Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 253/QĐ-BCĐCSXH của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 70/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
——–
Số: 253/QĐ-BCĐCSXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
—————
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 70/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
—————————————-
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 70/NQ-CP
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 1365/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phvề việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
Như Điều 3;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Văn phòng Trung ương Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Quốc hội;
UB các vấn đề xã hội của Quốc hội;
Ủy ban Trung ương Mặt trn Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, V.III, KGVX;
Lưu: VT, BCĐCSXH (3b).
TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 70/NQ-CP
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 253/QĐ-BCĐCSXH ngày 11 tháng 11 năm 2013
của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết s70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc; trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo; chế độ họp, thông tin báo cáo và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70).
2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70 (được thành lập theo Quyết định số 1365/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ).
Điều 2. Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những nhiệm vụ được phân công.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được hưởng chế độ thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ quan thường trực và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70.
2. Giúp việc Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban thường trực quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Tổ giúp việc.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 4. Trách nhiệm của Trưng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo.
3. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
4. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
5. Trưởng Ban Chđạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban thưng trực
1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp điều phối các hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70 và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo; thay mặt Trưởng ban chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban đi vắng hoặc được Trưởng ban ủy quyền; chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo sự ủy nhiệm của Trưởng ban. Trường hợp vượt quá phạm vi quyền hạn được giao phải báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định.
2. Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, biện pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết 70.
3. Kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 70.
4. Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 6. Trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2. Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan nơi công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ là Ủy viên Ban Chỉ đạo.
3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị ý kiến đóng góp về các vấn đề trong chương trình họp của Ban Chỉ đạo.
4. Báo cáo kịp thời công việc và ý kiến giải quyết của Ban Chỉ đạo cho thủ trưởng cơ quan nơi công tác về các công việc thuộc lĩnh vực phụ trách; đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết 70.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
6. Các Ủy viên Ban Chđạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình.
Chương 3.
CHẾ ĐỘ HỌP, THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Chế độ họp và thông tin báo cáo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của các thành viên Ban Chỉ đạo và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thi gian tiếp theo.
2. Khi có yêu cầu hoặc khi cần chỉ đạo theo từng chuyên đề, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định họp đột xuất toàn thể Ban Chỉ đạo hoặc họp với một số thành viên Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định việc mời đại biểu không thuộc Ban Chỉ đạo tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
3. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu liên quan.
4. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (được ủy quyền tại các phiên họp) được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ.
5. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo đi công tác, học tập hoặc vì lý do khác không thể thực hiện nhiệm vụ của Thành viên Ban Chỉ đạo từ 06 tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự, thì cơ quan chủ quản phải có văn bản báo cáo Trưởng ban, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và cử thành viên khác thay thế.
Điều 8. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Tổ chc thực hiện
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc nảy sinh, các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo, đề xuất kịp thời với Trưởng Ban Chỉ đạo để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Thuộc tính văn bản
Quyết định 253/QĐ-BCĐCSXH của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội
Cơ quan ban hành: Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 253/QĐ-BCĐCSXH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 11/11/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 70/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
——–
Số: 253/QĐ-BCĐCSXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
—————
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 70/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
—————————————-
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 70/NQ-CP
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 1365/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phvề việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
Như Điều 3;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Văn phòng Trung ương Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Quốc hội;
UB các vấn đề xã hội của Quốc hội;
Ủy ban Trung ương Mặt trn Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, V.III, KGVX;
Lưu: VT, BCĐCSXH (3b).
TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 70/NQ-CP
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 253/QĐ-BCĐCSXH ngày 11 tháng 11 năm 2013
của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết s70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc; trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo; chế độ họp, thông tin báo cáo và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70).
2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70 (được thành lập theo Quyết định số 1365/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ).
Điều 2. Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những nhiệm vụ được phân công.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được hưởng chế độ thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ quan thường trực và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70.
2. Giúp việc Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban thường trực quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Tổ giúp việc.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 4. Trách nhiệm của Trưng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo.
3. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
4. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
5. Trưởng Ban Chđạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban thưng trực
1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp điều phối các hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70 và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo; thay mặt Trưởng ban chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban đi vắng hoặc được Trưởng ban ủy quyền; chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo sự ủy nhiệm của Trưởng ban. Trường hợp vượt quá phạm vi quyền hạn được giao phải báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định.
2. Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, biện pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết 70.
3. Kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 70.
4. Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 6. Trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2. Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan nơi công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ là Ủy viên Ban Chỉ đạo.
3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị ý kiến đóng góp về các vấn đề trong chương trình họp của Ban Chỉ đạo.
4. Báo cáo kịp thời công việc và ý kiến giải quyết của Ban Chỉ đạo cho thủ trưởng cơ quan nơi công tác về các công việc thuộc lĩnh vực phụ trách; đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết 70.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
6. Các Ủy viên Ban Chđạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình.
Chương 3.
CHẾ ĐỘ HỌP, THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Chế độ họp và thông tin báo cáo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của các thành viên Ban Chỉ đạo và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thi gian tiếp theo.
2. Khi có yêu cầu hoặc khi cần chỉ đạo theo từng chuyên đề, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định họp đột xuất toàn thể Ban Chỉ đạo hoặc họp với một số thành viên Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định việc mời đại biểu không thuộc Ban Chỉ đạo tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
3. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu liên quan.
4. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (được ủy quyền tại các phiên họp) được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ.
5. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo đi công tác, học tập hoặc vì lý do khác không thể thực hiện nhiệm vụ của Thành viên Ban Chỉ đạo từ 06 tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự, thì cơ quan chủ quản phải có văn bản báo cáo Trưởng ban, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và cử thành viên khác thay thế.
Điều 8. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Tổ chc thực hiện
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc nảy sinh, các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo, đề xuất kịp thời với Trưởng Ban Chỉ đạo để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 253/QĐ-BCĐCSXH của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội”