ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
———–
Số: 2398/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
——————-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1029/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ thực hiện Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 7236/SGTVT-VTĐB ngày 15 tháng 4 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở – ban – ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả ở địa bàn, phạm vi mình phụ trách.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở – ban – ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
—————
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
|
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Quyết định 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2398/QĐ-UBND
ngày 11 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, tiện nghi và an toàn, phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người dân để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tạo tiền đề cho việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần kéo giảm ùn tắc, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố.
2.1. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, VTHKCC bằng xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.2. Phát triển VTHKCC bằng xe buýt phải dựa trên quy hoạch và điều kiện thực tế của mạng lưới giao thông vận tải, phù hợp với quy hoạch dân cư, khu công nghiệp của thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời tạo thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
2.3. Phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt hợp lý và kết nối tốt với các loại hình vận tải khác trong đô thị (đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, đường thủy…), đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố và các tỉnh lân cận.
2.4. Cải thiện và từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho VTHKCC bằng xe buýt, đặc biệt là các điểm trung chuyển giữa các tuyến. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe phục vụ hoạt động xe buýt.
2.5. Tập trung đầu tư phát triển phương tiện xe buýt đảm bảo số lượng và chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp vận tải đầu tư phương tiện xe buýt có thiết bị hỗ trợ sử dụng cho người khuyết tật, xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường…
2.6. Xây dựng hệ thống thông tin VTHKCC bằng xe buýt hiện đại, hiệu quả; Áp dụng công nghệ mới trong việc quản lý và điều hành hoạt động xe buýt, đảm bảo điều chỉnh hợp lý và giám sát dịch vụ xe buýt.
2.7. Cải thiện hệ thống vé trên cơ sở áp dụng hệ thống thanh toán thông minh đảm bảo khả năng thanh toán liên thông giữa các tuyến xe buýt và với các loại hình vận tải khác trong đô thị.
3. Các chỉ tiêu cơ bản:
3.1. Đến năm 2020, VTHKCC bằng xe buýt đáp ứng được khoảng 16% nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, đến năm 2020 mức độ hài lòng đạt tối thiểu là 90%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Giai đoạn 2012 – 2015:
1.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt:
a) Hoàn thành quy hoạch phát triển hệ thống VTHKCC Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 trong quý II năm 2013 và triển khai thực hiện việc điều chỉnh luồng tuyến xe buýt theo quy hoạch.
b) Lập thủ tục đầu tư tuyến xe buýt BRT trên đại lộ Mai Chí Thọ – Võ Văn Kiệt thuộc Dự án “Phát triển giao thông xanh Thành phố Hồ Chí Minh”.
c) Triển khai nghiên cứu đề án phát triển mạng lưới xe buýt thu gom đi qua nhà ga các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án phát triển bền vững cho các tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2 thành phố.
1.2. Đầu tư phương tiện tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:
a) Triển khai thực hiện đề án “Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2012 – 2015” nhằm đổi mới phương tiện vận tải phù hợp với đặc tính đô thị, điều kiện mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố (theo quy hoạch, số lượng xe buýt cần có đến năm 2015 là 3.100 xe).
b) Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH Một thành viên (SAMCO) đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án sản xuất 300 xe buýt theo tiêu chuẩn quy định, sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG), thuộc Đề án đầu tư xe buýt thành phố giai đoạn 2012 – 2015.
c) Ban hành quy định tỷ lệ phương tiện tham gia VTHKCC bằng xe buýt có trang thiết bị đảm bảo thuận lợi cho người khuyết tật khi đi lại.
1.3. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
a) Đối với hạ tầng hiện có, xem xét bố trí làn đường ưu tiên cho xe buýt.
b) Đối với hạ tầng đầu tư mới, cần thiết kế và xây dựng làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt. Khai thác có hiệu quả hệ thống bến bãi xe buýt và cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị.
c) Triển khai đầu tư xây dựng bến bãi cho hoạt động xe buýt theo quy hoạch (Danh mục cụ thể nêu trong phụ lục 3 đính kèm); bãi giữ xe 02 bánh miễn phí cho hành khách đi xe buýt.
d) Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng bến xe Miền Đông mới và di dời hoạt động bến xe theo quy hoạch (Bến xe Suối Tiên).
đ) Xây dựng đề án “Tổ chức khai thác các dịch vụ tại các đầu mối trung chuyển xe buýt” nhằm tạo nguồn thu, bù đắp kinh phí trợ giá cho xe buýt.
1.4. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và quản lý chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:
a) Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng:
– Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt, đến năm 2015 giảm còn 7 đến 10 đơn vị.
– Nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng – PTA (Public Transport Authority) để quản lý tất cả các loại hình vận tải hành khách công cộng đô thị (metro, tramway, monorail, BRT, xe buýt, taxi,…).
– Thực hiện các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vận tải và chất lượng phục vụ của đơn vị cung ứng dịch vụ xe buýt công cộng:
+ Thực hiện việc đặt hàng, đấu thầu khai thác tuyến xe buýt theo quy định.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm các nội qui, qui định của ngành. Bổ sung, điều chỉnh nội dung hợp đồng đặt hàng khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho phù hợp với tình hình thực tế.
b) Ứng dụng công nghệ mới để quản lý, điều hành:
– Ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong quản lý, điều hành xe buýt vào năm 2013;
– Lập dự án đầu tư hệ thống giám sát hoạt động xe buýt (BMS) và hệ thống thông tin xe buýt (BIS).
– Lập dự án đầu tư thẻ thông minh (smart card) thay thế vé giấy trên các tuyến xe buýt.
1.5. Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt:
a) Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các chính sách đối với người đi xe buýt như: miễn vé, giá vé ưu đãi cho hành khách thường xuyên, hành khách là học sinh, sinh viên
b) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động cán bộ công chức, viên chức, công nhân, học sinh, sinh viên và nhân dân thành phố hạn chế sử dụng xe gắn máy cá nhân, chuyển sang đi lại bằng xe buýt.
c) Tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách.
d) Tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe để tăng cường trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc.
1.6. Cơ chế, chính sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt từ năm 2012 đến năm 2020:
a) Tiếp tục trợ giá cho các tuyến xe buýt thiết yếu đáp ứng nhu cầu giảm ùn tắc giao thông nhưng có doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí, đảm bảo tính ổn định của mạng lưới tuyến xe buýt.
b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính cân đối ngân sách thành phố bảo đảm trợ giá cho hoạt động xe buýt, nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại trên địa bàn.
c) Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng theo hướng Nhà nước tập trung vốn đầu tư cho giải phóng mặt bằng, kết hợp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện và các hệ thống thiết bị, trong đó nhà nước chỉ đầu tư khởi động để tạo thị trường hoặc nhà nước tham gia đầu tư thông qua cơ chế cho vay vốn ưu đãi (bao gồm cả các nguồn vốn ODA) hoặc miễn giảm thuế, bảo lãnh tín dụng, còn doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện đầu tư phát triển cung ứng dịch vụ.
d) Nghiên cứu thực hiện đề án quảng cáo thương mại bên ngoài thân xe buýt và các nguồn thu khác từ hoạt động VTHKCC nhằm giảm trợ giá từ ngân sách.
đ) Tiếp tục, triển khai thực hiện cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng tại văn bản truyền đạt số 2366/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ về miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng, linh kiện để sản xuất lắp ráp xe buýt của Dự án đầu tư phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
e) Thực hiện miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe buýt của doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC theo Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Giai đoạn 2016 – 2020:
2.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt:
a) Tiếp tục triển khai việc điều chỉnh, phát triển luồng tuyến xe buýt theo quy hoạch, nhằm hình thành mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt liên thông, cơ bản phủ kín trên địa bàn; kết nối thuận tiện với đường bộ liên tỉnh, đường hàng không, đường sắt và hệ thống mạng lưới đường sắt, đường thủy đô thị trong tương lai.
b) Tiếp tục thực hiện hoàn thành đưa vào khai thác dự án đầu tư xây dựng tuyến xe buýt BRT trên đại lộ Mai Chí Thọ – Võ Văn Kiệt thuộc Dự án “Phát triển giao thông xanh Thành phố Hồ Chí Minh”. Lập thủ tục đầu tư dự án BRT trên đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi (chiều dài 13,6 km) và các tuyến BRT khác theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013.
c) Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án giao thông đô thị bền vững cho các tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2.
2.2. Đầu tư phương tiện tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:
Triển khai thực hiện đề án “Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2016 – 2020” nhằm đảm bảo đủ số lượng phương tiện xe buýt theo quy hoạch nhằm đáp ứng 16% nhu cầu đi lại của nhân dân vào năm 2020, cụ thể:
STT
|
Nội dung
|
Số lượng xe (chiếc)
|
1
|
Phương tiện hiện có
|
2.869
|
2
|
Đầu tư thay thế giai đoạn 2013 – 2015
|
1.680
|
3
|
Đầu tư thay thế giai đoạn 2016 – 2020
|
1.420
|
4
|
Đầu tư mới giai đoạn
|
2.161
|
5
|
Tổng số xe đầu tư giai đoạn 2016 – 2020
|
3.581
|
2.3. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
a) Tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng bến bãi cho hoạt động xe buýt theo quy hoạch (Danh mục cụ thể nêu trong phụ lục 4 đính kèm); bãi giữ xe 02 bánh miễn phí cho hành khách đi xe buýt.
b) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án xây dựng Bến xe Miền Tây mới và di dời hoạt động bến xe theo quy hoạch.
2.4. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước và quản lý chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:
a) Hoàn thiện ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong quản lý, điều hành xe buýt.
b) Hoàn thiện hệ thống giám sát hoạt động xe buýt (BMS) và hệ thống thông tin xe buýt (BIS).
c) Tích hợp với hệ thống vé giữa xe buýt và các phương thức vận tải hành khách công cộng khác.
2.5. Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt:
a) Tiếp tục công tác tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các chính sách đối với người đi xe buýt như: miễn vé, giá vé ưu đãi cho hành khách thường xuyên, hành khách là học sinh, sinh viên
b) Tiếp tục tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách.
c) Tiếp tục tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe để tăng cường trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc.
2.6. Cơ chế, chính sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt từ năm 2012 đến năm 2020:
a) Tiếp tục trợ giá cho các tuyến xe buýt thiết yếu đáp ứng nhu cầu giảm ùn tắc giao thông nhưng có doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí, đảm bảo tính ổn định của mạng lưới tuyến xe buýt.
b) Tiếp tục triển khai cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng tại văn bản số 2366/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2012 về miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng, linh kiện để sản xuất lắp ráp xe buýt của Dự án đầu tư phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Tiếp tục thực hiện miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe buýt của doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC theo Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
1.Thủ trưởng các sở – ban – ngành, đơn vị, đoàn thể đóng trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấptổ chức quán triệt Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị (theo bảng phân công tại Phụ lục 1) để triển khai thực hiện có hiệu quảĐề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn thành phố. Định kỳ vào ngày 25 của tháng cuối mỗi quý, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện trong quý cho Sở Giao thông vận tải để theo dõi, tổng hợp.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch này. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao.
3. Giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch, kịp thời tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo, kịp thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích và phê bình nhắc nhở đơn vị chưa hoàn thành nhiệm vụ.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc điều chỉnh, bổ sung cần thiết, Thủ trưởng các sở – ban – ngành và địa phương chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải để xem xét, thống nhất đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
Phụ lục 1
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 280/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2398 /QĐ-UBND ngày 11 tháng5 năm 2013
của Ủy ban nhân dân thành phố)
Số TT
|
Nội dung công việc
|
Đơn vị chủ trì thực hiện
|
Đơn vị phối hợp
|
Sản phẩm
|
Thời gian hoàn thành
|
Ghi chú
|
||||
1.
|
Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt
|
|
||||||||
1.1.
|
Hoàn thành quy hoạch phát triển hệ thống VTHKCC thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
|
–Sở GTVT
|
–Sở QHKT
|
Quy hoạch được duyệt
|
Quý II năm 2013
|
|||||
1.2.
|
Đầu tư các tuyến xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn (BRT):
– Dự án giao thông xanh TpHCM (Vốn vay của WB)
– Dự án Nghiên cứu tính khả thi của dự án BRT tại TpHCM của KOICA.
|
–BQLĐTXDCTGTĐT
–Sở GTVT
|
– Sở QHKT;
– Sở KH&ĐT;
– Sở Tài chính;
–
|
Đưa vào khai thác
các tuyến BRT
|
2017 – 2025
|
|||||
1.3.
|
Triển khai nghiên cứu đề án phát triển mạng lưới xe buýt thu gom đi qua nhà ga các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch
|
–Sở GTVT
|
-Ban quản lý đường sắt đô thị
-UBND các quận huyện
|
Đề án cụ thể
|
2013 – 2025
|
|||||
1.4.
|
Nâng cao năng lực vận tải và hiệu quả hoạt động của xe buýt; hình thành mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt liên thông.
|
–Sở GTVT
|
–Sở QHKT
|
Sắp xếp lại các tuyến xe buýt, mở mới các tuyến xe buýt kết nối
|
Thường xuyên
|
|||||
2.
|
Đầu tư phương tiện tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt
|
|
||||||||
2.1.
|
Triển khai thực hiện đề án “Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2012 – 2015”
|
–Sở GTVT
|
–Sở Tài chính
–Sở KH&ĐT
|
1.680 xe buýt mới
|
2012 – 2015
|
|||||
2.2.
|
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án sản xuất 300 xe buýt theo tiêu chuẩn quy định, sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG)
|
–Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn TNHH một thành viên
|
–Sở GTVT
–Sở Tài chính
–Sở KH&ĐT
|
300 xe buýt CNG trong số 1680 xe buýt mới
|
2013 – 2015
|
|||||
2.3.
|
Đề xuất tỷ lệ phương tiện tham gia VTHKCC bằng xe buýt có thiết bị đảm bảo thuận lợi cho ngưởi khuyết tật khi đi xe buýt
|
–Sở GTVT
|
–Sở LĐTBXH
|
Văn bản quy định cụ thể
|
Quý II năm 2013
|
|||||
3.
|
Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
|
|
||||||||
3.1.
|
Đối với hạ tầng hiện có, xem xét bố trí làn đường ưu tiên cho xe buýt
|
–Sở GTVT.
–UBND các quận-huyện.
|
– Sở QHKT;
– Sở XD
|
Trình UBNDTP kế hoạch bố trí làn đường ưu tiên cho xe buýt
|
Quý II năm 2013
|
|||||
3.2.
|
Đối với hạ tầng đầu tư mới cần thiết kế và xây dựng làn đường dành riêng cho xe buýt, bảo đảm kết hợp hài hòa để khai thác có hiệu quả hệ thống bến xe buýt và cầu vượt dành cho người đi bộ.
|
–Sở GTVT
|
– Sở QHKT;
– Sở XD
|
Cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động xe buýt
|
Thường xuyên
|
|||||
3.3.
|
Đầu tư xây dựng bến bãi cho hoạt động xe buýt và các bãi giữ xe 02 bánh miễn phí cho hành khách đi xe buýt ở khu vực ngoại thành
|
–Sở GTVT
|
Sở TNMT và UBND các quận huyện
|
Phấn đấu đạt được tổng diện tích theo quy hoạch
|
2013 – 2025
|
|||||
3.4.
|
Đầu tư xây dựng và di dời hoạt động các bến xe khách liên tỉnh hiện hữu ra các bến xe mới theo quy hoạch
|
–Samco
|
Các sở ngành và UBND các quận huyện
|
Di dời các bến xe
|
Hoàn thành trước năm 2020
|
|||||
3.5.
|
Triển khai đầu tư xây dựng hoàn tất các đầu mối trung chuyển xe buýt theo quy hoạch
|
–Sở GTVT
|
Các sở ngành và UBND các quận huyện
|
Xây dựng xong các đầu mối trung chuyển
|
2012 – 2020
|
Danh mục bến bãi đầu tư theo phụ lục 4
|
||||
3.6.
|
Xây dựng đề án “Tổ chức khai thác các dịch vụ tại các đầu mối trung chuyển xe buýt” nhằm tạo nguồn thu để bù đắp một phần kinh phí trợ giá cho xe buýt
|
–Sở GTVT
|
Các sở ngành và UBND các quận huyện
|
Đề án cụ thể
|
Quý II năm 2013
|
4.
|
Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và quản lý chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:
|
|||||
4.1.
|
Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt
|
–Sở GTVT
|
Các sở ngành và UBND các quận huyện
|
Giảm còn 7 đến 10 đơn vị
|
2013-2015
|
|
4.2.
|
Nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng để quản lý tất cả các loại hình VTHKCC đô thị (PTA).
|
–Viện NCPT
|
–Sở Nội vụ;
–Sở GTVT;
–Ban quản lý đường sắt đô thị.
|
Các đề xuất cụ thể
|
Quý II năm 2013
|
|
4.3.
|
Tiếp tục thực hiện đấu thầu khai thác các tuyến xe buýt theo quy định hiện hành của thành phố
|
–Sở GTVT
|
–Sở KH&ĐT;
–Sở Tài chính.
|
Các tuyến xe buýt đấu thầu
|
Thường xuyên
|
|
4.4.
|
Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm các nội quy, quy định của ngành. Bổ sung, điều chỉnh nội dung hợp đồng đặt hàng khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho phù hợp với tình hình thực tế.
|
–Sở GTVT
|
Nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt
|
Thường xuyên
|
||
4.5.
|
Đẩy nhanh thực hiện ứng dụng công nghệ mới để quản lý, điều hành (sử dụng thẻ thông minh để thay thế vé giấy trên các tuyến xe buýt, đầu tư hệ thống giám sát hoạt động xe buýt (BMS) và hệ thống thông tin xe buýt (BIS)
|
–Sở GTVT
|
–Sở KH-CN;
–Sở KH&ĐT;
–Sở Tài chính;
–Các đơn vị liên quan.
|
Đưa vào sử dụng thẻ thông minh, BMS, BIS trong hoạt động xe buýt
|
2013-2015
|
|
4.6.
|
Căn cứ định mức khung kinh tế-kỹ thuật do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, xây dựng và ban hành định mức chi tiết đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
|
–Sở GTVT
|
–Sở Tài chính
|
Trình UBNDTP ban hành định mức chi tiết
|
Ngay sau khi Bộ GTVT ban hành định mức khung
|
5.
|
Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt:
|
|
||||
5.1.
|
Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các chính sách đối với người đi xe buýt
|
–Sở GTVT
|
–MTTQ Việt Nam TP;
–Các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội.
|
Kế hoạch tuyên truyền cụ thể.
|
Thường xuyên
|
|
5.2.
|
Tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức, công nhân, học sinh, sinh viên hạn chế sử dụng xe gắn máy cá nhân, chuyển sang đi lại bằng xe buýt
|
–Sở GD-ĐT;
–Ban QL các KCX&CN
–Các Sở-ngành
|
–Ban ATGT TP;
–Sở GTVT;
–Công an TP
|
Kế hoạch tuyên truyền cụ thể.
|
Thường xuyên
|
|
5.3.
|
Tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ VTHKCC bằng xe buýt, đặc biệt là đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách tốt nhất
|
–Sở GTVT
|
–Ban ATGT TP
|
Có kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện.
|
Thường xuyên, bắt đầu từ tháng 5/2012
|
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị vận tải
|
5.4.
|
Tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe để tăng cường trách nhiệm ý thức chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc
|
–Sở GTVT
|
–Ban ATGT TP
–Công an TP
|
Có kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện.
|
Công việc thường xuyên
|
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị vận tải
|
6.
|
Cơ chế, chính sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt từ năm 2012 đến 2020:
|
|
||||
6.1.
|
Cân đối bổ sung ngân sách của địa phương để trợ giá cho hoạt động xe buýt
|
–Sở Tài chính
|
–Sở KH&ĐT;
–Sở GTVT.
|
Đảm bảo nguồn kinh phí trợ giá cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân TP
|
Thường xuyên
|
|
6.2.
|
Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển VTHKCC theo hướng Nhà nước tập trung vốn đầu tư cho giải phóng mặt bằng, kết hợp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện và các hệ thống thiết bị…
|
–Sở GTVT
|
–Sở KH&ĐT;
–Sở Tài chính.
|
Cơ chế, chính sách cụ thể
|
Quý II năm 2013
|
|
6.3.
|
Nghiên cứu đề xuất xây dựng Quỹ phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm giảm trợ giá từ ngân sách
|
–Sở GTVT
|
–Sở KH&ĐT;
–Sở Tài chính.
|
Đề án cụ thể
|
Quý III năm 2013
|
|
6.4.
|
Đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể để đầu tư phát triển xe buýt phục vụ người khuyết tật, xe buýt thân thiện với môi trường sử dụng điện, khí gas và các dạng năng lượng khác thay thế xăng dầu
|
–Sở GTVT
|
–Sở Tài chính.
–Các Sở/Ngành có liên quan.
|
Cơ chế, chính sách cụ thể
|
Quý II năm 2013
|
|
6.5.
|
Miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe buýt của doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC theo Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg ngày 19/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
|
–Sở Tài chính
|
–Sở GTVT
|
Trình UBNDTP giải quyết từng dự án cụ thể
|
Thường xuyên
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Phụ lục 2
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2398 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Số TT
|
Nội dung công việc
|
Đơn vị chủ trì thực hiện
|
Quy mô
|
Thời gian hoàn thành
|
Nguồn vốn
|
1
|
Lập quy hoạch phát triển hệ thống VTHKCC thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
|
–Sở GTVT
|
Lập Quy hoạch VTHKCC
|
Quý II năm 2013
|
Ngân sách thành phố (đã có)
|
2
|
Lập quy hoạch phát triển VTHKCC bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
|
–Sở GTVT
|
Lập Quy hoạch taxi
|
Quý II/2014
|
Ngân sách thành phố (đã giao KH vốn 2012)
|
3
|
Đầu tư phát triển các tuyến xe buýt nhanh BRT theo quy hoạch
|
–Sở GTVT
|
Một số tuyến BRT theo quy hoạch
|
2012-2025
|
Ngân sách thành phố + ODA
|
4
|
Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2012-2015
|
–Sở GTVT
|
1.680 xe buýt
|
2012-2015
|
Xã hội hóa
|
5
|
Đầu tư mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2016-2020
|
–Sở GTVT
|
3.581 xe buýt
|
2016-2020
|
Xã hội hóa
|
6
|
Đầu tư xây dựng một số đầu mối trung chuyển, bến hậu cần xe buýt theo quy hoạch (danh sách cụ thể theo phụ lục 3 và 4)
|
–Sở GTVT
|
81,17 ha
|
2012-2020
|
Ngân sách thành phố
|
7
|
Đầu tư hệ thống vé thông minh (Smart card) thay thế vé xe buýt giấy
|
–Sở GTVT
|
Thay thế vé giấy trên tất cả các tuyến xe buýt TP
|
2013-2015
|
Ngân sách thành phố + Xã hội hóa
|
8
|
Thiết lập hệ thống giám sát (BMS) và thông tin xe buýt (BIS)
|
–Sở GTVT
|
Đầu tư, thiết lập hệ thống giám sát và thông tin xe buýt
|
2013-2015
|
Ngân sách thành phố + Xã hội hóa
|
9
|
Dự án phát triển bền vững cho tuyến đường sắt đô thị số 1
|
Sở GTVT
|
2014-2017
|
Ngân sách thành phố + ODA
|
|
10
|
Dự án phát triển bền vững cho tuyến đường sắt đô thị số 2
|
–Sở GTVT
|
–
|
2014-2017
|
Ngân sách thành phố + ODA
|
TỔNG CỘNG
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Phụ lục 3
DANH MỤC BẾN BÃI XE BUÝT THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2398 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2013
của Ủy ban nhân dân thành phố)
Số TT
|
Danh mục địa điểm xác định
|
Quận – Huyện
|
Quy mô diện tích (ha)
|
Đạt tỉ
lệ (%) |
Vị trí/đơn vị quản lý
|
|||
Chỉ tiêu
|
Hiện có
|
Xác định
|
Thiếu
|
|||||
Tổng chỉ tiêu:
|
|
10.55
|
6.86
|
10.96
|
-7.27
|
|
|
|
I
|
Bến kỹ thuật chuyên dụng xe buýt
|
3.00
|
0.00
|
3.00
|
0.00
|
100.00
|
|
|
1
|
Nam Đồng Nai
|
Quận 9
|
3.00
|
3.00
|
0.00
|
Lồng ghép trong Bến xe Suối Tiên
|
||
II
|
Đầu mối trung chuyển hành khách
|
7.55
|
6.86
|
7.96
|
-7.27
|
196.29
|
|
|
1
|
Công viên 23/9 (khu B)
|
Quận 1
|
1.00
|
1.00
|
0.80
|
-0.80
|
Tr/tâm QLVT HKCC sử dụng
|
|
2
|
Ga hành khách xe buýt Chợ Lớn
|
Quận 6
|
1.00
|
1.00
|
0.00
|
0.00
|
Tr/tâm QLVT HKCC sử dụng
|
|
3
|
Bến xe Quận 8
|
Quận 8
|
1.00
|
0.76
|
0.86
|
-0.62
|
Tr/tâm QLVT HKCC sử dụng
|
|
4
|
Bến xe Văn Thánh
|
Bình Thạnh
|
0.40
|
1.80
|
-1.40
|
Trung tâm xe buýt sử dụng
|
||
5
|
Chuyển đổi tại khu vực P.Tây Thạnh
|
Tân Phú
|
0.55
|
0.50
|
0.05
|
Thay thế Bến xe Tân Bình (Tây Ninh cũ)
|
||
6
|
Bến xe An Sương hiện hữu mở rộng
|
Hóc Môn
|
1.60
|
1.60
|
3.20
|
-3.20
|
Cty Bến bãi VT SG sử dụng
|
|
7
|
Ấp Bàu tre 2, xã Tân An Hội (hoán đổi vị trí bến xe Củ Chi hiện hữu)
|
Củ Chi
|
1.00
|
0.70
|
1.00
|
-0.70
|
thuộc khu đất 12ha, quy hoạch làm Bến xe Củ Chi mới.
|
|
8
|
Bến xe Nhà Bè→đường Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Xuân
|
Nhà Bè
|
1.00
|
1.60
|
-0.60
|
Khu nghĩa trang hiện hữu
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Phụ lục 4
DANH MỤC BẾN BÃI XE BUÝT THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2013
của Ủy ban nhân dân thành phố)
của Ủy ban nhân dân thành phố)
Số TT
|
Danh mục địa điểm xác định
|
Quận – Huyện
|
Quy mô diện tích (ha)
|
Đạt tỉ
lệ (%) |
Vị trí/đơn vị quản lý
|
|||
Chỉ tiêu
|
Hiện có
|
Xác định
|
Thiếu
|
|||||
Tổng chỉ tiêu:
|
|
41.23
|
0.35
|
39.55
|
1.33
|
96.77
|
|
|
I
|
Bến kỹ thuật chuyên dụng xe buýt
|
33.20
|
0.00
|
31.00
|
2.20
|
93.37
|
|
|
1
|
Trường Thạnh
|
Quận 9
|
3.00
|
3.00
|
0.00
|
Lổng ghép trong Bến xe Sông Tắc
|
||
2
|
P.Thạnh Xuân
|
Quận 12
|
7.20
|
7.20
|
0.00
|
Tiếp giáp khu đất xây dựng ga depot – Thạnh Xuân.
|
||
3
|
Rạch Vĩnh Bình.
|
Thủ Đức
|
2.00
|
2.00
|
0.00
|
P.Tam Bình-Hiệp Bình Phước
|
||
4
|
Khu vực lân cận 03 xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và Phạm Văn Hai.
|
Bình Chánh
|
4.00
|
4.00
|
0.00
|
|||
5
|
Gần TL.10, trong KDC Bình Lợi
|
Bình Chánh
|
4.00
|
4.00
|
0.00
|
|||
6
|
Gần Bến xe Đa Phước (QL.50)
|
Bình Chánh
|
3.00
|
3.00
|
0.00
|
góc đường vào nghĩa trang Đa Phước và QL50
|
||
7
|
Giao lộ VĐ3 và QL.1A, xã Bình Chánh
|
Bình Chánh
|
3.00
|
3.00
|
0.00
|
KDC phía Nam xã Bình Chánh
|
||
8
|
Ấp Bàu tre 2, xã Tân An Hội.
|
Củ Chi
|
3.00
|
3.00
|
0.00
|
thuộc khu đất 12ha, quy hoạch làm Bến xe Củ Chi mới.
|
||
9
|
Bình Khánh→đường Hùynh Tấn Phát, xã Phú Xuân
|
Nhà Bè
|
4.00
|
|
0.50
|
3.50
|
nghĩa địa hiện hữu
|
|
10
|
Giao lộ Nguyễn Văn Tạo và đường dự phóng
|
Nhà Bè
|
1.30
|
-1.30
|
Thuộcđồ án QH sử dụng đất cụm sản xuất Long Thới
|
|||
II
|
Đầu mối trung chuyển hành khách
|
8.03
|
0.35
|
8.55
|
-0.87
|
110.83
|
|
|
1
|
Ga Thủ Thiêm (Đ/sắt cao tốc Bắc-Nam)
|
Quận 2
|
1.50
|
1.50
|
0.00
|
Quảng trường nhà ga
|
||
2
|
Ga Hòa Hưng (Quảng trường ga SG)
|
Quận 3
|
0.50
|
|
0.50
|
Đường sắt hiện hữu
|
||
3
|
Khu vực cảng Sài Gòn
|
Quận 4
|
0.70
|
0.70
|
0.00
|
|||
4
|
Khu đô thị Nam Sài Gòn
|
Quận 7
|
1.00
|
|
1.00
|
0.00
|
Sử dụng khoảng trống Đ.Nguyễn Văn Linh
|
|
5
|
Hành lang XLHN (khu vực trước Suối Tiên)
|
Thủ Đức
|
1.84
|
1.70
|
0.14
|
|||
6
|
Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân
|
Bình Chánh
|
1.00
|
1.00
|
0.00
|
xã Lê Minh Xuân
|
||
7
|
Bến xe buýt Hóc Môn→KĐT mới An Phú Hưng, xã Tân Hiệp
|
Hóc Môn
|
0.69
|
1.80
|
-1.11
|
|||
8
|
Bến xe Cần Giờ hiện hữu (DK mở rộng)
|
Cần Giờ
|
0.80
|
0.35
|
0.85
|
-0.40
|
|
Bãi đậu xe buýt
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Reviews
There are no reviews yet.