ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ——-
Số: 29/2016/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ KHẮC PHỤC THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
—————————————–
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển;
Căn cứ Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét đề nghị của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính tại Tờ trình số 1756/TTr-SNN-STC ngày 19 tháng 7 năm 2016 về ban hành Quy định về chính sách và mức hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 1873/SNN-CCTL ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc điều chỉnh, bổ sung dự thảo (lần 4) Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách và mức hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về các chế độ, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện, phường – xã, thị trấn, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Văn phòng Chính phủ; – Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương; – Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; – Bộ Lao động – TB và XH; – Bộ Tài chính; – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Cục Phòng chống thiên tai; – Trung tâm PT và GNTT; – Thường trực Thành ủy; – Thường trực HĐND TP; – TTUB: CT, các PCT; – Chi cục PCTT khu vực miền Nam; – Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các Đoàn thể TP; – Kho bạc Nhà nước TP; – Các Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP; – Các cơ quan báo, đài thành phố; – VPUB: CPVP; Các Phòng CV; – Lưu: VT, (VX/Th2).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong
|
QUY ĐỊNH
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ KHẮC PHỤC THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định các mức hỗ trợ về chính sách trợ cấp, trợ giúp cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, xả lũ, mưa lớn, mưa đá, giông sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Riêng chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại về tàu thuyền, ngư cụ, thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh áp dụng cho các hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có đăng ký trực tiếp hành nghề trên biển bằng các phương tiện như: tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Đối với tàu cá đã có mua bảo hiểm thì được bồi thường theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.
2. Quy định này áp dụng hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, ven biển bị thiệt hại do thiên tai gây ra và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Nhà nước hỗ trợ và chia sẻ cùng người dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền, hiện vật hoặc bằng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
3. Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản phải đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện nuôi trồng của địa phương.
4. Công bằng, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, định mức.
5. Đối với các tàu khai thác thủy sản trên biển phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về khai thác thủy sản, không khai thác thủy sản bằng các loại nghề mang tính hủy diệt; chấp hành đúng các quy định về an toàn tàu cá và có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật (giấy xác nhận hoặc giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản, sổ danh bạ thuyền viên).
Chương II. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ CHO CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Điều 3. Hỗ trợ hộ gia đình có người chết, mất tích, bị thương nặng
1. Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai gây ra được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức 7.600.000 đồng/người.
Trường hợp người chết do thiên tai gây ra không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó, Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết được hỗ trợ kinh phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng không quá 11.400.000 đồng/người.
2. Người bị thương nặng do thiên tai gây ra tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức 3.800.000 đồng/người.
Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng) quyết định hỗ trợ với mức 3.800.000 đồng/người.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Điều 4. Hỗ trợ di dời
Hỗ trợ di dời đối với các hộ gia đình, cá nhân mất cả nhà và đất ở (có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, đầy đủ theo quy định của Luật Đất đai và quy định hiện hành của Pháp luật):
1. Di dời trong cùng quận – huyện: hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ.
2. Di dời trong thành phố (ngoài quận – huyện đã cư trú trước khi phải di dời): hỗ trợ 23.000.000 đồng/hộ.
3. Di dời ngoài thành phố: hỗ trợ 25.000.000 đồng/hộ.
Điều 5. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở
1. Hộ gia đình, cá nhân có nhà (có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, đầy đủ theo quy định của Luật Đất đai và quy định hiện hành của Pháp luật) bị đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng có mức thiệt hại trên 70%: hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ gia đình, cá nhân có nhà (có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, đầy đủ theo quy định của Luật Đất đai và quy định hiện hành của Pháp luật) bị đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng có mức thiệt hại từ 30% đến 70%, cụ thể:
a) Thiệt hại 30%: hỗ trợ 3.000.000 đồng;
b) Thiệt hại trên 30% đến 35%: hỗ trợ 4.500.000 đồng;
c) Thiệt hại trên 35% đến 40%: hỗ trợ 6.000.000 đồng;
d) Thiệt hại trên 40% đến 45%: hỗ trợ 7.500.000 đồng;
đ) Thiệt hại trên 45% đến 50%: hỗ trợ 9.000.000 đồng;
e) Thiệt hại trên 50% đến 55%: hỗ trợ 10.500.000 đồng;
g) Thiệt hại trên 55% đến 60%: hỗ trợ 12.000.000 đồng;
h) Thiệt hại trên 60% đến 65%: hỗ trợ 13.500.000 đồng;
i) Thiệt hại trên 65% đến 70%: hỗ trợ 15.000.000 đồng.
Điều 6. Trợ giúp cứu đói
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại một phần nhà ở, đất ở, phương tiện sản xuất do thiên tai gây ra: hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 01 đến 03 tháng.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị mất hết nhà ở, đất ở, phương tiện sản xuất do thiên tai gây ra: hỗ trợ 30 kg gạo/người/tháng, trong thời gian 12 tháng.
Điều 7. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại về tàu thuyền, ngư cụ, thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh
1. Đối với vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu:
a) Trường hợp vỏ tàu (thân tàu), máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được phải thay mới để tái sản xuất:
– Vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 50% giá trị của vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 200.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 400.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
– Vỏ tàu (thân tàu) bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 50% giá trị của vỏ tàu (thân tàu) mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
– Máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 50% giá trị của máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
b) Trường hợp vỏ tàu (thân tàu), máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên, nhưng chưa đến mức thiệt hại toàn bộ, buộc phải thay thế, sửa chữa để tái sản xuất, phần hỗ trợ này được tính, chung cho cả chi phí trục vớt phương tiện (thân tàu, máy tàu):
– Vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
– Vỏ tàu (thân tàu) bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của vỏ tàu (thân tàu) mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
– Máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
Các hộ gia đình, cá nhân có tàu bị thiệt hại do thiên tai gây ra sẽ được xem xét hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất căn cứ vào giá trị phần vỏ tàu (thân tàu), máy tàu với công suất, thiết kế (kích thước, tải trọng), xuất xứ (nơi sản xuất, nhãn hiệu) được ghi trên giấy xác nhận (hoặc giấy chứng nhận) đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã bị thiệt hại. Trường hợp phần vỏ tàu (thân tàu), máy tàu có công suất, thiết kế, xuất xứ không thuộc danh mục Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận – huyện chịu trách nhiệm xác định mức giá trị của vỏ tàu (thân tàu), máy tàu có công suất, thiết kế, xuất xứ tương đương, phù hợp với thực tế trên giấy xác nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã bị thiệt hại.
2. Đối với thiệt hại ngư lưới cụ bị mất toàn bộ hoặc hư hỏng nặng, không thể khắc phục: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 50% giá trị của ngư lưới cụ mua mới được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế, thay thế số ngư lưới cụ bị mất hoặc hư hỏng. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
3. Đối với thiết bị thông tin liên lạc: hỗ trợ kinh phí mua sắm mới thiết bị thông tin liên lạc nhưng không quá 25.000.000 đồng.
4. Đối với phao cứu sinh: hỗ trợ số phao cứu sinh mới thay thế số phao cứu sinh bị hư hỏng hoặc mất.
5. Ủy ban nhân dân quận – huyện chịu trách nhiệm xác định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với tàu thuyền, ngư lưới cụ, thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh.
Điều 8. Hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Điều 9. Hỗ trợ đối với người, phương tiện được huy động hoặc tự nguyện tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người và phương tiện bị thiệt hại do thiên tai gây ra
Thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.
Điều 10. Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ và cho vay mới
1. Trường hợp người dân được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trường hợp người dân vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Chương III. KINH PHÍ HỖ TRỢ
Điều 11. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí chi hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại Chương II Quy định này bao gồm:
1. Nguồn dự phòng ngân sách quận – huyện được bố trí trong dự toán hàng năm.
2. Quỹ Phòng chống thiên tai thành phố.
3. Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Trường hợp cuối năm ngân sách quận – huyện có khó khăn, không đủ kinh phí thực hiện, Ủy ban nhân dân quận – huyện có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để được xem xét, giải quyết.
Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố) chịu trách nhiệm
1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận – huyện và các Sở, ngành thành phố liên quan thống kê, tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các Sở, ngành thành phố, địa phương bị thiệt hại do thiên tai gây ra kiểm tra, rà soát và tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kịp thời, đúng đối tượng, định mức được quy định.
Điều 13. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các Sở, ngành thành phố, địa phương bị thiệt hại do thiên tai gây ra kiểm tra, rà soát và tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kịp thời, đúng đối tượng, định mức được quy định như trên.
Điều 14. Sở Tài chính chịu trách nhiệm
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố) và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thanh quyết toán kinh phí cho các đơn vị, địa phương theo quy định.
Điều 15. Ủy ban nhân dân các quận – huyện chịu trách nhiệm
1. Thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội tổ chức thăm hỏi, động viên hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất.
2. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê, đánh giá, định giá chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất và quyết định hỗ trợ giống cho từng địa bàn phường – xã, thị trấn đảm bảo kịp thời, đúng chính sách và mức hỗ trợ theo quy định, cụ thể:
a) Thành lập Hội đồng thẩm định để thực hiện việc thống kê, kiểm kê, đánh giá, định giá thiệt hại thực tế và đề xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ sau thiên tai, cụ thể:
– Đối với Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn: thành lập Hội đồng kiểm kê, đánh giá, định giá thiệt hại gồm thành phần cơ bản như sau: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường – xã, thị trấn, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trưởng ấp – khu phố.
– Đối với Ủy ban nhân dân quận – huyện: thành lập Hội đồng thẩm định thiệt hại gồm thành phần cơ bản như sau: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận – huyện, phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng Tài chính – Kế hoạch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận – huyện.
Tùy thực tế tình hình ảnh hưởng của thiên tai đến ngành, lĩnh vực nào, các quận – huyện, phường – xã, thị trấn bổ sung thành viên Hội đồng phụ trách ngành, lĩnh vực đó nhằm giúp cho việc đánh giá, thẩm định, định giá thiệt hại, áp dụng chế độ, chính sách hỗ trợ, cứu trợ chính xác, đúng quy định về thương vong, sản xuất (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, nghề muối, cơ sở tiểu thủ công nghiệp), nhà ở, công trình…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, phường – xã, thị trấn chịu trách nhiệm về các số liệu thiệt hại, mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương mình quản lý.
b) Tổng hợp, kiểm kê, đánh giá, định giá thiệt hại thực hiện theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Trình tự thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Đối với nhà ở của người dân bị sập, tốc mái, hư hỏng phải thống kê rõ họ tên chủ hộ, địa chỉ, nhân khẩu, kết cấu nhà; phải ghi rõ mức độ thiệt hại như nhà sập hoàn toàn, nhà sập một phần, nhà hư hỏng một phần, tốc mái hoàn toàn, tốc mái một phần; đồng thời xác định nguồn gốc pháp lý rõ ràng của nhà ở bị thiệt hại. Ngoài ra, đối với các công trình công cộng như điện, viễn thông, cây xanh, trụ sở, trường học, trạm xá, chợ, công trình văn hóa, phòng chống thiên tai… các cơ quan chủ quản thực hiện kiểm kê, thẩm định, đánh giá thiệt hại theo đúng quy định. Đối với tàu, thuyền, ghe bị chìm, hư hỏng phải thống kê rõ chủ phương tiện, số hiệu, kích thước, tải trọng, công suất máy, ngư lưới cụ, vị trí khu vực bị chìm.
c) Thời gian tổ chức đánh giá, thẩm định thiệt hại, tổng hợp, báo cáo và đề xuất hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi thiên tai kết thúc. Đối với thiên tai xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn thì thời gian được kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.
3. Sử dụng kinh phí hỗ trợ sửa chữa tàu thuyền, ngư cụ, lồng bè, giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực; chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn phối hợp với các phòng – ban, đơn vị thuộc quận – huyện thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: kinh phí hỗ trợ, số lượng tàu thuyền, ngư cụ, lồng bè, diện tích cây trồng, diện tích nuôi trồng thủy sản; số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại; mức hỗ trợ đối với từng cá nhân, hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, tham gia cứu nạn, cứu hộ trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn và các khu phố, tổ dân phố theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách Nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
4. Chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai; kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ kinh phí nếu nguồn dự phòng ngân sách của quận – huyện không đảm bảo.
5. Kết thúc đợt thiên tai, các quận – huyện tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính kết quả thực hiện hỗ trợ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 16. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các Sở – ngành, đơn vị thành phố, Ủy ban nhân dân các quận – huyện báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ——-
Số: 29/2016/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ KHẮC PHỤC THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
—————————————–
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển;
Căn cứ Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét đề nghị của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính tại Tờ trình số 1756/TTr-SNN-STC ngày 19 tháng 7 năm 2016 về ban hành Quy định về chính sách và mức hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 1873/SNN-CCTL ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc điều chỉnh, bổ sung dự thảo (lần 4) Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách và mức hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về các chế độ, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện, phường – xã, thị trấn, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Văn phòng Chính phủ; – Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương; – Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; – Bộ Lao động – TB và XH; – Bộ Tài chính; – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Cục Phòng chống thiên tai; – Trung tâm PT và GNTT; – Thường trực Thành ủy; – Thường trực HĐND TP; – TTUB: CT, các PCT; – Chi cục PCTT khu vực miền Nam; – Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các Đoàn thể TP; – Kho bạc Nhà nước TP; – Các Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP; – Các cơ quan báo, đài thành phố; – VPUB: CPVP; Các Phòng CV; – Lưu: VT, (VX/Th2).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong
|
QUY ĐỊNH
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ KHẮC PHỤC THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định các mức hỗ trợ về chính sách trợ cấp, trợ giúp cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, xả lũ, mưa lớn, mưa đá, giông sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Riêng chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại về tàu thuyền, ngư cụ, thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh áp dụng cho các hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có đăng ký trực tiếp hành nghề trên biển bằng các phương tiện như: tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Đối với tàu cá đã có mua bảo hiểm thì được bồi thường theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.
2. Quy định này áp dụng hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, ven biển bị thiệt hại do thiên tai gây ra và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Nhà nước hỗ trợ và chia sẻ cùng người dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền, hiện vật hoặc bằng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
3. Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản phải đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện nuôi trồng của địa phương.
4. Công bằng, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, định mức.
5. Đối với các tàu khai thác thủy sản trên biển phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về khai thác thủy sản, không khai thác thủy sản bằng các loại nghề mang tính hủy diệt; chấp hành đúng các quy định về an toàn tàu cá và có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật (giấy xác nhận hoặc giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản, sổ danh bạ thuyền viên).
Chương II. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ CHO CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Điều 3. Hỗ trợ hộ gia đình có người chết, mất tích, bị thương nặng
1. Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai gây ra được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức 7.600.000 đồng/người.
Trường hợp người chết do thiên tai gây ra không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó, Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết được hỗ trợ kinh phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng không quá 11.400.000 đồng/người.
2. Người bị thương nặng do thiên tai gây ra tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức 3.800.000 đồng/người.
Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng) quyết định hỗ trợ với mức 3.800.000 đồng/người.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Điều 4. Hỗ trợ di dời
Hỗ trợ di dời đối với các hộ gia đình, cá nhân mất cả nhà và đất ở (có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, đầy đủ theo quy định của Luật Đất đai và quy định hiện hành của Pháp luật):
1. Di dời trong cùng quận – huyện: hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ.
2. Di dời trong thành phố (ngoài quận – huyện đã cư trú trước khi phải di dời): hỗ trợ 23.000.000 đồng/hộ.
3. Di dời ngoài thành phố: hỗ trợ 25.000.000 đồng/hộ.
Điều 5. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở
1. Hộ gia đình, cá nhân có nhà (có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, đầy đủ theo quy định của Luật Đất đai và quy định hiện hành của Pháp luật) bị đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng có mức thiệt hại trên 70%: hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ gia đình, cá nhân có nhà (có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, đầy đủ theo quy định của Luật Đất đai và quy định hiện hành của Pháp luật) bị đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng có mức thiệt hại từ 30% đến 70%, cụ thể:
a) Thiệt hại 30%: hỗ trợ 3.000.000 đồng;
b) Thiệt hại trên 30% đến 35%: hỗ trợ 4.500.000 đồng;
c) Thiệt hại trên 35% đến 40%: hỗ trợ 6.000.000 đồng;
d) Thiệt hại trên 40% đến 45%: hỗ trợ 7.500.000 đồng;
đ) Thiệt hại trên 45% đến 50%: hỗ trợ 9.000.000 đồng;
e) Thiệt hại trên 50% đến 55%: hỗ trợ 10.500.000 đồng;
g) Thiệt hại trên 55% đến 60%: hỗ trợ 12.000.000 đồng;
h) Thiệt hại trên 60% đến 65%: hỗ trợ 13.500.000 đồng;
i) Thiệt hại trên 65% đến 70%: hỗ trợ 15.000.000 đồng.
Điều 6. Trợ giúp cứu đói
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại một phần nhà ở, đất ở, phương tiện sản xuất do thiên tai gây ra: hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 01 đến 03 tháng.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị mất hết nhà ở, đất ở, phương tiện sản xuất do thiên tai gây ra: hỗ trợ 30 kg gạo/người/tháng, trong thời gian 12 tháng.
Điều 7. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại về tàu thuyền, ngư cụ, thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh
1. Đối với vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu:
a) Trường hợp vỏ tàu (thân tàu), máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được phải thay mới để tái sản xuất:
– Vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 50% giá trị của vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 200.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 400.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
– Vỏ tàu (thân tàu) bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 50% giá trị của vỏ tàu (thân tàu) mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
– Máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 50% giá trị của máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
b) Trường hợp vỏ tàu (thân tàu), máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên, nhưng chưa đến mức thiệt hại toàn bộ, buộc phải thay thế, sửa chữa để tái sản xuất, phần hỗ trợ này được tính, chung cho cả chi phí trục vớt phương tiện (thân tàu, máy tàu):
– Vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
– Vỏ tàu (thân tàu) bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của vỏ tàu (thân tàu) mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
– Máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
Các hộ gia đình, cá nhân có tàu bị thiệt hại do thiên tai gây ra sẽ được xem xét hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất căn cứ vào giá trị phần vỏ tàu (thân tàu), máy tàu với công suất, thiết kế (kích thước, tải trọng), xuất xứ (nơi sản xuất, nhãn hiệu) được ghi trên giấy xác nhận (hoặc giấy chứng nhận) đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã bị thiệt hại. Trường hợp phần vỏ tàu (thân tàu), máy tàu có công suất, thiết kế, xuất xứ không thuộc danh mục Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận – huyện chịu trách nhiệm xác định mức giá trị của vỏ tàu (thân tàu), máy tàu có công suất, thiết kế, xuất xứ tương đương, phù hợp với thực tế trên giấy xác nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã bị thiệt hại.
2. Đối với thiệt hại ngư lưới cụ bị mất toàn bộ hoặc hư hỏng nặng, không thể khắc phục: số tiền hỗ trợ (đồng) được tính bằng 50% giá trị của ngư lưới cụ mua mới được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế, thay thế số ngư lưới cụ bị mất hoặc hư hỏng. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 90 CV và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 90 CV trở lên.
3. Đối với thiết bị thông tin liên lạc: hỗ trợ kinh phí mua sắm mới thiết bị thông tin liên lạc nhưng không quá 25.000.000 đồng.
4. Đối với phao cứu sinh: hỗ trợ số phao cứu sinh mới thay thế số phao cứu sinh bị hư hỏng hoặc mất.
5. Ủy ban nhân dân quận – huyện chịu trách nhiệm xác định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với tàu thuyền, ngư lưới cụ, thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh.
Điều 8. Hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Điều 9. Hỗ trợ đối với người, phương tiện được huy động hoặc tự nguyện tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người và phương tiện bị thiệt hại do thiên tai gây ra
Thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.
Điều 10. Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ và cho vay mới
1. Trường hợp người dân được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trường hợp người dân vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Chương III. KINH PHÍ HỖ TRỢ
Điều 11. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí chi hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại Chương II Quy định này bao gồm:
1. Nguồn dự phòng ngân sách quận – huyện được bố trí trong dự toán hàng năm.
2. Quỹ Phòng chống thiên tai thành phố.
3. Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Trường hợp cuối năm ngân sách quận – huyện có khó khăn, không đủ kinh phí thực hiện, Ủy ban nhân dân quận – huyện có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để được xem xét, giải quyết.
Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố) chịu trách nhiệm
1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận – huyện và các Sở, ngành thành phố liên quan thống kê, tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các Sở, ngành thành phố, địa phương bị thiệt hại do thiên tai gây ra kiểm tra, rà soát và tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kịp thời, đúng đối tượng, định mức được quy định.
Điều 13. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các Sở, ngành thành phố, địa phương bị thiệt hại do thiên tai gây ra kiểm tra, rà soát và tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kịp thời, đúng đối tượng, định mức được quy định như trên.
Điều 14. Sở Tài chính chịu trách nhiệm
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố) và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thanh quyết toán kinh phí cho các đơn vị, địa phương theo quy định.
Điều 15. Ủy ban nhân dân các quận – huyện chịu trách nhiệm
1. Thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội tổ chức thăm hỏi, động viên hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất.
2. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê, đánh giá, định giá chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất và quyết định hỗ trợ giống cho từng địa bàn phường – xã, thị trấn đảm bảo kịp thời, đúng chính sách và mức hỗ trợ theo quy định, cụ thể:
a) Thành lập Hội đồng thẩm định để thực hiện việc thống kê, kiểm kê, đánh giá, định giá thiệt hại thực tế và đề xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ sau thiên tai, cụ thể:
– Đối với Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn: thành lập Hội đồng kiểm kê, đánh giá, định giá thiệt hại gồm thành phần cơ bản như sau: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường – xã, thị trấn, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trưởng ấp – khu phố.
– Đối với Ủy ban nhân dân quận – huyện: thành lập Hội đồng thẩm định thiệt hại gồm thành phần cơ bản như sau: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận – huyện, phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng Tài chính – Kế hoạch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận – huyện.
Tùy thực tế tình hình ảnh hưởng của thiên tai đến ngành, lĩnh vực nào, các quận – huyện, phường – xã, thị trấn bổ sung thành viên Hội đồng phụ trách ngành, lĩnh vực đó nhằm giúp cho việc đánh giá, thẩm định, định giá thiệt hại, áp dụng chế độ, chính sách hỗ trợ, cứu trợ chính xác, đúng quy định về thương vong, sản xuất (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, nghề muối, cơ sở tiểu thủ công nghiệp), nhà ở, công trình…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, phường – xã, thị trấn chịu trách nhiệm về các số liệu thiệt hại, mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương mình quản lý.
b) Tổng hợp, kiểm kê, đánh giá, định giá thiệt hại thực hiện theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Trình tự thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Đối với nhà ở của người dân bị sập, tốc mái, hư hỏng phải thống kê rõ họ tên chủ hộ, địa chỉ, nhân khẩu, kết cấu nhà; phải ghi rõ mức độ thiệt hại như nhà sập hoàn toàn, nhà sập một phần, nhà hư hỏng một phần, tốc mái hoàn toàn, tốc mái một phần; đồng thời xác định nguồn gốc pháp lý rõ ràng của nhà ở bị thiệt hại. Ngoài ra, đối với các công trình công cộng như điện, viễn thông, cây xanh, trụ sở, trường học, trạm xá, chợ, công trình văn hóa, phòng chống thiên tai… các cơ quan chủ quản thực hiện kiểm kê, thẩm định, đánh giá thiệt hại theo đúng quy định. Đối với tàu, thuyền, ghe bị chìm, hư hỏng phải thống kê rõ chủ phương tiện, số hiệu, kích thước, tải trọng, công suất máy, ngư lưới cụ, vị trí khu vực bị chìm.
c) Thời gian tổ chức đánh giá, thẩm định thiệt hại, tổng hợp, báo cáo và đề xuất hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi thiên tai kết thúc. Đối với thiên tai xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn thì thời gian được kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.
3. Sử dụng kinh phí hỗ trợ sửa chữa tàu thuyền, ngư cụ, lồng bè, giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực; chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn phối hợp với các phòng – ban, đơn vị thuộc quận – huyện thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: kinh phí hỗ trợ, số lượng tàu thuyền, ngư cụ, lồng bè, diện tích cây trồng, diện tích nuôi trồng thủy sản; số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại; mức hỗ trợ đối với từng cá nhân, hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, tham gia cứu nạn, cứu hộ trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn và các khu phố, tổ dân phố theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách Nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
4. Chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai; kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ kinh phí nếu nguồn dự phòng ngân sách của quận – huyện không đảm bảo.
5. Kết thúc đợt thiên tai, các quận – huyện tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính kết quả thực hiện hỗ trợ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 16. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các Sở – ngành, đơn vị thành phố, Ủy ban nhân dân các quận – huyện báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Reviews
There are no reviews yet.