BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – BỘ TÀI CHÍNH ————–
Số: 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2013
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 61/2007/TTLT-BNN-BTC
NGÀY 22/6/2007 CỦA LIÊN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – TÀI CHÍNH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHO
HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN KIỂM LÂM CÁC CẤP; THANH TOÁN CHI PHÍ CHO CÁC TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN ĐƯỢC HUY ĐỘNG ĐỂ NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG CHẶT PHÁ RỪNG TRÁI
PHÁP LUẬT VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
Thực hiện Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC, ngày 22/6/2007 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng (Sau đây viết tắt là Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC) như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC
1. được sửa đổi, bổ sung như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trong trường hợp xảy ra những vụ phá rừng, cháy rừng trên địa bàn liên huyện hoặc phá rừng, cháy rừng vượt quá phạm vi kiểm soát của huyện.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) huy động, chỉ đạo lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trong trường hợp xảy ra những vụ phá rừng, cháy rừng trên địa bàn liên xã hoặc phá rừng, cháy rừng vượt quá phạm vi kiểm soát của xã và các chủ rừng Nhà nước trên địa bàn.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn huy động lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần) trong phạm vi địa bàn xã.
2. được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Chi tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng (bao gồm cả lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm): mức chi tối đa cho một người trong một ngày bằng ngày công lao động nghề rừng cao nhất ở địa phương.
b) Chi tiền ăn thêm cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng: mức chi tối đa là 50.000 đồng/ngày/người.
c) Chi tặng quà thăm hỏi, động viên cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng có thành tích xuất sắc hoặc bị thương trong khi làm nhiệm vụ:
– Trường hợp đoàn thăm hỏi, động viên do lãnh đạo Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 làm trưởng đoàn: mức chi tối đa đối với tập thể là 5.000.000 đồng/đơn vị, đối với cá nhân là 500.000 đồng/người.
– Trường hợp đoàn thăm hỏi, động viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm trưởng đoàn: mức chi tối đa đối với tập thể là 3.000.000 đồng/đơn vị, đối với cá nhân là 300.000 đồng/người.
d) Chi phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng:
– Người tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng nếu bị tai nạn được chăm sóc y tế và được thanh toán tiền khám, chữa bệnh theo chế độ hiện hành. Căn cứ để xác định mức thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ thanh toán tiền khám, chữa bệnh sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có).
– Đối với những người không thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian điều trị tại bệnh viện, ngoài số tiền hỗ trợ khám chữa bệnh, còn được hỗ trợ số tiền tối đa bằng 100.000 đồng/ngày/người.
– Trường hợp người tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng không may bị chết trong quá trình trực tiếp thực hiện nhiệm vụ:
+ Người tham gia thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện: được bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn Luật.
+ Người tham gia không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền mai táng phí mức bằng 10 (mười) tháng lương tối thiểu; bồi thường cho gia đình có người chết mức bằng 36 (ba mươi sáu) tháng lương tối thiểu. Đồng thời được xét, truy tặng các danh hiệu theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.
đ) Chi phí chi trả các khoản chi phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng:
Chi tiền họp ngoài giờ làm việc cho các đại biểu tham dự các cuộc họp bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng do Ban Chỉ đạo nhà nước tổ chức: Mức chi tối đa đối với người chủ trì cuộc họp là 100.000 đồng/người/buổi, các đại biểu khác là 70.000 đồng/người/buổi.
Đối với địa phương, căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này và khả năng nguồn kinh phí Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi các cuộc họp Ban chỉ đạo từng cấp cho phù hợp.
Các cơ quan cử người tham dự các cuộc họp nêu trên không thực hiện thanh toán tiền làm thêm giờ cho cán bộ được cử tham dự các cuộc họp này.
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và khả năng ngân sách quyết định mức chi cụ thể cho từng nội dung chi nhưng không được vượt quá mức chi quy định tại Thông tư này.
3. được sửa đổi, bổ sung như sau:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương (bố trí trong dự toán chi sự nghiệp kinh tế) để chủ động nguồn kinh phí bảo đảm thanh toán chi phí bồi dưỡng và bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân được huy động người, phương tiện theo lệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm. Khi phát sinh nhiệm vụ nêu trên, căn cứ phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về chi bồi dưỡng và bồi thiệt thiệt hại, Sở Tài chính cấp phát kinh phí cho Chi cục Kiểm lâm để thanh toán chi phí bồi dưỡng và bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng.
4. Bổ sung tiết c, như sau:
Kinh phí thanh toán chi phí bồi dưỡng cho những người tham gia chữa cháy rừng; chi hỗ trợ cho người tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng bị tai nạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã huy động thực hiện theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Bãi bỏ quy định tại tiết b, Khoản 1; Khoản 3 và tiết b, Khoản 7 Mục II Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính để hướng dẫn./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|
Nơi nhận: – Ban Bí thư TW Đảng; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Thủ tướng và các Phó TTg Chính phủ; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN và PTNT; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Sở Tài chính, KBNN, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Chi cục: Kiểm lâm, Lâm nghiệp các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Công báo, Website Chính phủ; – Website Bộ NN và PTNT, Website Bộ Tài chính; – Lưu: VT Bộ NN và PTNT, VT Bộ Tài chính.
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – BỘ TÀI CHÍNH ————–
Số: 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2013
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 61/2007/TTLT-BNN-BTC
NGÀY 22/6/2007 CỦA LIÊN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – TÀI CHÍNH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHO
HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN KIỂM LÂM CÁC CẤP; THANH TOÁN CHI PHÍ CHO CÁC TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN ĐƯỢC HUY ĐỘNG ĐỂ NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG CHẶT PHÁ RỪNG TRÁI
PHÁP LUẬT VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
Thực hiện Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC, ngày 22/6/2007 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng (Sau đây viết tắt là Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC) như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC
1. được sửa đổi, bổ sung như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trong trường hợp xảy ra những vụ phá rừng, cháy rừng trên địa bàn liên huyện hoặc phá rừng, cháy rừng vượt quá phạm vi kiểm soát của huyện.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) huy động, chỉ đạo lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trong trường hợp xảy ra những vụ phá rừng, cháy rừng trên địa bàn liên xã hoặc phá rừng, cháy rừng vượt quá phạm vi kiểm soát của xã và các chủ rừng Nhà nước trên địa bàn.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn huy động lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần) trong phạm vi địa bàn xã.
2. được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Chi tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng (bao gồm cả lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm): mức chi tối đa cho một người trong một ngày bằng ngày công lao động nghề rừng cao nhất ở địa phương.
b) Chi tiền ăn thêm cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng: mức chi tối đa là 50.000 đồng/ngày/người.
c) Chi tặng quà thăm hỏi, động viên cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng có thành tích xuất sắc hoặc bị thương trong khi làm nhiệm vụ:
– Trường hợp đoàn thăm hỏi, động viên do lãnh đạo Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 làm trưởng đoàn: mức chi tối đa đối với tập thể là 5.000.000 đồng/đơn vị, đối với cá nhân là 500.000 đồng/người.
– Trường hợp đoàn thăm hỏi, động viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm trưởng đoàn: mức chi tối đa đối với tập thể là 3.000.000 đồng/đơn vị, đối với cá nhân là 300.000 đồng/người.
d) Chi phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng:
– Người tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng nếu bị tai nạn được chăm sóc y tế và được thanh toán tiền khám, chữa bệnh theo chế độ hiện hành. Căn cứ để xác định mức thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ thanh toán tiền khám, chữa bệnh sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có).
– Đối với những người không thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian điều trị tại bệnh viện, ngoài số tiền hỗ trợ khám chữa bệnh, còn được hỗ trợ số tiền tối đa bằng 100.000 đồng/ngày/người.
– Trường hợp người tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng không may bị chết trong quá trình trực tiếp thực hiện nhiệm vụ:
+ Người tham gia thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện: được bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn Luật.
+ Người tham gia không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền mai táng phí mức bằng 10 (mười) tháng lương tối thiểu; bồi thường cho gia đình có người chết mức bằng 36 (ba mươi sáu) tháng lương tối thiểu. Đồng thời được xét, truy tặng các danh hiệu theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.
đ) Chi phí chi trả các khoản chi phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng:
Chi tiền họp ngoài giờ làm việc cho các đại biểu tham dự các cuộc họp bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng do Ban Chỉ đạo nhà nước tổ chức: Mức chi tối đa đối với người chủ trì cuộc họp là 100.000 đồng/người/buổi, các đại biểu khác là 70.000 đồng/người/buổi.
Đối với địa phương, căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này và khả năng nguồn kinh phí Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi các cuộc họp Ban chỉ đạo từng cấp cho phù hợp.
Các cơ quan cử người tham dự các cuộc họp nêu trên không thực hiện thanh toán tiền làm thêm giờ cho cán bộ được cử tham dự các cuộc họp này.
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và khả năng ngân sách quyết định mức chi cụ thể cho từng nội dung chi nhưng không được vượt quá mức chi quy định tại Thông tư này.
3. được sửa đổi, bổ sung như sau:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương (bố trí trong dự toán chi sự nghiệp kinh tế) để chủ động nguồn kinh phí bảo đảm thanh toán chi phí bồi dưỡng và bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân được huy động người, phương tiện theo lệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm. Khi phát sinh nhiệm vụ nêu trên, căn cứ phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về chi bồi dưỡng và bồi thiệt thiệt hại, Sở Tài chính cấp phát kinh phí cho Chi cục Kiểm lâm để thanh toán chi phí bồi dưỡng và bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng.
4. Bổ sung tiết c, như sau:
Kinh phí thanh toán chi phí bồi dưỡng cho những người tham gia chữa cháy rừng; chi hỗ trợ cho người tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng bị tai nạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã huy động thực hiện theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Bãi bỏ quy định tại tiết b, Khoản 1; Khoản 3 và tiết b, Khoản 7 Mục II Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính để hướng dẫn./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|
Nơi nhận: – Ban Bí thư TW Đảng; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Thủ tướng và các Phó TTg Chính phủ; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN và PTNT; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Sở Tài chính, KBNN, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Chi cục: Kiểm lâm, Lâm nghiệp các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Công báo, Website Chính phủ; – Website Bộ NN và PTNT, Website Bộ Tài chính; – Lưu: VT Bộ NN và PTNT, VT Bộ Tài chính.
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.