Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết 40/2009/NQ-QH12 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án thủy điện Lai Châu

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI SỐ 40/2009/NQ-QH12 NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2009
VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN LAI CHÂU

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2003/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 về phương án xây dựng công trình thủy điện Sơn La; Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

Sau khi xem xét Tờ trình số 124/TTr-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về báo cáo đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu, Báo cáo thẩm tra số 740/BC-UBKHCNMT12 ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Tờ trình số 180/TTr-CP ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Quyết định chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia; góp phần cùng với các nhà máy thủy điện trên sông Đà phục vụ chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ; phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên và cả vùng Tây Bắc.

Địa điểm xây dựng đập và nhà máy thủy điện Lai Châu: xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Điều 2

Một số thông số cơ bản của Dự án:

1. Mực nước dâng bình thường: 295 mét (m);

2. Công suất lắp máy: 1.200 mê-ga-oát (MW);

3. Công nghệ chính: bảo đảm yêu cầu hiện đại, hiệu quả, an toàn;

4. Tổng mức đầu tư: dự tính 32.600 tỷ đồng (tại thời điểm lập Dự án, quý II năm 2008);

5. Thời gian và lộ trình thực hiện: khởi công xây dựng nhà máy vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2016, hoàn thành công trình vào năm 2017.

Điều 3

Giao Chính phủ quyết định đầu tư và triển khai Dự án với các yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản sau đây:

1. Tổ chức triển khai kịp thời các bước tiếp theo của Dự án: hoàn thiện hồ sơ, thiết kế kỹ thuật; xây dựng, ban hành quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, giám sát xây dựng công trình nhằm bảo đảm tiến độ, an toàn tuyệt đối, hiệu quả kinh tế tổng hợp; quản lý chặt chẽ các khâu theo quy định của pháp luật về đầu tư;

2. Xây dựng quy hoạch, phương án cụ thể và tổ chức thực hiện tốt công tác di dân tái định cư theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đúng chính sách và pháp luật; tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phương thức canh tác để phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống của người dân tái định cư một cách căn bản, bền vững, lâu dài;

3. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án; bảo vệ nghiêm ngặt khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè – Mường Nhé; đẩy mạnh công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng đầu nguồn, tăng nhanh độ che phủ rừng trên toàn lưu vực sông Đà thuộc lãnh thổ Việt Nam; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít người; bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.

Điều 4

1. Giao Chính phủ tổ chức, chỉ đạo triển khai thi công trước các hạng mục chuẩn bị, công trình tạm, công trình phụ trợ để bảo đảm tiến độ công trình.

2. Đồng ý cho áp dụng đối với Dự án thủy điện Lai Châu những cơ chế, chính sách đã phát huy hiệu quả tốt trong quá trình thực hiện Dự án thủy điện

Sơn La.

3. Trường hợp cần thiết phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 5

Đồng thời với Dự án thủy điện Lai Châu gồm hai dự án thành phần chính là công trình thủy điện và di dân tái định cư, Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, quyết định đầu tư các dự án sau đây:

1. Dự án đường giao thông bên bờ phải sông Đà, đường kết nối và 3 cầu bắc qua sông Đà nhằm khắc phục tình trạng bị cô lập của địa bàn huyện Mường Tè và vùng lân cận sau khi tích nước lòng hồ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;

2. Dự án điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp lại dân cư, đổi mới cách thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Mường Tè và đơn vị hành chính liên quan của tỉnh Lai Châu; đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của các đơn vị hành chính mới.

Chính phủ xác định cụ thể lộ trình triển khai thực hiện dự án và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.

Điều 6

1. Sau khi triển khai đầu tư xây dựng, hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Dự án.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

Thuộc tính văn bản
Nghị quyết 40/2009/NQ-QH12 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án thủy điện Lai Châu
Cơ quan ban hành: Quốc hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 40/2009/NQ-QH12 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 25/11/2009 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI SỐ 40/2009/NQ-QH12 NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2009
VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN LAI CHÂU

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2003/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 về phương án xây dựng công trình thủy điện Sơn La; Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

Sau khi xem xét Tờ trình số 124/TTr-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về báo cáo đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu, Báo cáo thẩm tra số 740/BC-UBKHCNMT12 ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Tờ trình số 180/TTr-CP ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Quyết định chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia; góp phần cùng với các nhà máy thủy điện trên sông Đà phục vụ chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ; phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên và cả vùng Tây Bắc.

Địa điểm xây dựng đập và nhà máy thủy điện Lai Châu: xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Điều 2

Một số thông số cơ bản của Dự án:

1. Mực nước dâng bình thường: 295 mét (m);

2. Công suất lắp máy: 1.200 mê-ga-oát (MW);

3. Công nghệ chính: bảo đảm yêu cầu hiện đại, hiệu quả, an toàn;

4. Tổng mức đầu tư: dự tính 32.600 tỷ đồng (tại thời điểm lập Dự án, quý II năm 2008);

5. Thời gian và lộ trình thực hiện: khởi công xây dựng nhà máy vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2016, hoàn thành công trình vào năm 2017.

Điều 3

Giao Chính phủ quyết định đầu tư và triển khai Dự án với các yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản sau đây:

1. Tổ chức triển khai kịp thời các bước tiếp theo của Dự án: hoàn thiện hồ sơ, thiết kế kỹ thuật; xây dựng, ban hành quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, giám sát xây dựng công trình nhằm bảo đảm tiến độ, an toàn tuyệt đối, hiệu quả kinh tế tổng hợp; quản lý chặt chẽ các khâu theo quy định của pháp luật về đầu tư;

2. Xây dựng quy hoạch, phương án cụ thể và tổ chức thực hiện tốt công tác di dân tái định cư theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đúng chính sách và pháp luật; tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phương thức canh tác để phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống của người dân tái định cư một cách căn bản, bền vững, lâu dài;

3. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án; bảo vệ nghiêm ngặt khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè – Mường Nhé; đẩy mạnh công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng đầu nguồn, tăng nhanh độ che phủ rừng trên toàn lưu vực sông Đà thuộc lãnh thổ Việt Nam; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít người; bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.

Điều 4

1. Giao Chính phủ tổ chức, chỉ đạo triển khai thi công trước các hạng mục chuẩn bị, công trình tạm, công trình phụ trợ để bảo đảm tiến độ công trình.

2. Đồng ý cho áp dụng đối với Dự án thủy điện Lai Châu những cơ chế, chính sách đã phát huy hiệu quả tốt trong quá trình thực hiện Dự án thủy điện

Sơn La.

3. Trường hợp cần thiết phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 5

Đồng thời với Dự án thủy điện Lai Châu gồm hai dự án thành phần chính là công trình thủy điện và di dân tái định cư, Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, quyết định đầu tư các dự án sau đây:

1. Dự án đường giao thông bên bờ phải sông Đà, đường kết nối và 3 cầu bắc qua sông Đà nhằm khắc phục tình trạng bị cô lập của địa bàn huyện Mường Tè và vùng lân cận sau khi tích nước lòng hồ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;

2. Dự án điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp lại dân cư, đổi mới cách thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Mường Tè và đơn vị hành chính liên quan của tỉnh Lai Châu; đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của các đơn vị hành chính mới.

Chính phủ xác định cụ thể lộ trình triển khai thực hiện dự án và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.

Điều 6

1. Sau khi triển khai đầu tư xây dựng, hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Dự án.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết 40/2009/NQ-QH12 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án thủy điện Lai Châu”