Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 14/CT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——————–
Số:14/CT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Với sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), và sự cố gắng nghiêm túc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, việc triển khai Luật THTK, CLP của Bộ GTVT đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự thành công chung về kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.
Để tiếp tục tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, dành nguồn đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Để triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu các Tổng cục trưởng, Cục trưởng các Cục, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc Tập đoàn, các Tổng công ty, Công ty và thủ trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp, Ban quản lý dự án thuộc Bộ (sau đây gọi chung là thủ trưởng cơ quan, đơn vị) nghiên cứu và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung dưới đây:
1. Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước đảm bảo theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao và chế độ quy định hiện hành. Thực hiện thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; nghiêm cấm để thu ngoài sổ sách kế toán, không được thu các khoản thu trái quy định của pháp luật.
2. Tăng cường công tác quản lý chi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực và đúng quy định, định mức hiện hành của Nhà nước, trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao, trong đó chú trọng một số nội dung sau:
– Không được bổ sung kinh phí ngoài dự toán được giao cho các mục đích: mua sắm xe ô tô, tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm, lễ hội, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, không cấp bách.
– Rà soát và thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi liên quan đến: tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách… Các cơ quan, đơn vị tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc liên quan; hạn chế tối đa việc tổ chức họp tập trung để tiết kiệm chi phí cho tổ chức họp, đi lại, ăn ở của các đại biểu (trừ các cuộc họp có tính chất cấp bách, bí mật do Chính phủ chỉ đạo). Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị tận dụng tối đa hội trường, phòng họp hiện có của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức các hội nghị, hội thảo, nếu không bố trí được mới thuê các cơ sở bên ngoài; nghiêm cấm thuê hội trường, phòng họp tại các khách sạn tiêu chuẩn từ 04 sao trở lên.
– Thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí, đặc biệt là các khoản chi công tác phí, điện, nước, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm và các chi phí khác. Nghiêm cấm việc bố trí xe ô tô để đưa đón cán bộ từ nhà riêng đến cơ quan, đi công tác trái quy định về tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 và Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuyệt đối không sử dụng xe công vào công việc cá nhân, không liên quan đến công việc được giao. Hạn chế tối đa việc đi công tác bằng máy bay; nghiêm cấm việc chi mua vé máy bay, vé tàu xe vượt tiêu chuẩn, hạng theo quy định.
– Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác, các đoàn đi học tập, khảo sát, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, bao gồm cả các đoàn thuộc kế hoạch của các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các dự án ODA và các dự án có sử dụng nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bảo đảm gọn nhẹ, chương trình công tác thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả; nghiêm cấm việc tổ chức đón tiếp gây tốn kém. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm trong đi công tác nước ngoài tại Công văn số 8743/VPCP-QHQT ngày 01/11/2012 của Văn phòng Chính phủ. Tập trung bố trí kinh phí cho các đoàn đi đàm phán, thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chế độ quy định.
– Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản; việc triển khai bố trí vốn cho các dự án phải thực hiện đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá, giám sát đầu tư của các chủ đầu tư đảm bảo tính khách quan, trung thực. Quán triệt và triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản đến từng cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng giao thông. Kiểm tra, giám sát công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng đối với các dự án đảm bảo đúng quy định.
– Rà soát các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn, chế độ, quy trình công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải, qua đó kiến nghị ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm tiết kiệm chi.
3. Thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trong đó lưu ý:
– Tất cả các tài sản tại đơn vị phải được mở sổ sách theo dõi, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định.
– Việc mua sắm, đầu tư trang thiết bị tài sản (đặc biệt là ô tô con) phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, thực hiện đúng trình tự theo hướng dẫn tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
– Công tác sửa chữa tài sản hiện có phải đảm bảo hiệu quả; không bố trí ngân sách nhà nước để sửa chữa, cải tạo những tài sản thuộc đối tượng đăng ký nhưng đơn vị không tiến hành đăng ký tài sản theo quy định của Luật Quản lý tài sản Nhà nước.
– Khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương để xử lý dứt điểm việc sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 14/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra, kiểm tra các công trình, dự án, các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn nhà nước; thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt đối với các phương tiện, vật tư dự phòng cho công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo tài chính hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc đảm bảo đúng thời gian, đúng quy định và chế độ hiện hành. Tiếp tục tăng cường việc quyết toán dự án hoàn thành, kể cả các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
5. Thực hiện nghiêm túc công tác công khai việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, như: Công khai các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành; công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao; công khai việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản công; công khai quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư.
6. Riêng đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các Tổng công ty và các doanh nghiệp thuộc Bộ, tiếp tục khẩn trương triển khai các biện pháp về hạ giá thành, điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật… để bảo đảm mục tiêu tiết giảm 5%-10% chi phí theo kế hoạch đã đăng ký với Bộ và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là góp vốn tham gia liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần. Việc góp vốn ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính. Thực hiện rà soát các khoản đầu tư, góp vốn đảm bảo tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành, ngoài lĩnh vực chính và kém hiệu quả.
Thực hiện công tác tự giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và tổ chức giám sát đối với công ty nhà nước kinh doanh thua lỗ hoạt động không hiệu quả theo quy định tại Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không hiệu quả, Thông tư số 42/2008/TT-BTC ngày 22/5/2008 của Bộ Tài chính để kịp thời báo cáo kết quả về Bộ GTVT.
7. Tổ chức triển khai, thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt và tập trung chỉ đạo các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện nghiêm túc hiệu quả Chương trình hành động THTK, CLP của Bộ GTVT và Chỉ thị này; Đồng thời trực tiếp chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động tăng cường THTK, CLP trong đó thể hiện rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực, từng khoản mục chi ngân sách, từng đơn vị sử dụng ngân sách và trách nhiệm tổng hợp báo cáo, kiểm tra, giám sát thực hiện của các cơ quan chức năng và báo cáo Chương trình tăng cường THTK, CLP về Bộ GTVT (qua Vụ Tài chính) trước ngày 25/12/2012.
b) Định kỳ hàng quý các đơn vị báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình tăng cườngthực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình hành động THTK, CLP theo Quyết định số 647/QĐ-BGTVT ngày 04/4/2011 về ban hành Chương trình hành động THTK, CLP của Bộ GTVT năm 2011 và giai đoạn 2011-2015 gửi về Bộ GTVT trước ngày 10 của các tháng cuối quý.

Nơi nhận:
Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– VPCP;
– Đảng ủy Bộ GTVT;
– Các đ/c Thứ trưởng;
– Công đoàn GTVT;
– Đoàn TN Bộ;
– Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Ban ĐM&QLDN, Ban PPP, Ban PCLB&TKCN;
– VP UBATGTQG;
– Các cục, Tổng cục thuộc Bộ;
– Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam;
– Các Tổng công ty: Hàng hải Việt Nam; Đường sắt Việt Nam; Hàng không Việt Nam;
– Các Tổng công ty, công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ;
– Các Ban quản lý dự án trực thuộc Bộ;
– Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ;
– Lưu: VT, TC (c).
BỘ TRƯỞNG
(đã ký)
Đinh La Thăng
Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 14/CT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 14/CT-BGTVT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 03/12/2012 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Tóm tắt văn bản

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——————–
Số:14/CT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Với sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), và sự cố gắng nghiêm túc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, việc triển khai Luật THTK, CLP của Bộ GTVT đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự thành công chung về kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.
Để tiếp tục tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, dành nguồn đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Để triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu các Tổng cục trưởng, Cục trưởng các Cục, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc Tập đoàn, các Tổng công ty, Công ty và thủ trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp, Ban quản lý dự án thuộc Bộ (sau đây gọi chung là thủ trưởng cơ quan, đơn vị) nghiên cứu và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung dưới đây:
1. Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước đảm bảo theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao và chế độ quy định hiện hành. Thực hiện thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; nghiêm cấm để thu ngoài sổ sách kế toán, không được thu các khoản thu trái quy định của pháp luật.
2. Tăng cường công tác quản lý chi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực và đúng quy định, định mức hiện hành của Nhà nước, trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao, trong đó chú trọng một số nội dung sau:
– Không được bổ sung kinh phí ngoài dự toán được giao cho các mục đích: mua sắm xe ô tô, tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm, lễ hội, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, không cấp bách.
– Rà soát và thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi liên quan đến: tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách… Các cơ quan, đơn vị tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc liên quan; hạn chế tối đa việc tổ chức họp tập trung để tiết kiệm chi phí cho tổ chức họp, đi lại, ăn ở của các đại biểu (trừ các cuộc họp có tính chất cấp bách, bí mật do Chính phủ chỉ đạo). Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị tận dụng tối đa hội trường, phòng họp hiện có của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức các hội nghị, hội thảo, nếu không bố trí được mới thuê các cơ sở bên ngoài; nghiêm cấm thuê hội trường, phòng họp tại các khách sạn tiêu chuẩn từ 04 sao trở lên.
– Thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí, đặc biệt là các khoản chi công tác phí, điện, nước, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm và các chi phí khác. Nghiêm cấm việc bố trí xe ô tô để đưa đón cán bộ từ nhà riêng đến cơ quan, đi công tác trái quy định về tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 và Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuyệt đối không sử dụng xe công vào công việc cá nhân, không liên quan đến công việc được giao. Hạn chế tối đa việc đi công tác bằng máy bay; nghiêm cấm việc chi mua vé máy bay, vé tàu xe vượt tiêu chuẩn, hạng theo quy định.
– Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác, các đoàn đi học tập, khảo sát, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, bao gồm cả các đoàn thuộc kế hoạch của các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các dự án ODA và các dự án có sử dụng nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bảo đảm gọn nhẹ, chương trình công tác thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả; nghiêm cấm việc tổ chức đón tiếp gây tốn kém. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm trong đi công tác nước ngoài tại Công văn số 8743/VPCP-QHQT ngày 01/11/2012 của Văn phòng Chính phủ. Tập trung bố trí kinh phí cho các đoàn đi đàm phán, thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chế độ quy định.
– Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản; việc triển khai bố trí vốn cho các dự án phải thực hiện đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá, giám sát đầu tư của các chủ đầu tư đảm bảo tính khách quan, trung thực. Quán triệt và triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản đến từng cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng giao thông. Kiểm tra, giám sát công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng đối với các dự án đảm bảo đúng quy định.
– Rà soát các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn, chế độ, quy trình công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải, qua đó kiến nghị ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm tiết kiệm chi.
3. Thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trong đó lưu ý:
– Tất cả các tài sản tại đơn vị phải được mở sổ sách theo dõi, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định.
– Việc mua sắm, đầu tư trang thiết bị tài sản (đặc biệt là ô tô con) phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, thực hiện đúng trình tự theo hướng dẫn tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
– Công tác sửa chữa tài sản hiện có phải đảm bảo hiệu quả; không bố trí ngân sách nhà nước để sửa chữa, cải tạo những tài sản thuộc đối tượng đăng ký nhưng đơn vị không tiến hành đăng ký tài sản theo quy định của Luật Quản lý tài sản Nhà nước.
– Khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương để xử lý dứt điểm việc sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 14/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra, kiểm tra các công trình, dự án, các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn nhà nước; thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt đối với các phương tiện, vật tư dự phòng cho công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo tài chính hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc đảm bảo đúng thời gian, đúng quy định và chế độ hiện hành. Tiếp tục tăng cường việc quyết toán dự án hoàn thành, kể cả các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
5. Thực hiện nghiêm túc công tác công khai việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, như: Công khai các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành; công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao; công khai việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản công; công khai quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư.
6. Riêng đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các Tổng công ty và các doanh nghiệp thuộc Bộ, tiếp tục khẩn trương triển khai các biện pháp về hạ giá thành, điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật… để bảo đảm mục tiêu tiết giảm 5%-10% chi phí theo kế hoạch đã đăng ký với Bộ và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là góp vốn tham gia liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần. Việc góp vốn ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính. Thực hiện rà soát các khoản đầu tư, góp vốn đảm bảo tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành, ngoài lĩnh vực chính và kém hiệu quả.
Thực hiện công tác tự giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và tổ chức giám sát đối với công ty nhà nước kinh doanh thua lỗ hoạt động không hiệu quả theo quy định tại Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không hiệu quả, Thông tư số 42/2008/TT-BTC ngày 22/5/2008 của Bộ Tài chính để kịp thời báo cáo kết quả về Bộ GTVT.
7. Tổ chức triển khai, thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt và tập trung chỉ đạo các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện nghiêm túc hiệu quả Chương trình hành động THTK, CLP của Bộ GTVT và Chỉ thị này; Đồng thời trực tiếp chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động tăng cường THTK, CLP trong đó thể hiện rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực, từng khoản mục chi ngân sách, từng đơn vị sử dụng ngân sách và trách nhiệm tổng hợp báo cáo, kiểm tra, giám sát thực hiện của các cơ quan chức năng và báo cáo Chương trình tăng cường THTK, CLP về Bộ GTVT (qua Vụ Tài chính) trước ngày 25/12/2012.
b) Định kỳ hàng quý các đơn vị báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình tăng cườngthực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình hành động THTK, CLP theo Quyết định số 647/QĐ-BGTVT ngày 04/4/2011 về ban hành Chương trình hành động THTK, CLP của Bộ GTVT năm 2011 và giai đoạn 2011-2015 gửi về Bộ GTVT trước ngày 10 của các tháng cuối quý.

Nơi nhận:
Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– VPCP;
– Đảng ủy Bộ GTVT;
– Các đ/c Thứ trưởng;
– Công đoàn GTVT;
– Đoàn TN Bộ;
– Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Ban ĐM&QLDN, Ban PPP, Ban PCLB&TKCN;
– VP UBATGTQG;
– Các cục, Tổng cục thuộc Bộ;
– Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam;
– Các Tổng công ty: Hàng hải Việt Nam; Đường sắt Việt Nam; Hàng không Việt Nam;
– Các Tổng công ty, công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ;
– Các Ban quản lý dự án trực thuộc Bộ;
– Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ;
– Lưu: VT, TC (c).
BỘ TRƯỞNG
(đã ký)
Đinh La Thăng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 14/CT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”