Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 27/2016/TT-BYT Quy chuẩn về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc

BỘ Y TẾ
——-

Số: 27/2016/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung
Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 27/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– VPCP (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Trung tâm BVSKLĐ&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (để đăng bạ):
– Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, K2ĐT, PC, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

QCVN 27:2016/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Vibration – Permissible Levels of Vibration in the Workplace

Lời nói đầu

QCVN 27:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Vibration – Permissible Levels of Vibration in the Workplace

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức rung cho phép tác động lên người lao động tại nơi làm việc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra rung tại nơi làm việc.
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Rung hay rung chuyển (Vibration): Là những dao động cơ học phát sinh từ động cơ của máy móc và dụng cụ lao động. Dao động có thể điều hòa hoặc không điều hòa.
3.2. Tần số rung (Vibration frequency): Là số dao động trong một đơn vị thời gian, đơn vị là Hertz (Hz).
3.3. Chu kỳ rung (Vibration periodic): Là thời gian hoàn tất một dao động.
3.4. Biên độ rung (Vibration amplitute): Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của một dao động.
Đơn vị đo là: mm; cm; m.
3.5. Vận tốc rung (Vibration velocity): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và độ nhanh chậm của chất điểm chuyển động.
Đơn vị đo là: mm/s; cm/s; m/s.
3.6. Gia tốc rung (Vibration acceleration): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và giá trị của vận tốc của chất điểm chuyển động.
Đơn vị đo là: mm/s2, cm/s2, m/s2.
3.7. Rung toàn thân (Whole-body vibration): Là rung chuyển tác động lên toàn thân của người lao động. Tùy theo phương tác động của rung chuyển mà chia ra rung đứng (tác động theo chiều thẳng đứng của thân) và rung ngang (tác động theo chiều ngang của thân).
3.8. Rung cục bộ (Hand-Arm vibration): Là rung chuyển tác động cục bộ lên một bộ phận cơ thể khi bộ phận đó tiếp xúc trực tiếp với nguồn rung.
3.9. Giá trị rung cho phép được quy định theo 3 phương của hệ trục tọa độ vuông góc gắn liền với cơ thể người, quy ước như sau:
z – trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất và hướng từ chân lên đầu.
x – trục nằm ngang, hướng từ lưng ra ngực.
y – trục nằm ngang, hướng từ vai phải sang vai trái.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Rung cục bộ
1.1. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số được quy định tại bảng 1. Bảng 1. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta không vượt quá các giá trị sau:

Dải tần số (Hz)

Mức cho phép

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s).

10-2

8 (5,6-11,2)

1,4

2,8

16 (11,2-22,4)

1,4

1,4

31,5 (22,4-45)

2,7

1,4

63 (45-90)

5,4

1,4

125 (90-180)

10,7

1,4

250 (180-355)

21,3

1,4

500 (355-700)

42,5

1,4

1000 (700-1400)

85,0

1,4

1.2. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số ốc ta phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, được quy định trong bảng 2. Bảng 2. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc, phút

Mức cho phép

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s)

480

1,4

1,4.10-2

240

2,0

2,0.10-2

120

2,8

2,8.10-2

60

3,9

3,9.10-2

30

5,6

5,6.10-2

Ghi chú: Giá trị rung cho phép lớn nhất không vượt quá giá trị cho phép ứng với thời gian tiếp xúc 30 phút (theo bảng 2).

1.3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh: đối với rung ở những tần số khác, khi thời gian tiếp xúc trong 8 giờ (480 phút), gia tốc hiệu chỉnh không vượt quá 4m/s2, vận tốc hiệu chỉnh không quá 4 cm/s.
1.4. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: nếu thời gian tiếp xúc dưới 8 giờ trong ngày, mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh và vận tốc hiệu chỉnh được tính theo công thức sau:
Trong đó:
ahđ: là giá trị hiệu chỉnh (vận tốc hoặc gia tốc hiệu chỉnh cho phép đối với thời gian tiếp xúc t).
ah: là giá trị cho phép gia tốc hoặc vận tốc hiệu chỉnh trong thời gian làm việc 8 giờ (480 phút).
t: thời gian tiếp xúc thực tế tính bằng phút.
Giá trị cực đại không được vượt quá 16m/s2 với gia tốc hiệu chỉnh và 16cm/s với vận tốc hiệu chỉnh trong thời gian làm việc dưới 30 phút.
2. Rung toàn thân
2.1. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số (ốcta) được quy định ở Bảng 3. Bảng 3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau:

Dải tần số (Hz)

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s)

Rung đứng

Rung ngang

Rung đứng

Rung ngang

1 (0,08-1,4)

1,10

0,39

20,0.10-2

6,3.10-2

2 (1,4-2,8)

0,79

0,42

7,1.10-2

3,6.10-2

4 (2,8-5,6)

0,57

0,80

2,5.10-2

3,2.10-2

8 (5,6-11,2)

0,60

1,62

1,3.10-2

3,2.10-2

16 (11,2-22,4)

1,14

3,20

1,1.10-2

3,2.10-2

31,5 (22,4-45)

2,26

6,38

1,1.10-2

3,2.10-2

63 (45-90)

4,49

12,76

1,1.10-2

3,2.10-2

Chú ý: Khi khảo sát rung thường chỉ đo một trong hai đại lượng (gia tốc rung hoặc vận tốc rung).

2.2. Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh đối với rung đứng không quá 0, 54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).
2.3. Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: đối với các loại phương tiện, vị trí làm việc khác nhau có hệ số hiệu chỉnh khác nhau:
Loại 1: Rung vận chuyển, rung trong giao thông tác động tại chỗ làm việc của những máy di động và các phương tiện vận tải khi làm việc. Ví dụ: Lái xe tải, điều khiển máy kéo nông nghiệp, máy làm đường…
Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 1. Đối với rung đứng không quá 0,54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).
Loại 2: Rung vận chuyển – công nghệ, tác động tại chỗ làm việc của những máy móc, phương tiện di động hạn chế trên những khu vực nhất định của mặt bằng sản xuất hoặc mặt bằng nơi khai mỏ. Ví dụ: điều khiển máy xúc, lái các loại cẩu, các loại máy khai mỏ (máy liên hợp khai mỏ).
Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,5. Đối với rung đứng không quá 0,27m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,19m/s2 (theo trục x,y).
Loại 3: Rung do công nghệ sản xuất, tác động tại chỗ làm việc của những máy tĩnh tại hoặc truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Ví dụ: điều khiển máy công cụ, nền của các máy cố định trong sản xuất.
Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,16. Đối với rung đứng không quá 0,086m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,06m/s2 (theo trục x,y).
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp đo rung theo các tiêu chuẩn sau:
1. TCVN 5127 – 90. Rung cục bộ – Giá trị cho phép và phương pháp đánh giá.
2. TCVN 6964 -1:2001 (ISO 2631-1:1997) – Rung động và chấn động cơ học – Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân.
IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với rung chuyển phải định kỳ tổ chức đo rung nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.
3. Nếu rung chuyển tại nơi làm việc vượt mức cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy chuẩn này thay thế cho Tiêu chuẩn rung trong trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về rung viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại các văn bản mới.
Thuộc tính văn bản
Thông tư 27/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 27/2016/TT-BYT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 30/06/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Tóm tắt văn bản

BỘ Y TẾ
——-

Số: 27/2016/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung
Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 27/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– VPCP (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Trung tâm BVSKLĐ&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (để đăng bạ):
– Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, K2ĐT, PC, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

QCVN 27:2016/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Vibration – Permissible Levels of Vibration in the Workplace

Lời nói đầu

QCVN 27:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Vibration – Permissible Levels of Vibration in the Workplace

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức rung cho phép tác động lên người lao động tại nơi làm việc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra rung tại nơi làm việc.
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Rung hay rung chuyển (Vibration): Là những dao động cơ học phát sinh từ động cơ của máy móc và dụng cụ lao động. Dao động có thể điều hòa hoặc không điều hòa.
3.2. Tần số rung (Vibration frequency): Là số dao động trong một đơn vị thời gian, đơn vị là Hertz (Hz).
3.3. Chu kỳ rung (Vibration periodic): Là thời gian hoàn tất một dao động.
3.4. Biên độ rung (Vibration amplitute): Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của một dao động.
Đơn vị đo là: mm; cm; m.
3.5. Vận tốc rung (Vibration velocity): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và độ nhanh chậm của chất điểm chuyển động.
Đơn vị đo là: mm/s; cm/s; m/s.
3.6. Gia tốc rung (Vibration acceleration): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và giá trị của vận tốc của chất điểm chuyển động.
Đơn vị đo là: mm/s2, cm/s2, m/s2.
3.7. Rung toàn thân (Whole-body vibration): Là rung chuyển tác động lên toàn thân của người lao động. Tùy theo phương tác động của rung chuyển mà chia ra rung đứng (tác động theo chiều thẳng đứng của thân) và rung ngang (tác động theo chiều ngang của thân).
3.8. Rung cục bộ (Hand-Arm vibration): Là rung chuyển tác động cục bộ lên một bộ phận cơ thể khi bộ phận đó tiếp xúc trực tiếp với nguồn rung.
3.9. Giá trị rung cho phép được quy định theo 3 phương của hệ trục tọa độ vuông góc gắn liền với cơ thể người, quy ước như sau:
z – trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất và hướng từ chân lên đầu.
x – trục nằm ngang, hướng từ lưng ra ngực.
y – trục nằm ngang, hướng từ vai phải sang vai trái.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Rung cục bộ
1.1. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số được quy định tại bảng 1. Bảng 1. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta không vượt quá các giá trị sau:

Dải tần số (Hz)

Mức cho phép

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s).

10-2

8 (5,6-11,2)

1,4

2,8

16 (11,2-22,4)

1,4

1,4

31,5 (22,4-45)

2,7

1,4

63 (45-90)

5,4

1,4

125 (90-180)

10,7

1,4

250 (180-355)

21,3

1,4

500 (355-700)

42,5

1,4

1000 (700-1400)

85,0

1,4

1.2. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số ốc ta phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, được quy định trong bảng 2. Bảng 2. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc, phút

Mức cho phép

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s)

480

1,4

1,4.10-2

240

2,0

2,0.10-2

120

2,8

2,8.10-2

60

3,9

3,9.10-2

30

5,6

5,6.10-2

Ghi chú: Giá trị rung cho phép lớn nhất không vượt quá giá trị cho phép ứng với thời gian tiếp xúc 30 phút (theo bảng 2).

1.3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh: đối với rung ở những tần số khác, khi thời gian tiếp xúc trong 8 giờ (480 phút), gia tốc hiệu chỉnh không vượt quá 4m/s2, vận tốc hiệu chỉnh không quá 4 cm/s.
1.4. Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: nếu thời gian tiếp xúc dưới 8 giờ trong ngày, mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh và vận tốc hiệu chỉnh được tính theo công thức sau:
Trong đó:
ahđ: là giá trị hiệu chỉnh (vận tốc hoặc gia tốc hiệu chỉnh cho phép đối với thời gian tiếp xúc t).
ah: là giá trị cho phép gia tốc hoặc vận tốc hiệu chỉnh trong thời gian làm việc 8 giờ (480 phút).
t: thời gian tiếp xúc thực tế tính bằng phút.
Giá trị cực đại không được vượt quá 16m/s2 với gia tốc hiệu chỉnh và 16cm/s với vận tốc hiệu chỉnh trong thời gian làm việc dưới 30 phút.
2. Rung toàn thân
2.1. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số (ốcta) được quy định ở Bảng 3. Bảng 3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau:

Dải tần số (Hz)

Gia tốc rung (m/s2)

Vận tốc rung (m/s)

Rung đứng

Rung ngang

Rung đứng

Rung ngang

1 (0,08-1,4)

1,10

0,39

20,0.10-2

6,3.10-2

2 (1,4-2,8)

0,79

0,42

7,1.10-2

3,6.10-2

4 (2,8-5,6)

0,57

0,80

2,5.10-2

3,2.10-2

8 (5,6-11,2)

0,60

1,62

1,3.10-2

3,2.10-2

16 (11,2-22,4)

1,14

3,20

1,1.10-2

3,2.10-2

31,5 (22,4-45)

2,26

6,38

1,1.10-2

3,2.10-2

63 (45-90)

4,49

12,76

1,1.10-2

3,2.10-2

Chú ý: Khi khảo sát rung thường chỉ đo một trong hai đại lượng (gia tốc rung hoặc vận tốc rung).

2.2. Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh đối với rung đứng không quá 0, 54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).
2.3. Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: đối với các loại phương tiện, vị trí làm việc khác nhau có hệ số hiệu chỉnh khác nhau:
Loại 1: Rung vận chuyển, rung trong giao thông tác động tại chỗ làm việc của những máy di động và các phương tiện vận tải khi làm việc. Ví dụ: Lái xe tải, điều khiển máy kéo nông nghiệp, máy làm đường…
Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 1. Đối với rung đứng không quá 0,54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).
Loại 2: Rung vận chuyển – công nghệ, tác động tại chỗ làm việc của những máy móc, phương tiện di động hạn chế trên những khu vực nhất định của mặt bằng sản xuất hoặc mặt bằng nơi khai mỏ. Ví dụ: điều khiển máy xúc, lái các loại cẩu, các loại máy khai mỏ (máy liên hợp khai mỏ).
Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,5. Đối với rung đứng không quá 0,27m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,19m/s2 (theo trục x,y).
Loại 3: Rung do công nghệ sản xuất, tác động tại chỗ làm việc của những máy tĩnh tại hoặc truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Ví dụ: điều khiển máy công cụ, nền của các máy cố định trong sản xuất.
Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,16. Đối với rung đứng không quá 0,086m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,06m/s2 (theo trục x,y).
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp đo rung theo các tiêu chuẩn sau:
1. TCVN 5127 – 90. Rung cục bộ – Giá trị cho phép và phương pháp đánh giá.
2. TCVN 6964 -1:2001 (ISO 2631-1:1997) – Rung động và chấn động cơ học – Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân.
IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với rung chuyển phải định kỳ tổ chức đo rung nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.
3. Nếu rung chuyển tại nơi làm việc vượt mức cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy chuẩn này thay thế cho Tiêu chuẩn rung trong trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về rung viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại các văn bản mới.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 27/2016/TT-BYT Quy chuẩn về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc”