ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC ——- Số:24/2011/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc —————— Vĩnh Yên, ngày 06 tháng 06 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA “QUY ĐỊNH TRIỂN KHAI RA DIỆN RỘNG CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC” BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 42/2006/QĐ-UBND NGÀY 22/6/2006 CỦA UBND TỈNH VĨNH PHÚC
—————–
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 22/6/2000;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Khoa học và công nghệ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 17/TTr-SKHCN ngày 18/4/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định triển khai ra diện rộng các mô hình khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” ban hành kèm theo Quyết định số 42/2006/QĐ-UBND ngày 22/6/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, như sau:
1. Điều 1 được bổ sung như sau:
Các mô hình khoa học và công nghệ (KH&CN) được triển khai lần đầu ra diện rộng là các mô hình ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ (KTTB) trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống, xã hội, kinh tế, an ninh, quốc phòng được triển khai thực nghiệm, ứng dụng có kết quả tốt (còn gọi là đề tài triển khai thực nghiệm).
2. Khoản 1 Điều 6 được bổ sung như sau:
Sau khi có quyết định phê duyệt Danh mục mở rộng mô hình của UBND tỉnh, người chủ trì và cơ quan quản lý người chủ trì lập thuyết minh đề tài triển khai thực nghiệm (biểu 01/KHCN). Thuyết minh triển khai do Thường trực Hội đồng KH&CN tỉnh phê duyệt. Thời gian hoàn thành việc lập thuyết minh đề tài triển khai là 15 ngày kể từ khi nhận được quyết định phê duyệt danh mục.
3. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau:
Cơ sở lập dự toán kinh phí mở rộng:
Đối với các mô hình nông lâm nghiệp: các chi phí đầu tư trực tiếp cho mô hình áp dụng theo định mức do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc định mức khuyến nông do Trung tâm khuyến nông Quốc gia ban hành cho từng đối tượng cây, con. Các chi phí khác áp dụng Thông tư 44/2007/TTLT/BTC – BKHCN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
Đối với các mô hình thủy sản: Các chi phí đầu tư trực tiếp cho mô hình áp dụng định mức khuyến ngư do Bộ Thủy sản ban hành. Các chi phí khác áp dụng Thông tư 44/2007/TTLT-BTC – BKHCN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
Đối với các mô hình khoa học và công nghệ các ngành khác: dự toán theo Thông tư 44/2007/TTLT-BTC – BKHCN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Các Phụ lục kèm theo được sửa đổi như sau:
a) Thay thế nội dung biểu số 01/KHCN: “Phiếu triển khai mở rộng mô hình KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc bằng “Thuyết minh đề tài triển khai thực nghiệm”;
b) Thay thế nội dung biểu số 03/KHCN “Báo cáo kết quả mở rộng mô hình KH&CN” bằng “Báo cáo kết quả đề tài triển khai thực nghiệm”.
(Có các biểu số chi tiết kèm theo)
c) Bãi bỏ biểu số 07/KHCN, biểu số 08/KHCN (dự toán kinh phí hỗ trợ mở rộng mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 đối với các tổ hợp 2 dòng)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và các cá nhân, đơn vị được triển khai lần đầu ra diện rộng các mô hình KH&CN trên địa bàn tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký) Trần Ngọc Tư |
Biểu số 01/KHCN
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN….
UBND xã……………
————- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM NĂM ….
Tên đề tài:
Mã số:
Người chủ trì:
Cơ quan chủ trì:
…, năm …
|
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM NĂM ….
1. Tên đề tài…………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………..
Mã số đề tài:…………………………………………………………………………………………………….
2. Người chủ trì thực hiện:
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………………… Fax…………………………………………………………
Email:……………………………………………………………………………………………………………..
3. Cơ quan chủ trì thực hiện:
Tên cơ quan: ……………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..
Chủ tài khoản:………………………………………, chức vụ…………………………………………..
Số tài khoản:……………………………………………………………………………………………………
Tại:……………………………………………………………………………………………………………….. .
4. Cấp quản lý: Cấp tỉnh
5. Thời gian thực hiện: …………tháng.
Từ tháng……….năm……….đến tháng……….năm…………….
6. Kinh phí thực hiện:
– Tổng:…………………………………………………………………………………………….. đ
(Bằng chữ…………………………………………………………………………………………. )
Trong đó:
– Kinh phí sự nghiệp khoa học: ……………………………………………………………. đ
– Kinh phí khác …………………………………………………………………………………. đ
(có dự toán kèm theo)
7. Nội dung thực hiện và kết quả đạt được của đề tài:
– Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
Người Chủ trì đề tài cần nêu cụ thể từ kết quả của công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (tên đề tài, mã số, thời gian nghiên cứu, cơ quan thực hiện, đính kèm Biên bản nghiệm thu cấp Nhà nước, cấp tỉnh các đề tài trong đó có các mô hình KH&CN đã thực nghiệm đạt kết quả tốt (bản photocopy). Nguồn gốc công nghệ hoặc tiến bộ kỹ thuật nào mà đề tài áp dụng (Từ kết quả nghiên cứu của đề tài trong tỉnh; hoặc chuyển giao kết quả từ các cơ quan Trung ương, tỉnh bạn).
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
– Nội dung triển khai của đề tài:
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
– Dự kiến kết qủa đạt được của đề tài (năng suất, chất lượng các sản phẩm) và hiệu quả KT-KT và xã hội:
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
8. Quy mô thực hiện và địa điểm thực hiện:
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
9. Phương pháp thực hiện:
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
10. Họ và tên các chủ hộ tham gia thực hiện:
TT
|
Họ và tên
|
Địa chỉ
|
11. Tiến độ thực hiện đề tài:
Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện
(các mốc đánh giá chủ yếu) |
Kết quả phải đạt
|
Thời gian (bắt đầu, kết thúc)
|
Người, cơ quan thực hiện
|
|
12. Sản phẩm giao nộp
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
13. Phê duyệt:
NGƯỜI CHỦ TRÌ |
CƠ QUAN CHỦ TRÌ |
Ngày tháng năm
CƠ QUAN QUẢN LÝ KHOA HỌC |
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
(Định mức theo Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007)
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TT
|
Nội dung
|
ĐVT
|
Số lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
Ghi chú
|
I
|
Công lao động:
|
|||||
1
|
||||||
2
|
||||||
3
|
||||||
4
|
||||||
5
|
||||||
6
|
||||||
|
Tổng I:
|
|
|
|
|
|
II
|
Nguyên vật liệu:
|
|
|
|
|
|
1
|
||||||
2
|
|
|||||
|
Tổng II:
|
|
|
|
|
|
III
|
Chi khác:
|
|
|
|
|
|
1
|
||||||
2
|
||||||
3
|
||||||
4
|
||||||
|
Tổng III:
|
|
|
|
|
|
|
Tổng I+II+III:
|
|
|
|
|
|
Biểu số 03/KHCN
BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM
(Mẫu bìa)
UBND HUYỆN……
PHÒNG ……
————
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM NĂM 2010
Tên đề tài:…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………..
……, năm …
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM NĂM…..
Phần thứ nhất
Giới thiệu chung
1. Tên đề tài:
2. Chủ nhiệm đề tài:
3. Cơ quan chủ trì:
4. Thời gian thực hiện.
5. Quy mô, địa điểm:
6. Phương pháp thực hiện:
7. Kinh phí:
– Tổng: Trong đó:
– Kinh phí khoa học:
– Kinh phí khác:
8. Tiến độ thực hiện:
9. Sản phẩm giao nộp.
10. Cơ sở lý luận và thực tiễn (nội dung này chủ nhiệm đề tài cần trình bày cụ thể, chi tiết để nêu bật tính cần thiết khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào triển khai nhân rộng):
10.1. Cơ sở lý luận.
Chủ nhiệm đề tài cần nêu cụ thể kết quả ứng dụng từ công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ nào, cấp tỉnh hay Trung ương và cần viện dẫn cụ thể (tên đề tài, mã số, thời gian nghiên cứu, cơ quan thực hiện mà đề tài thực nghiệm kế thừa kết quả); nguồn gốc công nghệ hoặc tiến bộ kỹ thuật nào mà đề tài triển khai thực nghiệm áp dụng (Từ kết quả nghiên cứu của đề tài trong tỉnh; hoặc chuyển giao kết quả từ các cơ quan Trung ương, tỉnh bạn).
10.2. Cơ sở thực tiễn.
Hiện tại việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu hay tiến bộ kỹ thuật mà chủ nhiệm đề tài đưa vào triển khai trong năm, trước đó đã được ứng dụng ở đâu; quy mô đã ứng dụng; kết quả đã đạt được tại những nơi ứng dụng, sự hưởng ứng của người dân và dự luận xã hội về vấn đề đó ra sao…., để khẳng định việc triển khai tiến bộ đó trong năm mang tính khả thi cao.
Phần thứ hai
Kết quả thực hiện đề tài
I- Đánh giá về quy mô thực hiện
1. Kế hoạch giao: Cần trình bày cụ thể đề tài được triển khai với quy mô, phạm vi thực hiện như thế nào.
+ Với các đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần ghi cụ thể quy mô từ huyện, xã; HTX và đến tên từng hộ tham gia thực hiện đề tài, địa điểm tên xứ đồng triển khai và các yếu tố liên quan khác;
+ Với các lĩnh vực khác cần nêu cụ thể về quy mô, số lượng sản phẩm, địa điểm thực hiện được so với quy định, kế hoạch đề ra.
2. Thực hiện: Đánh giá việc triển khai thực hiện thực tế so với quy mô, địa điểm được duyệt; so sánh việc tăng, giảm và nguyên nhân.
3. So sánh, đánh giá: Đánh giá được hiệu quả kinh tế – kỹ thuật và xã hội mà đề tài mang lại.
II- Đánh giá về năng suất.
1. Năng suất theo dự kiến ban đầu
2. Thực hiện
3. So sánh, đánh giá: Sự tăng, giảm năng suất so với dự kiến và năng suất thông thường tại nơi triển khai đề tài.
III- Đánh giá về chất lượng.
1. Theo kế hoạch ban đầu
2. Thực hiện
3. So sánh, đánh giá: Bằng, vượt, thấp hơn giao.
IV- Nguyên nhân kết quả:
– Nguyên nhân đạt được và vượt các chỉ tiêu (cần nêu được định mức hỗ trợ người dân đạt bao nhiêu % so với tổng chi phí thực hiện) làm cơ sở đề xuất thực hiện tiếp theo.
– Nguyên nhân chưa đạt các chỉ tiêu (nêu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan).
V- Xây dựng quy trình triển khai thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tuyên truyền, khuyến khích nhân rộng (đối với các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn, ví dụ như in sách, tuyên truyền…không cần thực hiện nội dung này).
Phần thứ ba
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận.
Cần nêu cụ thể những kết quả đã đạt được để làm rõ tính vượt trội của đề tài; khuyến cáo những điều cần biết để nhân rộng tiếp hoặc thực hiện đề tài đạt hiệu quả, tránh những thiệt hại do chủ quan mang lại.
2. Kiến nghị, đề xuất
Phần phụ lục:
Phần này thể hiện rõ họ và tên, địa chỉ của những hộ tham gia đề tài. Tên các trang thiết bị hỗ trợ triển khai đề tài. Sơ đồ, bản đồ, bảng biểu (nếu có).
Các loại giấy tờ có liên quan như: Biên bản nghiệm thu cơ sở, đầu bờ, hợp đồng thực hiện với các địa phương, các hộ….
Chú ý: Báo cáo được đóng thành quyển, có bìa cứng ngoài và bìa lót, có chữ ký của người chủ trì; chữ ký và đóng dấu của cơ quan chủ trì, chủ quản.
Font chữ sử dụng VNTimes hoặc Time New Roman. Cỡ chữ 14
Reviews
There are no reviews yet.