BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——–
Số: 23/2012/TT-BLĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 19/2008/TT-BLĐTBXH NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2008 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 03/2007/TT-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2007 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 152/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH),
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH
1. Sửa đổi điểm 5 khoản 2 như sau:
“5. Trường hợp người lao động hoặc con dưới bảy tuổi của người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm sổ bảo hiểm xã hội; Giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định”.
2. Bổ sung điểm 7 vào khoản 2 như sau:
“7. Trường hợp người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó gián đoạn rồi trở lại làm việc mà ốm đau ngay trong tháng đầu trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thì mức tiền lương, tiền công làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó”.
3. Bổ sung điểm 10 vào khoản 4 như sau:
“10. Trường hợp người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó gián đoạn rồi trở lại làm việc mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngay trong tháng đầu trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thì mức tiền lương, tiền công làm cơ sở tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó”.
4. Sửa đổi điểm 9 khoản 6 như sau:
“9a. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu:
Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp hồ sơ người lao động không ghi ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ 1: Ông A là giảng viên đại học, sinh ngày 01/3/1955. Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/4/2015;
Ví dụ 2: Bà C là nhân viên văn phòng, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1957. Thời điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2013.
9b. Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Ví dụ 3: Bà D, sinh ngày 10/5/1964, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 23 năm. Tháng 6/2012, bà D có đơn đề nghị đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu. Ngày 05/7/2012, Hội đồng Giám định y khoa kết luận bà D bị suy giảm khả năng lao động 63%. Thời điểm bà D đủ điều kiện hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động là ngày 01/8/2012.
9c. Thời điểm hưởng lương hưu:
a) Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm hưởng lương hưu ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội chậm nhất 30 ngày trước thời điểm người lao động được hưởng lương hưu. Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do.
b) Đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm do người lao động ghi trong đơn đề nghị khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội chậm nhất 30 ngày trước thời điểm người lao động được hưởng lương hưu. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – VPTƯ Đảng và các Ban của Đảng; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Toà án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Bảo hiểm xã hội Việt Nam; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; – Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; – Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); – Lưu: VT, PC, BHXH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——–
Số: 23/2012/TT-BLĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 19/2008/TT-BLĐTBXH NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2008 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 03/2007/TT-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2007 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 152/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH),
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH
1. Sửa đổi điểm 5 khoản 2 như sau:
“5. Trường hợp người lao động hoặc con dưới bảy tuổi của người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm sổ bảo hiểm xã hội; Giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định”.
2. Bổ sung điểm 7 vào khoản 2 như sau:
“7. Trường hợp người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó gián đoạn rồi trở lại làm việc mà ốm đau ngay trong tháng đầu trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thì mức tiền lương, tiền công làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó”.
3. Bổ sung điểm 10 vào khoản 4 như sau:
“10. Trường hợp người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó gián đoạn rồi trở lại làm việc mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngay trong tháng đầu trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thì mức tiền lương, tiền công làm cơ sở tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó”.
4. Sửa đổi điểm 9 khoản 6 như sau:
“9a. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu:
Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp hồ sơ người lao động không ghi ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ 1: Ông A là giảng viên đại học, sinh ngày 01/3/1955. Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/4/2015;
Ví dụ 2: Bà C là nhân viên văn phòng, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1957. Thời điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2013.
9b. Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Ví dụ 3: Bà D, sinh ngày 10/5/1964, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 23 năm. Tháng 6/2012, bà D có đơn đề nghị đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu. Ngày 05/7/2012, Hội đồng Giám định y khoa kết luận bà D bị suy giảm khả năng lao động 63%. Thời điểm bà D đủ điều kiện hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động là ngày 01/8/2012.
9c. Thời điểm hưởng lương hưu:
a) Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm hưởng lương hưu ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội chậm nhất 30 ngày trước thời điểm người lao động được hưởng lương hưu. Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do.
b) Đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm do người lao động ghi trong đơn đề nghị khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội chậm nhất 30 ngày trước thời điểm người lao động được hưởng lương hưu. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – VPTƯ Đảng và các Ban của Đảng; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Toà án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Bảo hiểm xã hội Việt Nam; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; – Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; – Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); – Lưu: VT, PC, BHXH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.