về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này. Hàng năm, khi có nhu cầu về bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ, cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải liên hệ với Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an cấp tỉnh hoặc các trường Công an nhân dân để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ cho phù hợp.
2. Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an cấp tỉnh và các trường Công an nhân dân có trách nhiệm biên soạn giáo trình bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ công trình; tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, sát hạch và cấp chứng chỉ cho đối tượng đã được bồi dưỡng, huấn luyện. Nội dung, chương trình bồi dưỡng, huấn luyện phải phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực tế của hoạt động bảo vệ công trình, trong đó phải có các nội dung: kiến thức cơ bản về pháp luật; kỹ năng nghiệp vụ bảo vệ; các biện pháp cơ bản trong xử lý các tình huống khi thực hiện nhiệm vụ; quy định về quản lý, sử dụng và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ; kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu người bị nạn và một số động tác vũ thuật, tự vệ, bắt giữ người phạm tội; đạo đức, tác phong nghề nghiệp.
Mỗi khóa đào tạo nhân viên bảo vệ phải bảo đảm thời gian ít nhất là 30 ngày.
Kinh phí bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ do cơ quan, tổ chức quản lý công trình đảm nhiệm.
Điều 8. Trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận, biển hiệu của lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình
Trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận, biển hiệu của lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2002/TT-BCA(A11) ngày 26/8/2002 của Bộ Công an về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Điều 9. Trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ
1. Lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình được trang bị công cụ hỗ trợ gồm: roi cao su; gậy cao su; gậy sắt; roi điện. Căn cứ vào số lượng nhân viên bảo vệ và yêu cầu thực tế, cơ quan, tổ chức quản lý công trình làm văn bản gửi Công an cấp tỉnh để đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần được trang bị; người được cử đến liên hệ phải có giấy giới thiệu và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
2. Sau khi mua công cụ hỗ trợ, cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải đến cơ quan Công an đã cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ để đăng ký sử dụng; khi đến liên hệ xin cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ phải xuất trình hóa đơn, bản chính Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, nộp bản photocopy.
3. Công cụ hỗ trợ phải được quản lý tập trung tại cơ quan, tổ chức quản lý công trình và chỉ được trang bị cho nhân viên bảo vệ khi đi làm nhiệm vụ. Sau khi làm nhiệm vụ xong, phải giao lại công cụ hỗ trợ cho bộ phận quản lý tại trụ sở cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
4. Nghiêm cấm trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ ngoài mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình.
Điều 10. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2010.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân phải thực hiện đúng quy trình công tác, Điều lệnh Công an nhân dân. Việc kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; kết thúc kiểm tra hoặc buổi làm việc phải lập biên bản theo mẫu quy định.
Nghiêm cấm việc lợi dụng công tác kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở hoạt động bình thường của công trình.
4. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh II) để có hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Thứ trưởng BCA (để chỉ đạo thực hiện); – Các Tổng cục, Vụ, Cục trực thuộc Trung ương, Sở Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh; – Công báo; – Website Chính phủ; – Lưu: VT, TCANII. 300b.
|
BỘ TRƯỞNG ĐẠI TƯỚNG
Lê Hồng Anh
|
Reviews
There are no reviews yet.