BỘ TÀI CHÍNH – BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ——————–
Số: 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010
|
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án “Xây dựng các Phòng thí nghiệm trọng điểm”;
Liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Điều 1. Quy định chung
1. Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Phòng thí nghiệm trọng điểm) là tổ chức khoa học và công nghệ, được Nhà nước đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để đi đầu trong triển khai các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ, quy tụ và bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao trong môi trường trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ.
2. Cơ quan chủ quản Phòng thí nghiệm trọng điểm trên cơ sở đề xuất của cơ quan chủ trì đã được thống nhất với Phòng thí nghiệm trọng điểm quyết định: Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc với cơ quan chủ trì.
Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán độc lập được áp dụng cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ); Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán phụ thuộc áp dụng theo cơ chế tài chính của cơ quan chủ trì; và các quy định cụ thể tại Thông tư này.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
4. Phòng thí nghiệm trọng điểm được đăng ký thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 2. Quy định cụ thể
1. Nguồn tài chính hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp.
– Kinh phí chi thường xuyên duy trì hoạt động vận hành Phòng thí nghiệm trọng điểm (bao gồm cả kinh phí hoạt động của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm; chi hoạt động hợp tác quốc tế; bổ sung kinh phí sửa chữa thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng tài sản ngoài nguồn thu sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này). Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước được áp dụng theo quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc khoản 3, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP (được bổ sung, sửa chữa tại Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ).
– Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định (nếu có).
Các nội dung chi trên đây không áp dụng đối với các Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế.
– Chi các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, cấp tỉnh, thành phố thông qua hình thức tuyển chọn, đặt hàng, hoặc giao trực tiếp.
– Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nguồn thu sự nghiệp (nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân bên ngoài; thu từ các hợp đồng sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm cho hoạt động nghiên cứu khoa học; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu sự nghiệp khác …).
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Phương thức hạch toán của Phòng thí nghiệm trọng điểm:
a) Trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán độc lập:
– Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán độc lập là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
– Hàng năm, Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước gửi cơ quan chủ trì tổng hợp chung để trình cơ quan quản lý cấp trên.
– Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ và dự toán cho Phòng thí nghiệm trọng điểm theo một trong hai phương thức: giao chung trong kế hoạch và dự toán của cơ quan chủ trì, trên cơ sở đó cơ quan chủ trì giao tiếp cho Phòng thí nghiệm trọng điểm; hoặc giao trực tiếp cho Phòng thí nghiệm trọng điểm.
– Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
– Phòng thí nghiệm trọng điểm có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí, tình hình thực hiện nhiệm vụ, thanh quyết toán kinh phí theo quy định và báo cáo cơ quan chủ trì để tổng hợp vào quyết toán hàng năm của cơ quan chủ trì.
b) Trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán phụ thuộc:
– Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán phụ thuộc là tổ chức phụ thuộc cơ quan chủ trì, các hoạt động tài chính của Phòng thí nghiệm trọng điểm được hạch toán theo hình thức báo sổ với cơ quan chủ trì.
– Hàng năm Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước gửi cơ quan chủ trì tổng hợp chung để trình cơ quan quản lý cấp trên.
– Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ và phân bổ dự toán cho cơ quan chủ trì, trong đó có nhiệm vụ và dự toán cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
– Cơ quan chủ trì ban hành Quy chế phân công nội bộ, trong đó ủy quyền Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm chủ động chi tiêu trong phạm vi dự toán được duyệt cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm; chủ động trong hoạt động sự nghiệp và hạch toán theo hình thức báo sổ với cơ quan chủ trì.
3. Quản lý và sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm
a) Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm được giao cho Phòng thí nghiệm trọng điểm (trong trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán độc lập), hoặc giao cho đơn vị chủ trì (trong trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán phụ thuộc) quản lý.
Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm bao gồm:
– Tài sản được hình thành từ các nguồn đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm;
– Tài sản được mua sắm trong quá trình hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm;
– Tài sản được điều động từ các cơ quan, đơn vị khác cho Phòng thí nghiệm trọng điểm;
– Tài sản có nguồn gốc khác (được mua bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; mua bằng các nguồn kinh phí khác; được cho, biếu, tặng…).
b) Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và công nghệ; được quản lý và sử dụng theo các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
c) Cơ quan được giao quản lý tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm. Cá nhân, tập thể hoặc tổ chức bên ngoài khi sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm phải trả chi phí sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm. Cá nhân, tập thể thuộc quản lý của Phòng thí nghiệm trọng điểm sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện các hợp đồng khoa học và công nghệ không bằng nguồn dự toán ngân sách giao cho Phòng thí nghiệm trọng điểm thì phải trả chi phí sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm.
4. Nguyên tắc xác định chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm.
a) Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng định mức chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm, trình Thủ trưởng cơ quan chủ trì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
b) Nguyên tắc xây dựng chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm:
– Đối với các nội dung đã có định mức do các cơ quan có thẩm quyền xây dựng: mức chi phí tối đa bằng mức quy định hiện hành.
– Đối với các nội dung chưa có định mức do cơ quan có thẩm quyền xây dựng: khoản chi về nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, công lao động của các nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, nhà quản lý … được xây dựng theo nguyên tắc thu đủ bù đắp chi phí.
– Ngoài ra, được tính một phần chi phí hao mòn tài sản, nhằm đảm bảo một phần chi phí duy tu, bảo dưỡng tài sản; đồng thời khuyến khích được các nhà khoa học trong việc sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
5. Định mức, chế độ chi:
Phòng thí nghiệm trọng điểm áp dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ của Phòng thí nghiệm trọng điểm (trong trường hợp hạch toán độc lập) hoặc của cơ quan chủ trì (trong trường hợp hạch toán phụ thuộc).
Riêng định mức chi cho hoạt động của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm (thành lập theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BKHCN ngày 02/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) được áp dụng theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; cụ thể như sau:
a) Mức thù lao cho các thành phần tham dự phiên họp thường kỳ và đột xuất của Hội đồng được áp dụng tương đương mức chi phiên họp của Hội đồng xét chọn, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án khoa học và công nghệ:
– Chủ tịch Hội đồng: tối đa 300.000 đồng/buổi họp;
– Thành viên, thư ký khoa học: tối đa 200.000 đồng/buổi họp;
– Thư ký hành chính: tối đa 150.000 đồng/buổi họp;
– Đại biểu được mời tham dự: tối đa 70.000 đồng/buổi họp.
b) Mức chi cho ý kiến nhận xét bằng văn bản của các thành viên Hội đồng về việc đánh giá, thẩm định, giám sát, xác định tính khả thi của phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm được áp dụng tương đương mức chi cho ủy viên phản biện của 01 hồ sơ đối với nhiệm vụ có tới 03 hồ sơ đăng ký: tối đa 450.000 đồng/ý kiến nhận xét.
c) Mức chi cho nghiên cứu, phân tích, xử lý tài liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phục vụ hoạt động của Hội đồng chuyên ngành gửi Bộ Khoa học và Công nghệ được áp dụng tương đương mức chi cho 01 báo cáo tổng thuật của 01 đề tài hoặc 01 dự án: tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo.
d) Mức chi cho 01 báo cáo chuyên đề khoa học được áp dụng tương đương mức chi cho 01 báo cáo chuyên đề loại 1 thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo.
e) Các định mức chi tiêu khác của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm được thực hiện theo quy định hiện hành.
6. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
Việc lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm theo quy định tại Thông tư này được cân đối từ nguồn ngân sách chi cho lĩnh vực khoa học và công nghệ hàng năm và được giao trong dự toán của cơ quan chủ quản của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
2. Hội đồng các Phòng thí nghiệm trọng điểm thành lập theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BKHCN ngày 02/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ được áp dụng các mức chi quy định đối với Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm quy định tại khoản 5, Điều 2 Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, sửa đổi bổ sung Thông tư.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quân
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
Nơi nhận: – Văn phòng TW Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Website Chính phủ; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng; – Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ KH&CN; – Công báo; – Website Bộ Tài chính; Bộ KH&CN; – Lưu: VT, Vụ HCSN.
|
|
BỘ TÀI CHÍNH – BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ——————–
Số: 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010
|
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án “Xây dựng các Phòng thí nghiệm trọng điểm”;
Liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Điều 1. Quy định chung
1. Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Phòng thí nghiệm trọng điểm) là tổ chức khoa học và công nghệ, được Nhà nước đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để đi đầu trong triển khai các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ, quy tụ và bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao trong môi trường trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ.
2. Cơ quan chủ quản Phòng thí nghiệm trọng điểm trên cơ sở đề xuất của cơ quan chủ trì đã được thống nhất với Phòng thí nghiệm trọng điểm quyết định: Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc với cơ quan chủ trì.
Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán độc lập được áp dụng cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ); Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán phụ thuộc áp dụng theo cơ chế tài chính của cơ quan chủ trì; và các quy định cụ thể tại Thông tư này.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
4. Phòng thí nghiệm trọng điểm được đăng ký thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 2. Quy định cụ thể
1. Nguồn tài chính hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp.
– Kinh phí chi thường xuyên duy trì hoạt động vận hành Phòng thí nghiệm trọng điểm (bao gồm cả kinh phí hoạt động của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm; chi hoạt động hợp tác quốc tế; bổ sung kinh phí sửa chữa thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng tài sản ngoài nguồn thu sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này). Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước được áp dụng theo quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc khoản 3, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP (được bổ sung, sửa chữa tại Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ).
– Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định (nếu có).
Các nội dung chi trên đây không áp dụng đối với các Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế.
– Chi các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, cấp tỉnh, thành phố thông qua hình thức tuyển chọn, đặt hàng, hoặc giao trực tiếp.
– Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nguồn thu sự nghiệp (nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân bên ngoài; thu từ các hợp đồng sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm cho hoạt động nghiên cứu khoa học; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu sự nghiệp khác …).
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Phương thức hạch toán của Phòng thí nghiệm trọng điểm:
a) Trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán độc lập:
– Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán độc lập là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
– Hàng năm, Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước gửi cơ quan chủ trì tổng hợp chung để trình cơ quan quản lý cấp trên.
– Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ và dự toán cho Phòng thí nghiệm trọng điểm theo một trong hai phương thức: giao chung trong kế hoạch và dự toán của cơ quan chủ trì, trên cơ sở đó cơ quan chủ trì giao tiếp cho Phòng thí nghiệm trọng điểm; hoặc giao trực tiếp cho Phòng thí nghiệm trọng điểm.
– Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
– Phòng thí nghiệm trọng điểm có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí, tình hình thực hiện nhiệm vụ, thanh quyết toán kinh phí theo quy định và báo cáo cơ quan chủ trì để tổng hợp vào quyết toán hàng năm của cơ quan chủ trì.
b) Trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán phụ thuộc:
– Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán phụ thuộc là tổ chức phụ thuộc cơ quan chủ trì, các hoạt động tài chính của Phòng thí nghiệm trọng điểm được hạch toán theo hình thức báo sổ với cơ quan chủ trì.
– Hàng năm Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước gửi cơ quan chủ trì tổng hợp chung để trình cơ quan quản lý cấp trên.
– Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ và phân bổ dự toán cho cơ quan chủ trì, trong đó có nhiệm vụ và dự toán cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
– Cơ quan chủ trì ban hành Quy chế phân công nội bộ, trong đó ủy quyền Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm chủ động chi tiêu trong phạm vi dự toán được duyệt cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm; chủ động trong hoạt động sự nghiệp và hạch toán theo hình thức báo sổ với cơ quan chủ trì.
3. Quản lý và sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm
a) Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm được giao cho Phòng thí nghiệm trọng điểm (trong trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán độc lập), hoặc giao cho đơn vị chủ trì (trong trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán phụ thuộc) quản lý.
Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm bao gồm:
– Tài sản được hình thành từ các nguồn đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm;
– Tài sản được mua sắm trong quá trình hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm;
– Tài sản được điều động từ các cơ quan, đơn vị khác cho Phòng thí nghiệm trọng điểm;
– Tài sản có nguồn gốc khác (được mua bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; mua bằng các nguồn kinh phí khác; được cho, biếu, tặng…).
b) Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và công nghệ; được quản lý và sử dụng theo các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
c) Cơ quan được giao quản lý tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm. Cá nhân, tập thể hoặc tổ chức bên ngoài khi sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm phải trả chi phí sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm. Cá nhân, tập thể thuộc quản lý của Phòng thí nghiệm trọng điểm sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện các hợp đồng khoa học và công nghệ không bằng nguồn dự toán ngân sách giao cho Phòng thí nghiệm trọng điểm thì phải trả chi phí sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm.
4. Nguyên tắc xác định chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm.
a) Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng định mức chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm, trình Thủ trưởng cơ quan chủ trì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
b) Nguyên tắc xây dựng chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm:
– Đối với các nội dung đã có định mức do các cơ quan có thẩm quyền xây dựng: mức chi phí tối đa bằng mức quy định hiện hành.
– Đối với các nội dung chưa có định mức do cơ quan có thẩm quyền xây dựng: khoản chi về nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, công lao động của các nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, nhà quản lý … được xây dựng theo nguyên tắc thu đủ bù đắp chi phí.
– Ngoài ra, được tính một phần chi phí hao mòn tài sản, nhằm đảm bảo một phần chi phí duy tu, bảo dưỡng tài sản; đồng thời khuyến khích được các nhà khoa học trong việc sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
5. Định mức, chế độ chi:
Phòng thí nghiệm trọng điểm áp dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ của Phòng thí nghiệm trọng điểm (trong trường hợp hạch toán độc lập) hoặc của cơ quan chủ trì (trong trường hợp hạch toán phụ thuộc).
Riêng định mức chi cho hoạt động của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm (thành lập theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BKHCN ngày 02/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) được áp dụng theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; cụ thể như sau:
a) Mức thù lao cho các thành phần tham dự phiên họp thường kỳ và đột xuất của Hội đồng được áp dụng tương đương mức chi phiên họp của Hội đồng xét chọn, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án khoa học và công nghệ:
– Chủ tịch Hội đồng: tối đa 300.000 đồng/buổi họp;
– Thành viên, thư ký khoa học: tối đa 200.000 đồng/buổi họp;
– Thư ký hành chính: tối đa 150.000 đồng/buổi họp;
– Đại biểu được mời tham dự: tối đa 70.000 đồng/buổi họp.
b) Mức chi cho ý kiến nhận xét bằng văn bản của các thành viên Hội đồng về việc đánh giá, thẩm định, giám sát, xác định tính khả thi của phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm được áp dụng tương đương mức chi cho ủy viên phản biện của 01 hồ sơ đối với nhiệm vụ có tới 03 hồ sơ đăng ký: tối đa 450.000 đồng/ý kiến nhận xét.
c) Mức chi cho nghiên cứu, phân tích, xử lý tài liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phục vụ hoạt động của Hội đồng chuyên ngành gửi Bộ Khoa học và Công nghệ được áp dụng tương đương mức chi cho 01 báo cáo tổng thuật của 01 đề tài hoặc 01 dự án: tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo.
d) Mức chi cho 01 báo cáo chuyên đề khoa học được áp dụng tương đương mức chi cho 01 báo cáo chuyên đề loại 1 thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo.
e) Các định mức chi tiêu khác của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm được thực hiện theo quy định hiện hành.
6. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
Việc lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm theo quy định tại Thông tư này được cân đối từ nguồn ngân sách chi cho lĩnh vực khoa học và công nghệ hàng năm và được giao trong dự toán của cơ quan chủ quản của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
2. Hội đồng các Phòng thí nghiệm trọng điểm thành lập theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BKHCN ngày 02/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ được áp dụng các mức chi quy định đối với Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm quy định tại khoản 5, Điều 2 Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, sửa đổi bổ sung Thông tư.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quân
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
Nơi nhận: – Văn phòng TW Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Website Chính phủ; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng; – Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ KH&CN; – Công báo; – Website Bộ Tài chính; Bộ KH&CN; – Lưu: VT, Vụ HCSN.
|
|
Reviews
There are no reviews yet.