Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/3/2007 của Chính phủ về việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ

121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT NGÀY 07 THÁNG 08 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 38/2007/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ

VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ THỜI BÌNH ĐỐI VỚI CÔNG DÂN NAM

TRONG ĐỘ TUỔI GỌI NHẬP NGŨ

Thi hành Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2007/NĐ-CP); Bộ Quốc nhòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất hướng dẫn thực hiện việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình như sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TUỢNG ÁP DỤNG

Thông tư này hướng dẫn việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và công dân nam là học sinh, sinh viên; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.

Công dân nam được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.

II. ĐỐI TUỢNG TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ

1. Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành hoặc đang học tập tại các trường quân đội và các trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc nhòng.

b) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục năm 2005 theo hình thức giáo dục chính quy, bao gồm:

– Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

– Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung học nghề;

– Trường cao đẳng, đại học.

c) Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.

d) Học sinh, sinh viên nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 mục II Thông tư này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung đần tiên, nếu tiếp tục học tập ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

đ) Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

2. Những học sinh, sinh viên sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại điểm b khoản 1 mục II Thông tư này;

b) Đang học nhưng do vi phạm kỷ luật đã bị đuổi học, buộc thôi học;

c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên;

đ) Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học;

đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.

III. ĐỐI TUỢNG MIỄN GỌI NHẬP NGŨ

Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Con liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.

2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.

3. Một con trai của thương binh hạng 2.

4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ VIỆC TẠM HOÃN

GỌI NHẬP NGŨ TRONG THỜI BÌNH

1. Trách nhiệm của công dân:

Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ khi đến trường nhập học phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cư trú cấp để nộp cho nhà trường.

2. Trách nhiệm của Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường:

a) Kiểm tra, tiếp nhận và bàn giao đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của học sinh, sinh viên cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở. Thời gian bàn giao trong thời hạn một tháng kể từ khi nhà trường khai giảng;

b) Thông báo kịp thời cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi học sinh, sinh viên cư trú và nơi nhà trường đặt trụ sở những công dân nam hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị đuổi học, buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập liên tục quá mười hai tháng để đưa ra khỏi danh sách những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ;

c) Thông báo cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở: danh sách học sinh, sinh viên ra trường trước hai tháng để bổ sung vào giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển giao về Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi học sinh, sinh viên cư trú hoặc làm việc sau khi ra trường;

d) Trong thời hạn mười ngày đầu tháng một hàng năm, báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở danh sách công dân nam trong diện đăng ký nghĩa vụ quân sự mà chưa được đăng ký lần đầu;

đ) Tháng tư hàng năm, tiến hành đăng ký nghĩa vụ quân sự cho những công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ gồm: cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên hệ đào tạo chính quy tập trung của trường với Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở;

e) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên của nhà trường được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài có thời hạn từ mười hai tháng trở lên, cử đại diện đến Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để đăng ký vắng mặt dài hạn cho công dân sẵn sàng nhập ngũ; nếu thời hạn từ ba tháng đến dưới một năm thì đăng ký tạm vắng. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày công dân đó về lại nhà trường thì cử đại diện đến Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để đăng ký lại.

3. Trách nhiệm của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú trước lúc đến trường nhập học:

a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân nam đã trúng tuyển vào các trường để nhà trường tiếp nhận và chuyển giao công tác quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở;

b) Tiếp nhận, quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân nam sau khi đã học xong tại các trường về lại nơi cư trú (kể cả số học sinh, sinh viên bị đuổi học, buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập đã quá thời gian quy định);

4. Trách nhiệm của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở:

a) Tiếp nhận, quản lý, đăng ký bổ sung vào giấy chứng nhận đăng nghĩa vụ quân sự của công dân nam trong thời gian học tập tại các trường thuộc địa bàn quản lý;

b) Chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân nam đã tốt nghiệp về Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú hoặc nơi đến làm việc sau khi ra trường;

c) Thông báo, chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của học sinh, sinh viên hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị đuổi học, buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập quá thời gian quy định về Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi các đối tượng trên cư trú;

d) Đăng ký, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân sẵn sàng nhập ngũ được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài;

đ) Thực hiện tốt chế độ đăng ký hàng năm cho công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ tại các trường theo quy định tại Nghị định số 83/200//NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.

5. Trách nhiệm của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi học sinh, sinh viên đến làm việc sau khi ra trường:

Kiểm tra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân nam là học sinh, sinh viên đến địa phương cư trú, làm việc. Nếu công dân có địa chỉ thường xuyên cư trú khác nơi làm việc thì Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú kiểm tra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 1144/TTLB-QP-GĐĐT ngày 15 tháng 6 năm 1995 của Bộ Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với học sinh, sinh viên và đối với thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước làm việc ở khu vực có nhiều khó khăn.

2. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc nhòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện Thông tư này theo đúng quy định.

Các quân khu, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỨ TRƯỞNG

Bành Tiến Long

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ QUỐC PHÒNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Khắc Nghiên

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/3/2007 của Chính phủ về việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Quốc phòng Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Nguyễn Tấn Dũng; Nguyễn Khắc Nghiên
Ngày ban hành: 07/08/2007 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Chính sách , An ninh quốc gia
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ

121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT NGÀY 07 THÁNG 08 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 38/2007/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ

VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ THỜI BÌNH ĐỐI VỚI CÔNG DÂN NAM

TRONG ĐỘ TUỔI GỌI NHẬP NGŨ

Thi hành Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2007/NĐ-CP); Bộ Quốc nhòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất hướng dẫn thực hiện việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình như sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TUỢNG ÁP DỤNG

Thông tư này hướng dẫn việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và công dân nam là học sinh, sinh viên; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.

Công dân nam được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.

II. ĐỐI TUỢNG TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ

1. Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành hoặc đang học tập tại các trường quân đội và các trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc nhòng.

b) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục năm 2005 theo hình thức giáo dục chính quy, bao gồm:

– Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

– Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung học nghề;

– Trường cao đẳng, đại học.

c) Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.

d) Học sinh, sinh viên nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 mục II Thông tư này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung đần tiên, nếu tiếp tục học tập ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

đ) Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

2. Những học sinh, sinh viên sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại điểm b khoản 1 mục II Thông tư này;

b) Đang học nhưng do vi phạm kỷ luật đã bị đuổi học, buộc thôi học;

c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên;

đ) Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học;

đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.

III. ĐỐI TUỢNG MIỄN GỌI NHẬP NGŨ

Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Con liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.

2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.

3. Một con trai của thương binh hạng 2.

4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ VIỆC TẠM HOÃN

GỌI NHẬP NGŨ TRONG THỜI BÌNH

1. Trách nhiệm của công dân:

Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ khi đến trường nhập học phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cư trú cấp để nộp cho nhà trường.

2. Trách nhiệm của Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường:

a) Kiểm tra, tiếp nhận và bàn giao đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của học sinh, sinh viên cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở. Thời gian bàn giao trong thời hạn một tháng kể từ khi nhà trường khai giảng;

b) Thông báo kịp thời cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi học sinh, sinh viên cư trú và nơi nhà trường đặt trụ sở những công dân nam hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị đuổi học, buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập liên tục quá mười hai tháng để đưa ra khỏi danh sách những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ;

c) Thông báo cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở: danh sách học sinh, sinh viên ra trường trước hai tháng để bổ sung vào giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển giao về Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi học sinh, sinh viên cư trú hoặc làm việc sau khi ra trường;

d) Trong thời hạn mười ngày đầu tháng một hàng năm, báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở danh sách công dân nam trong diện đăng ký nghĩa vụ quân sự mà chưa được đăng ký lần đầu;

đ) Tháng tư hàng năm, tiến hành đăng ký nghĩa vụ quân sự cho những công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ gồm: cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên hệ đào tạo chính quy tập trung của trường với Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở;

e) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên của nhà trường được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài có thời hạn từ mười hai tháng trở lên, cử đại diện đến Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để đăng ký vắng mặt dài hạn cho công dân sẵn sàng nhập ngũ; nếu thời hạn từ ba tháng đến dưới một năm thì đăng ký tạm vắng. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày công dân đó về lại nhà trường thì cử đại diện đến Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để đăng ký lại.

3. Trách nhiệm của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú trước lúc đến trường nhập học:

a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân nam đã trúng tuyển vào các trường để nhà trường tiếp nhận và chuyển giao công tác quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở;

b) Tiếp nhận, quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân nam sau khi đã học xong tại các trường về lại nơi cư trú (kể cả số học sinh, sinh viên bị đuổi học, buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập đã quá thời gian quy định);

4. Trách nhiệm của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở:

a) Tiếp nhận, quản lý, đăng ký bổ sung vào giấy chứng nhận đăng nghĩa vụ quân sự của công dân nam trong thời gian học tập tại các trường thuộc địa bàn quản lý;

b) Chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân nam đã tốt nghiệp về Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú hoặc nơi đến làm việc sau khi ra trường;

c) Thông báo, chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của học sinh, sinh viên hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị đuổi học, buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập quá thời gian quy định về Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi các đối tượng trên cư trú;

d) Đăng ký, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân sẵn sàng nhập ngũ được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài;

đ) Thực hiện tốt chế độ đăng ký hàng năm cho công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ tại các trường theo quy định tại Nghị định số 83/200//NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.

5. Trách nhiệm của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi học sinh, sinh viên đến làm việc sau khi ra trường:

Kiểm tra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân nam là học sinh, sinh viên đến địa phương cư trú, làm việc. Nếu công dân có địa chỉ thường xuyên cư trú khác nơi làm việc thì Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú kiểm tra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 1144/TTLB-QP-GĐĐT ngày 15 tháng 6 năm 1995 của Bộ Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với học sinh, sinh viên và đối với thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước làm việc ở khu vực có nhiều khó khăn.

2. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc nhòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện Thông tư này theo đúng quy định.

Các quân khu, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỨ TRƯỞNG

Bành Tiến Long

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ QUỐC PHÒNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Khắc Nghiên

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/3/2007 của Chính phủ về việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ”