BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI —————-
Số: 13/CT-BGTVT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————–
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2012
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG BAY
Trong thời gian vừa qua, lưu lượng bay tăng cao, tính chất hoạt động hàng không ngày càng phức tạp trong khi vùng quản lý điều hành hoạt động bay tại các sân bay đang rất hạn chế nên đã gia tăng áp lực cho đội ngũ nhân viên hàng không, đặc biệt là đội ngũ kiểm soát viên không lưu tại các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.
Với mục tiêu, tăng cường công tác an toàn trong mọi hoạt động hàng không dân dụng để bảo vệ tính mạng, tài sản của hành khách khi tham gia giao thông bằng đường hàng không, bảo vệ tính mạng của nhân viên hàng không, tài sản của các doanh nghiệp hàng không, nhà nước và bảo vệ uy tín của ngành hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Chỉ thị:
1. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam:
– Tăng cường công tác phối hợp đảm bảo an toàn hàng không, công tác phối hợp hiệp đồng và phối hợp xử lý tình huống giữa các đơn vị, bộ phận liên quan.
– Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ thủ tục thông báo tin tức hàng không đối với các công trình đưa vào khai thác sử dụng.
– Rà soát, đánh giá, sắp xếp lực lượng nhân viên không lưu để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng theo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ.
– Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị thành viên khẩn trương rà soát, kiểm tra dây chuyền cung cấp dịch vụ, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của nhân viên hàng không trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức đánh giá, phân tích các sự cố, các mối nguy hiểm, rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn và phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, rút kinh nghiệm.
– Chấn chỉnh các biểu hiện sai trái về ý thức tổ chức, kỷ luật, kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền cung cấp dịch vụ các cá nhân không đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật hoặc có biểu hiện gây mất đoàn kết nội bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Hoàn thiện và tổ chức thực hiện “văn hóa an toàn” trong nội bộ Tổng công ty; đồng thời, khuyến khích và đề cao vai trò của việc báo cáo tự nguyện các sự cố gây mất an toàn.
– Đối với sự cố trong điều hành chuyến bay HVN 1511 – CSN 6059 ngày 14 tháng 10 năm 2012 tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội, ngoài các tổ chức, cá nhân đã bị kiểm điểm, kỷ luật theo nội dung tại báo cáo số 4624/CHK-QLHĐB ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Cục Hàng không Việt Nam, yêu cầu Lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan và báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong tháng 12 năm 2012.
2. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam:
Rút kinh nghiệm từ sự cố trong điều hành chuyến bay HVN 1511 – CSN 6059 ngày 14 tháng 10 năm 2012 tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội, yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam rà soát, đánh giá, sắp xếp lực lượng nhân viên không lưu để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng theo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ.
3. Cục Hàng không Việt Nam:
– Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, thanh tra và các Cảng vụ hàng không tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác an toàn theo quy định; kịp thời phát hiện các sự việc, sự cố uy hiếp hoặc tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng đến công tác an toàn hàng không để xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan cấp trên những vấn đề vượt thẩm quyền.
– Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp hàng không; đặc biệt là cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho nhân viên hàng không. Trước mắt, khẩn trương thực hiện một số nội dung chính sau đây:
+ Xây dựng dự thảo Thông tư quy định chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không và trình Bộ Giao thông vận tải trong tháng 6 năm 2013. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì thẩm định, tham mưu trình Bộ trưởng ký ban hành trong tháng 8 năm 2013.
+ Xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với các điều chỉnh, nâng cao mức xử phạt đối với nhân viên hàng không có sai phạm gây mất an toàn, an ninh hàng không; đặc biệt, ngoài các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trực tiếp, cần phải bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng không khi thực thi nhiệm vụ và trình Bộ Giao thông vận tải trong tháng 11 năm 2012. Giao Vụ An toàn giao thông chủ trì thẩm định, tham mưu với Bộ trưởng trình Chính phủ quyết định trong tháng 01 năm 2013.
– Theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này; xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải những vấn đề vượt thẩm quyền và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Nơi nhận: – Bộ trưởng (để b/c); – Văn phòng Chính phủ (để b/c); – Báo GTVT, Trang TTĐT Bộ GTVT (để đăng tin); – Văn phòng Bộ; – Các Vụ: VT, TCCB, ATGT (để thực hiện); – Cục Hàng không Việt Nam (để thực hiện); – Các Tổng công ty: Quản lý bay Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam (để thực hiện); – Lưu VT, Vtải.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Quý Tiêu
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI —————-
Số: 13/CT-BGTVT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————–
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2012
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG BAY
Trong thời gian vừa qua, lưu lượng bay tăng cao, tính chất hoạt động hàng không ngày càng phức tạp trong khi vùng quản lý điều hành hoạt động bay tại các sân bay đang rất hạn chế nên đã gia tăng áp lực cho đội ngũ nhân viên hàng không, đặc biệt là đội ngũ kiểm soát viên không lưu tại các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.
Với mục tiêu, tăng cường công tác an toàn trong mọi hoạt động hàng không dân dụng để bảo vệ tính mạng, tài sản của hành khách khi tham gia giao thông bằng đường hàng không, bảo vệ tính mạng của nhân viên hàng không, tài sản của các doanh nghiệp hàng không, nhà nước và bảo vệ uy tín của ngành hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Chỉ thị:
1. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam:
– Tăng cường công tác phối hợp đảm bảo an toàn hàng không, công tác phối hợp hiệp đồng và phối hợp xử lý tình huống giữa các đơn vị, bộ phận liên quan.
– Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ thủ tục thông báo tin tức hàng không đối với các công trình đưa vào khai thác sử dụng.
– Rà soát, đánh giá, sắp xếp lực lượng nhân viên không lưu để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng theo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ.
– Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị thành viên khẩn trương rà soát, kiểm tra dây chuyền cung cấp dịch vụ, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của nhân viên hàng không trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức đánh giá, phân tích các sự cố, các mối nguy hiểm, rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn và phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, rút kinh nghiệm.
– Chấn chỉnh các biểu hiện sai trái về ý thức tổ chức, kỷ luật, kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền cung cấp dịch vụ các cá nhân không đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật hoặc có biểu hiện gây mất đoàn kết nội bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Hoàn thiện và tổ chức thực hiện “văn hóa an toàn” trong nội bộ Tổng công ty; đồng thời, khuyến khích và đề cao vai trò của việc báo cáo tự nguyện các sự cố gây mất an toàn.
– Đối với sự cố trong điều hành chuyến bay HVN 1511 – CSN 6059 ngày 14 tháng 10 năm 2012 tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội, ngoài các tổ chức, cá nhân đã bị kiểm điểm, kỷ luật theo nội dung tại báo cáo số 4624/CHK-QLHĐB ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Cục Hàng không Việt Nam, yêu cầu Lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan và báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong tháng 12 năm 2012.
2. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam:
Rút kinh nghiệm từ sự cố trong điều hành chuyến bay HVN 1511 – CSN 6059 ngày 14 tháng 10 năm 2012 tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội, yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam rà soát, đánh giá, sắp xếp lực lượng nhân viên không lưu để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng theo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ.
3. Cục Hàng không Việt Nam:
– Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, thanh tra và các Cảng vụ hàng không tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác an toàn theo quy định; kịp thời phát hiện các sự việc, sự cố uy hiếp hoặc tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng đến công tác an toàn hàng không để xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan cấp trên những vấn đề vượt thẩm quyền.
– Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp hàng không; đặc biệt là cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho nhân viên hàng không. Trước mắt, khẩn trương thực hiện một số nội dung chính sau đây:
+ Xây dựng dự thảo Thông tư quy định chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không và trình Bộ Giao thông vận tải trong tháng 6 năm 2013. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì thẩm định, tham mưu trình Bộ trưởng ký ban hành trong tháng 8 năm 2013.
+ Xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với các điều chỉnh, nâng cao mức xử phạt đối với nhân viên hàng không có sai phạm gây mất an toàn, an ninh hàng không; đặc biệt, ngoài các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trực tiếp, cần phải bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng không khi thực thi nhiệm vụ và trình Bộ Giao thông vận tải trong tháng 11 năm 2012. Giao Vụ An toàn giao thông chủ trì thẩm định, tham mưu với Bộ trưởng trình Chính phủ quyết định trong tháng 01 năm 2013.
– Theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này; xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải những vấn đề vượt thẩm quyền và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Nơi nhận: – Bộ trưởng (để b/c); – Văn phòng Chính phủ (để b/c); – Báo GTVT, Trang TTĐT Bộ GTVT (để đăng tin); – Văn phòng Bộ; – Các Vụ: VT, TCCB, ATGT (để thực hiện); – Cục Hàng không Việt Nam (để thực hiện); – Các Tổng công ty: Quản lý bay Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam (để thực hiện); – Lưu VT, Vtải.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Quý Tiêu
|
Reviews
There are no reviews yet.