Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 3037/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục đề tài, dự án xét chọn bổ sung thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện từ 2012

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——–
Số: 3037/QĐ-BNN-KHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN XÉT CHỌN BỔ SUNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 THỰC HIỆN TỪ 2012
—————
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015;
Căn cứ Thông tư số 19/2011/TT-BKHCN ngày 26/7/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định tổ chức quản lý hoạt động chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;
Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2458/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc áp dụng tạm thời các văn bản hướng dẫn xác định, thẩm định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Khoa học công và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục đề tài, dự án xét chọn bổ sung thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 thực hiện từ 2012 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và các cơ quan có liên quan tổ chức việc xét chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án theo quy định tại Quyết định số 2458/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc áp dụng tạm thời các văn bản hướng dẫn xác định, thẩm định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Lưu: VT, Vụ KHCN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Đăng Khoa

DANH MỤC
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN XÉT CHỌN BỔ DUNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 THỰC HIỆN TỪ 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3037/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. Đề tài nghiên cứu khoa học

TT
Tên đề tài
Định hướng mục tiêu
Yêu cầu đối với sản phẩm
Ghi chú
Lĩnh vực cơ chế chính sách
1
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Đề xuất, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách và các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
– Đánh giá thực trạng về việc tham gia xây dựng nông thôn mới của dân cư nông thôn hiện nay.
– Cơ sở khoa học đề xuất các chính sách và giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM.
– Đề xuất, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tăng cường thể chế hóa sự tham gia và vai trò chủ thể của dân cư nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, được các cấp có thẩm quyền chấp thuận
– Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2
Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn
Đề xuất, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách và giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới.
– Đánh giá thực trạng, cơ chế và chính sách hỗ trợ dịch vụ tư vấn và áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ dịch vụ tư vấn và áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Bản đề xuất bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách và các giải pháp hỗ trợ dịch vụ tư vấn và áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được các cấp có thẩm chấp thuận.
– Bản dự thảo hướng dẫn thực hiện hỗ trợ dịch vụ tư vấn và áp dụng KHCN cho doanh nghiệp hoạt động phục vụ nông nghiệp và xây dựng NTM.
II. Dự án xây dựng mô hình trình diễn về nông thôn mới

TT
Tên đề tài
Định hướng mục tiêu
Yêu cầu đối với sản phẩm
Ghi chú
1
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất hoa chất lượng cao, rau an toàn tại xã Thụy Hương – huyện Chương Mỹ – TP Hà Nội
Xây dựng được mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất hoa chất lượng cao, rau an toàn, hiệu quả kinh tế cao cho vùng chuyên canh rau và hoa góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới ngoại thành Hà Nội.
1. Công nghệ:
– Nhân giống hoa, rau theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào kết hợp giâm, ghép trong nhà lưới
– SX hoa theo công nghệ tiến tiến, điều khiển nở hoa theo ý muốn
– SX rau theo quy trình Vietgap
– Trồng rau, hoa trong nhà màn, nhà lưới.
– Công nghệ bảo quản xử lý hoa, rau an toàn, hiệu quả
2. Mô hình:
– 01 mô hình liên kết nhân giống hoa quy mô lớn hơn 10.000 cây (củ) /năm, cung cấp cây giống cho các vùng Hà Nội và lân cận
– 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế bảo quản và tiêu thụ hóa chất lượng quy mô lớn hơn 500.000 cành hoa cao cấp/năm, 3 ha hoa thông dụng (loa kèn, cúc, thược dược làn..) hiệu quả kinh tế tăng trên 30% so với trồng đại trà.
– 01 mô hình liên kết nhân giống rau quy mô lớn hơn 20 vạn/cây/năm, cung cấp cây giống cho các vùng Hà Nội và lân cận
– 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế bảo quản và tiêu thụ rau an toàn quy mô lớn hơn 10 ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với trồng đại trà.
3. Báo cáo
– Báo cáo về kết quả XD mô hình theo một số tiêu chí NTM, thu hút vồn và các nguồn lực khác
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao cho 500 lượt người dân
2
Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa, và rau an toàn (cà rốt, rau ăn lá và bí xanh) ở Huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
Xây dựng được mô hình tổng hợp về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức quản lý trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa hàng hóa và rau an toàn tại một số xã đại diện của Huyện làm tăng giá trị thu nhập/ha đất canh tác ≥ 20%, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
1. Công nghệ
+ Ứng dụng giống mới
+ Kỹ thuật canh tác
+ Ứng dụng công nghệ bảo quản chế biến tiên tiến
2. Mô hình:
– 01 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa quy mô trên 300ha, hiệu quả kinh tế vượt trên 25%.
– 01 mô hình liên kết sản xuất, bảo quản và chế biến và tiêu thụ cà rốt, rau ăn lá và bí xanh quy mô tối thiểu 100ha.
– Mô hình tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 15%
3. Báo cáo
– Báo cáo về kết quả XD mô hình theo một số tiêu chí NTM, thu hút vốn và các nguồn lực khác
– Báo cáo nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm từ mô hình
– Tập huấn, đào tạo chuyên giao công nghệ cho 1500 lượt người dân
3
Xây dựng mô hình thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Áp dụng các giải pháp KHCN tổng hợp trong sản xuất lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất trên 40 tạ/ha, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.
1. Công nghệ:
+ Sử dụng giống lạc cao sản
+ Kỹ thuật thâm canh lạc tối ưu
+ Cơ giới hóa đồng bộ, công nghệ bảo quản và chế biến tiên tiến
2. Mô hình:
– 02 Mô hình đại diện cho 2 vùng trồng lạc chính áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học công nghệ (giống mới, kỹ thuật canh tác tổng hợp, cơ giới hóa, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, v.v) cho năng suất trên 4 tấn/ha. Quy mô tối thiểu là 30 ha/mô hình.
– Mô hình tổ chức quản lý sản xuất đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20%:
3. Báo cáo
– Báo cáo kết quả XD mô hình theo một số tiêu chí NTM, thu hút vốn và các nguồn lực khác
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân
4
Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh vùng ĐBSCL
Xây dựng được mô hình liên kết hiệu quả, phù hợp vùng ĐBSCL để giám sát chất lượng từ sản xuất đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, sức khỏe cho XH.
1. Công nghệ:
– Công nghệ Tưới tiết kiệm nước
– Công nghệ Bảo quản và chế biến tiên tiến phù hợp.
2. Mô hình:
– 02 mô hình liên kết khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ quả an toàn được chứng nhận VietGAP tại các xã điểm xây dựng NTM ở 2 tỉnh đại diện là Bến Tre và Tiền Giang, tăng thu nhập cho người sản xuất trên 20%. Quy mô tối thiểu 10 ha/ mô hình.
– Mô hình tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả theo chuỗi giá trị.
3. Báo cáo
– Báo cáo kiến nghị về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, nâng cao thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường cho cây ăn quả vùng ĐBSCL.
– Báo cáo tổng kết và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình.
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân
5
Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Ứng dụng được đồng bộ các TBKT trong việc xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa và dưa chuột nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất và thu nhập của nông dân.
1. Công nghệ:
– Công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản lúa hàng hóa chất lượng cao theo Cánh đồng mẫu lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất các giống lúa thường từ 15%-20%
– Công nghệ sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) theo tiêu chuẩn Viet GAP, đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm.
2. Mô hình:
– 01 mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa hàng hóa chất lượng theo Cánh đồng mẫu lớn, quy mô trên 200ha, năng suất bình quân trên 5,5 tấn/ha/vụ, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 15%, thu nhập của nông dân tăng 20% trở lên so với ngoài mô hình;
– 02 mô hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) theo Viet GAP, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với ngoài mô hình, trong đó: 01 mô hình sản xuất ngoài đồng có hệ thống tưới tiêu phù hợp quy mô trên 20ha; và 01 mô hình sản xuất trong nhà lưới quy mô 3 ha
– Thực hiện tại xã điểm NTM của Tỉnh
3. Báo cáo
– Báo cáo tổng kết và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình.
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân
Thuộc tính văn bản
Quyết định 3037/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục đề tài, dự án xét chọn bổ sung thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện từ 2012
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3037/QĐ-BNN-KHCN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Đăng Khoa
Ngày ban hành: 05/12/2012 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——–
Số: 3037/QĐ-BNN-KHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN XÉT CHỌN BỔ SUNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 THỰC HIỆN TỪ 2012
—————
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015;
Căn cứ Thông tư số 19/2011/TT-BKHCN ngày 26/7/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định tổ chức quản lý hoạt động chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;
Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2458/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc áp dụng tạm thời các văn bản hướng dẫn xác định, thẩm định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Khoa học công và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục đề tài, dự án xét chọn bổ sung thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 thực hiện từ 2012 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và các cơ quan có liên quan tổ chức việc xét chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án theo quy định tại Quyết định số 2458/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc áp dụng tạm thời các văn bản hướng dẫn xác định, thẩm định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Lưu: VT, Vụ KHCN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Đăng Khoa

DANH MỤC
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN XÉT CHỌN BỔ DUNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 THỰC HIỆN TỪ 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3037/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. Đề tài nghiên cứu khoa học

TT
Tên đề tài
Định hướng mục tiêu
Yêu cầu đối với sản phẩm
Ghi chú
Lĩnh vực cơ chế chính sách
1
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Đề xuất, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách và các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
– Đánh giá thực trạng về việc tham gia xây dựng nông thôn mới của dân cư nông thôn hiện nay.
– Cơ sở khoa học đề xuất các chính sách và giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM.
– Đề xuất, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tăng cường thể chế hóa sự tham gia và vai trò chủ thể của dân cư nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, được các cấp có thẩm quyền chấp thuận
– Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2
Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn
Đề xuất, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách và giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới.
– Đánh giá thực trạng, cơ chế và chính sách hỗ trợ dịch vụ tư vấn và áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ dịch vụ tư vấn và áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Bản đề xuất bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách và các giải pháp hỗ trợ dịch vụ tư vấn và áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được các cấp có thẩm chấp thuận.
– Bản dự thảo hướng dẫn thực hiện hỗ trợ dịch vụ tư vấn và áp dụng KHCN cho doanh nghiệp hoạt động phục vụ nông nghiệp và xây dựng NTM.
II. Dự án xây dựng mô hình trình diễn về nông thôn mới

TT
Tên đề tài
Định hướng mục tiêu
Yêu cầu đối với sản phẩm
Ghi chú
1
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất hoa chất lượng cao, rau an toàn tại xã Thụy Hương – huyện Chương Mỹ – TP Hà Nội
Xây dựng được mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất hoa chất lượng cao, rau an toàn, hiệu quả kinh tế cao cho vùng chuyên canh rau và hoa góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới ngoại thành Hà Nội.
1. Công nghệ:
– Nhân giống hoa, rau theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào kết hợp giâm, ghép trong nhà lưới
– SX hoa theo công nghệ tiến tiến, điều khiển nở hoa theo ý muốn
– SX rau theo quy trình Vietgap
– Trồng rau, hoa trong nhà màn, nhà lưới.
– Công nghệ bảo quản xử lý hoa, rau an toàn, hiệu quả
2. Mô hình:
– 01 mô hình liên kết nhân giống hoa quy mô lớn hơn 10.000 cây (củ) /năm, cung cấp cây giống cho các vùng Hà Nội và lân cận
– 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế bảo quản và tiêu thụ hóa chất lượng quy mô lớn hơn 500.000 cành hoa cao cấp/năm, 3 ha hoa thông dụng (loa kèn, cúc, thược dược làn..) hiệu quả kinh tế tăng trên 30% so với trồng đại trà.
– 01 mô hình liên kết nhân giống rau quy mô lớn hơn 20 vạn/cây/năm, cung cấp cây giống cho các vùng Hà Nội và lân cận
– 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế bảo quản và tiêu thụ rau an toàn quy mô lớn hơn 10 ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với trồng đại trà.
3. Báo cáo
– Báo cáo về kết quả XD mô hình theo một số tiêu chí NTM, thu hút vồn và các nguồn lực khác
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao cho 500 lượt người dân
2
Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa, và rau an toàn (cà rốt, rau ăn lá và bí xanh) ở Huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
Xây dựng được mô hình tổng hợp về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức quản lý trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa hàng hóa và rau an toàn tại một số xã đại diện của Huyện làm tăng giá trị thu nhập/ha đất canh tác ≥ 20%, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
1. Công nghệ
+ Ứng dụng giống mới
+ Kỹ thuật canh tác
+ Ứng dụng công nghệ bảo quản chế biến tiên tiến
2. Mô hình:
– 01 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa quy mô trên 300ha, hiệu quả kinh tế vượt trên 25%.
– 01 mô hình liên kết sản xuất, bảo quản và chế biến và tiêu thụ cà rốt, rau ăn lá và bí xanh quy mô tối thiểu 100ha.
– Mô hình tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 15%
3. Báo cáo
– Báo cáo về kết quả XD mô hình theo một số tiêu chí NTM, thu hút vốn và các nguồn lực khác
– Báo cáo nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm từ mô hình
– Tập huấn, đào tạo chuyên giao công nghệ cho 1500 lượt người dân
3
Xây dựng mô hình thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Áp dụng các giải pháp KHCN tổng hợp trong sản xuất lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất trên 40 tạ/ha, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.
1. Công nghệ:
+ Sử dụng giống lạc cao sản
+ Kỹ thuật thâm canh lạc tối ưu
+ Cơ giới hóa đồng bộ, công nghệ bảo quản và chế biến tiên tiến
2. Mô hình:
– 02 Mô hình đại diện cho 2 vùng trồng lạc chính áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học công nghệ (giống mới, kỹ thuật canh tác tổng hợp, cơ giới hóa, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, v.v) cho năng suất trên 4 tấn/ha. Quy mô tối thiểu là 30 ha/mô hình.
– Mô hình tổ chức quản lý sản xuất đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20%:
3. Báo cáo
– Báo cáo kết quả XD mô hình theo một số tiêu chí NTM, thu hút vốn và các nguồn lực khác
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân
4
Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh vùng ĐBSCL
Xây dựng được mô hình liên kết hiệu quả, phù hợp vùng ĐBSCL để giám sát chất lượng từ sản xuất đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, sức khỏe cho XH.
1. Công nghệ:
– Công nghệ Tưới tiết kiệm nước
– Công nghệ Bảo quản và chế biến tiên tiến phù hợp.
2. Mô hình:
– 02 mô hình liên kết khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ quả an toàn được chứng nhận VietGAP tại các xã điểm xây dựng NTM ở 2 tỉnh đại diện là Bến Tre và Tiền Giang, tăng thu nhập cho người sản xuất trên 20%. Quy mô tối thiểu 10 ha/ mô hình.
– Mô hình tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả theo chuỗi giá trị.
3. Báo cáo
– Báo cáo kiến nghị về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, nâng cao thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường cho cây ăn quả vùng ĐBSCL.
– Báo cáo tổng kết và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình.
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân
5
Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Ứng dụng được đồng bộ các TBKT trong việc xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa và dưa chuột nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất và thu nhập của nông dân.
1. Công nghệ:
– Công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản lúa hàng hóa chất lượng cao theo Cánh đồng mẫu lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất các giống lúa thường từ 15%-20%
– Công nghệ sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) theo tiêu chuẩn Viet GAP, đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm.
2. Mô hình:
– 01 mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa hàng hóa chất lượng theo Cánh đồng mẫu lớn, quy mô trên 200ha, năng suất bình quân trên 5,5 tấn/ha/vụ, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 15%, thu nhập của nông dân tăng 20% trở lên so với ngoài mô hình;
– 02 mô hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) theo Viet GAP, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với ngoài mô hình, trong đó: 01 mô hình sản xuất ngoài đồng có hệ thống tưới tiêu phù hợp quy mô trên 20ha; và 01 mô hình sản xuất trong nhà lưới quy mô 3 ha
– Thực hiện tại xã điểm NTM của Tỉnh
3. Báo cáo
– Báo cáo tổng kết và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình.
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 3037/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục đề tài, dự án xét chọn bổ sung thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện từ 2012”