ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ——
Số: 13/CT-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỂ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
Trong thời gian qua, các sở – ngành, Ủy ban nhân dân quận – huyện đã quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện việc rà soát danh sách đối tượng, chức danh thuộc diện chuyển đổi và thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định, đảm bảo về số lượng, chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý của tổ chức bộ máy nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các sở – ngành, Ủy ban nhân dân quận – huyện vẫn còn một số mặt hạn chế: các giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai, thực hiện đầy đủ, đồng bộ; công tác chỉ đạo, xây dựng, công khai kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác hàng năm tại từng cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; một số vị trí chuyển đổi chưa nhiều, chưa tập trung định kỳ chuyển đổi vị trí đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các bộ phận, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên, chưa kịp thời, nên vẫn còn một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm liên quan đến tham nhũng phải bị xử lý kỷ luật; còn nhầm lẫn giữa việc chuyển đổi vị trí công tác với việc luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Nhằm kịp thời quán triệt Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và phát huy tác dụng tích cực việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Các sở – ngành, Ủy ban nhân dân quận – huyện:
a) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để thống nhất nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Qua đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức; vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong tổ chức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng.
b) Lãnh đạo, chỉ đạo việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. Thực hiện rà soát xác định bổ sung danh mục các vị trí công tác thuộc lĩnh vực, ngành nghề phải định kỳ chuyển đổi trong nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức, đơn vị trên cơ sở bảo đảm phù hợp theo quy định của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
Phải chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác và báo cáo kết quả định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 01 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định. Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Chú ý chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, có dư luận, biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, để tồn đọng nhiều hồ sơ hành chính – tư pháp; cán bộ, công chức, viên chức công tác trong các lĩnh vực kế toán, thủ quỹ, thanh tra xây dựng, đăng ký đất đai, địa chính – nhà đất, thủ kho, quản lý thị trường, thuê, hải quan và cán bộ, công chức, viên chức phụ trách kế toán, tài chính tại các đơn vị thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục. Nghiêm cấm việc lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
c) Kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước về việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng. Xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chậm tổ chức việc chuyển đổi vị trí công tác và cán bộ, công chức, viên chức không chấp hành việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
2. Đối với các cơ quan Trung ương quản lý theo ngành dọc trú đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Thuế, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Thống kê, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự, Công an, Quân sự,…) có báo cáo số liệu về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của đơn vị mình gửi về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 01 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức: phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của người có thẩm quyền.
4. Giao Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, báo cáo kết quả việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở – ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương quản lý theo ngành dọc trú đóng trên địa bàn thành phố tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: – Thủ tướng Chính phủ; – Bộ Nội vụ; – Thường trực Thành ủy; – Thường trực HĐND.TP; – TTUB: CT, các PCT; – Văn phòng Thành ủy và các Ban của Thành ủy; – Ủy ban MTTQVN TP; – Các sở – ngành TP; – Ủy ban nhân dân quận – huyện; – Các cơ quan Trung ương quản lý theo ngành dọc trú đóng trên địa bàn thành phố; – Sở Nội vụ (3b); – Các Đoàn thể thành phố; – VPUB: CPVP; – Các Phòng CV, TTCB; – Lưu: VT, (VX-Nh) An. 180
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ——
Số: 13/CT-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỂ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
Trong thời gian qua, các sở – ngành, Ủy ban nhân dân quận – huyện đã quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện việc rà soát danh sách đối tượng, chức danh thuộc diện chuyển đổi và thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định, đảm bảo về số lượng, chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý của tổ chức bộ máy nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các sở – ngành, Ủy ban nhân dân quận – huyện vẫn còn một số mặt hạn chế: các giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai, thực hiện đầy đủ, đồng bộ; công tác chỉ đạo, xây dựng, công khai kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác hàng năm tại từng cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; một số vị trí chuyển đổi chưa nhiều, chưa tập trung định kỳ chuyển đổi vị trí đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các bộ phận, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên, chưa kịp thời, nên vẫn còn một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm liên quan đến tham nhũng phải bị xử lý kỷ luật; còn nhầm lẫn giữa việc chuyển đổi vị trí công tác với việc luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Nhằm kịp thời quán triệt Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và phát huy tác dụng tích cực việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Các sở – ngành, Ủy ban nhân dân quận – huyện:
a) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để thống nhất nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Qua đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức; vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong tổ chức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng.
b) Lãnh đạo, chỉ đạo việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. Thực hiện rà soát xác định bổ sung danh mục các vị trí công tác thuộc lĩnh vực, ngành nghề phải định kỳ chuyển đổi trong nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức, đơn vị trên cơ sở bảo đảm phù hợp theo quy định của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
Phải chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác và báo cáo kết quả định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 01 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định. Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Chú ý chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, có dư luận, biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, để tồn đọng nhiều hồ sơ hành chính – tư pháp; cán bộ, công chức, viên chức công tác trong các lĩnh vực kế toán, thủ quỹ, thanh tra xây dựng, đăng ký đất đai, địa chính – nhà đất, thủ kho, quản lý thị trường, thuê, hải quan và cán bộ, công chức, viên chức phụ trách kế toán, tài chính tại các đơn vị thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục. Nghiêm cấm việc lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
c) Kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước về việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng. Xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chậm tổ chức việc chuyển đổi vị trí công tác và cán bộ, công chức, viên chức không chấp hành việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
2. Đối với các cơ quan Trung ương quản lý theo ngành dọc trú đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Thuế, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Thống kê, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự, Công an, Quân sự,…) có báo cáo số liệu về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của đơn vị mình gửi về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 01 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức: phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của người có thẩm quyền.
4. Giao Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, báo cáo kết quả việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở – ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương quản lý theo ngành dọc trú đóng trên địa bàn thành phố tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: – Thủ tướng Chính phủ; – Bộ Nội vụ; – Thường trực Thành ủy; – Thường trực HĐND.TP; – TTUB: CT, các PCT; – Văn phòng Thành ủy và các Ban của Thành ủy; – Ủy ban MTTQVN TP; – Các sở – ngành TP; – Ủy ban nhân dân quận – huyện; – Các cơ quan Trung ương quản lý theo ngành dọc trú đóng trên địa bàn thành phố; – Sở Nội vụ (3b); – Các Đoàn thể thành phố; – VPUB: CPVP; – Các Phòng CV, TTCB; – Lưu: VT, (VX-Nh) An. 180
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong
|
Reviews
There are no reviews yet.