Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 02/CT-BCT của Bộ Công Thương về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

BỘ CÔNG THƯƠNG
——–
Số: 02/CT-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2013
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG, GIẢI QUYẾT NỢ XẤU
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, Công ty, các Sở Công Thương khẩn trương tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau đây:
1. Những nhiệm vụ chủ yếu
a) Tập trung chỉ đạo thực hiện đng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ tại các văn bản sau:
– Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường;
– Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân;
– Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;
Các Nghị quyết phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, các Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ…
b) Giải quyết hàng tn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đy sản xut kinh doanh phát trin
Tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý, nhất là đối với vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia theo đúng quy định.
Các Vụ: Tài chính, Kế hoạch, Khoa học và Công nghệ, các Cục: Xúc tiến thương mại, Công nghiệp địa phương phân bố ngay vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong kế hoạch năm 2013, tập trung cho dự án tạo sức lan tỏa lớn, những dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở xã hội, ký túc xá học sinh, sinh viên. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các chủ đầu tư, khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu và trong khâu nghiệm thu, thanh toán vốn.
Các Cục: Xuất nhập khẩu, Xúc tiến thương mại, Các Vụ: Thị trường trong nước, Thương mại biên giới và Miền núi, các Vụ Thị trường ngoài nước: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trên cơ sở tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả. Có các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên, các Vụ Thị trường ngoài nước:
– Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại ngoài nước, sớm ký kết các hiệp định thương mại với các đối tác. Thực hiện phê duyệt sớm các đề án xúc tiến thương mại ngoài nước năm 2013;
– Nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường, bổ sung kịp thời các đề án có hiệu quả, xây dựng phương án hỗ trợ bổ sung, trong đó tập trung để mở rộng thị trường có tiềm năng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Các Cục: Xuất nhập khẩu, Quản lý thị trường, Vụ Thương mại biên giới và Miền núi phối hợp với các cơ quan có liên quan:
– Nâng cao hiệu quả các giải pháp chống buôn lậu, xây dựng phương án cụ thể phù hợp với từng địa bàn, mặt hàng, đối tượng (cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển quốc tế; tuyến hàng không – bưu điện quốc tế; tuyến đường vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; phương tiện vận tải, hành khách quá cảnh). Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, hàng hóa xuất nhập khẩu vào khu phi thuế quan, hàng xách tay để ngăn chặn gian lận thương mại, trốn thuế.
– Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động vật, thực vật, phân bón…
– Theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước, thế giới để chủ động dự báo và có các biện pháp điều hành phù hợp. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ bằng nhiều hình thức thích hợp, bảo đảm tính khách quan, trung thực nhằm tạo sự đồng thuận xã hội; tăng cường công khai, minh bạch và chủ động cung cấp thông tin về các vấn đề được xã hội quan tâm.
Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai quyết liệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” đồng thời tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực quản lý giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
2. Tổ chức thực hiện
– Các đồng chí Thứ trưởng phụ trách từng lĩnh vực giúp Bộ trưởng chỉ đạo xuyên suốt các hoạt động thuộc nhiệm vụ của các Tổng cục, Cục, Vụ, Sở Công Thương nêu trong Chỉ thị này.
– Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, các Sở Công Thương căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu công tác đề ra trong Chỉ thị, khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp và định kỳ trước ngày 25 hàng tháng gửi báo cáo tình hình thực hiện và những khó khăn vướng mắc về các đơn vị chủ trì để tổng hợp; tăng cường phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ trong những nhiệm vụ có liên quan.
– Giao Vụ Kế hoạch làm đầu mối kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Đề án báo cáo Lãnh đạo Bộ trong giao ban hàng tháng.
– Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, các Sở Công Thương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
– Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị này là một căn cứ để xem xét, đánh giá các tổ chức và các cá nhân có liên quan trong việc kiểm điểm và trong công tác thi đua khen thưởng./.
Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Ban Kinh tế Trung ương (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (để phối hợp);
– Đảng ủy khối cơ quan Trung ương;
– Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp);
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Lãnh đạo Bộ;
– Các Tập đoàn, Tổng công ty Doanh nghiệp trực thuộc Bộ;
– Các Sở Công Thương;
– Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
– Công đoàn Công Thương Việt Nam;
– Các Đảng ủy khối doanh nghiệp CN, TM tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
– Đảng ủy, Công đoàn cơ quan Bộ;
– Lưu: VT, KH (2b).
BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 02/CT-BCT của Bộ Công Thương về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 02/CT-BCT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 17/01/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ CÔNG THƯƠNG
——–
Số: 02/CT-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2013
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG, GIẢI QUYẾT NỢ XẤU
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, Công ty, các Sở Công Thương khẩn trương tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau đây:
1. Những nhiệm vụ chủ yếu
a) Tập trung chỉ đạo thực hiện đng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ tại các văn bản sau:
– Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường;
– Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân;
– Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;
Các Nghị quyết phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, các Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ…
b) Giải quyết hàng tn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đy sản xut kinh doanh phát trin
Tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý, nhất là đối với vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia theo đúng quy định.
Các Vụ: Tài chính, Kế hoạch, Khoa học và Công nghệ, các Cục: Xúc tiến thương mại, Công nghiệp địa phương phân bố ngay vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong kế hoạch năm 2013, tập trung cho dự án tạo sức lan tỏa lớn, những dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở xã hội, ký túc xá học sinh, sinh viên. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các chủ đầu tư, khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu và trong khâu nghiệm thu, thanh toán vốn.
Các Cục: Xuất nhập khẩu, Xúc tiến thương mại, Các Vụ: Thị trường trong nước, Thương mại biên giới và Miền núi, các Vụ Thị trường ngoài nước: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trên cơ sở tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả. Có các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên, các Vụ Thị trường ngoài nước:
– Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại ngoài nước, sớm ký kết các hiệp định thương mại với các đối tác. Thực hiện phê duyệt sớm các đề án xúc tiến thương mại ngoài nước năm 2013;
– Nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường, bổ sung kịp thời các đề án có hiệu quả, xây dựng phương án hỗ trợ bổ sung, trong đó tập trung để mở rộng thị trường có tiềm năng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Các Cục: Xuất nhập khẩu, Quản lý thị trường, Vụ Thương mại biên giới và Miền núi phối hợp với các cơ quan có liên quan:
– Nâng cao hiệu quả các giải pháp chống buôn lậu, xây dựng phương án cụ thể phù hợp với từng địa bàn, mặt hàng, đối tượng (cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển quốc tế; tuyến hàng không – bưu điện quốc tế; tuyến đường vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; phương tiện vận tải, hành khách quá cảnh). Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, hàng hóa xuất nhập khẩu vào khu phi thuế quan, hàng xách tay để ngăn chặn gian lận thương mại, trốn thuế.
– Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động vật, thực vật, phân bón…
– Theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước, thế giới để chủ động dự báo và có các biện pháp điều hành phù hợp. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ bằng nhiều hình thức thích hợp, bảo đảm tính khách quan, trung thực nhằm tạo sự đồng thuận xã hội; tăng cường công khai, minh bạch và chủ động cung cấp thông tin về các vấn đề được xã hội quan tâm.
Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai quyết liệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” đồng thời tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực quản lý giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
2. Tổ chức thực hiện
– Các đồng chí Thứ trưởng phụ trách từng lĩnh vực giúp Bộ trưởng chỉ đạo xuyên suốt các hoạt động thuộc nhiệm vụ của các Tổng cục, Cục, Vụ, Sở Công Thương nêu trong Chỉ thị này.
– Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, các Sở Công Thương căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu công tác đề ra trong Chỉ thị, khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp và định kỳ trước ngày 25 hàng tháng gửi báo cáo tình hình thực hiện và những khó khăn vướng mắc về các đơn vị chủ trì để tổng hợp; tăng cường phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ trong những nhiệm vụ có liên quan.
– Giao Vụ Kế hoạch làm đầu mối kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Đề án báo cáo Lãnh đạo Bộ trong giao ban hàng tháng.
– Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, các Sở Công Thương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
– Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị này là một căn cứ để xem xét, đánh giá các tổ chức và các cá nhân có liên quan trong việc kiểm điểm và trong công tác thi đua khen thưởng./.
Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Ban Kinh tế Trung ương (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (để phối hợp);
– Đảng ủy khối cơ quan Trung ương;
– Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp);
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Lãnh đạo Bộ;
– Các Tập đoàn, Tổng công ty Doanh nghiệp trực thuộc Bộ;
– Các Sở Công Thương;
– Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
– Công đoàn Công Thương Việt Nam;
– Các Đảng ủy khối doanh nghiệp CN, TM tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
– Đảng ủy, Công đoàn cơ quan Bộ;
– Lưu: VT, KH (2b).
BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 02/CT-BCT của Bộ Công Thương về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu”