BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
————————
Số: 334/TB-BGTVT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2010
|
THÔNG BÁO
Nội dung kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới về Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ GTVT về thể chế và pháp lý cho công tác quản lý hệ thống đường cao tốc và thành lập đơn vị PPP tại Bộ GTVT
Ngày 10/8/2010, tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp với đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về Hỗ trợ kỹ thuật thể chế và pháp lý cho công tác quản lý hệ thống đường cao tốc và thành lập đơn vị PPP tại Bộ GTVT. Tham gia cuéc häp cã §oµn gi¸m s¸t WB do ¤ng Paul Vallely – Trưởng điều phối ngành GTVT lµm trëng ®oµn cïng ®¹i diÖn tư vấn HTKT của WB, lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị tham mưu của Bộ GTVT: Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Kết cấu hạ tầng và Cục QLXD&CLCTGT.
Sau khi nghe đại diện WB trình bày mục đích của đoàn công tác, tư vấn trình bày sơ lược kế hoạch và nội dung HTKT của WB, Thứ trưởng đã kết luận như sau:
1. Về cơ bản Bộ GTVT đồng ý với đề xuất của tư vấn về nội dung công việc, tuy nhiên cần chia làm 2 nhiệm vụ cụ thể:
– Xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế cho công tác phát triển và quản lý hệ thống đường cao tốc Việt Nam;
– Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đơn vị PPP.
2. Hiện tại Bộ GTVT đã xây dựng đề án thành lập Cơ quan Quản lý mạng lưới đường cao tốc Việt Nam (CQQLĐCT) với chức năng thay mặt Bộ GTVT quản lý mạng lưới đường cao tốc. Cơ quan này không có chức năng xây dựng chiến lược, lập kế hoạch cho chương trình phát triển mạng lưới đường cao tốc tại Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của CQQLĐCT là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (CQNNCTQ) trong các dự án đầu tư đường cao tốc theo mô hình BOT, BTO và BT (bao gồm thương thảo, ký kết và quản lý hợp đồng BOT, BTO, BT). Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước CQQLĐCT sẽ tiếp nhận công trình sau khi hoàn thành xây dựng, tổ chức thu phí, quản lý khai thác, vận hành và bảo trì (lựa chọn mô hình quản lý, hệ thống ITS, điều phối tổ chức giao thông trên toàn mạng lưới).
Dự kiến Bộ GTVT sẽ thành lập 3 đơn vị quản lý tại ba miền Bắc, Trung, Nam để điều hành, quản lý toàn bộ mạng lưới đường cao tốc Việt Nam. Các dự án BOT, BTO, BT về đường cao tốc khi hết giai đoạn hợp đồng sẽ được chuyển về cho cơ quan này quản lý. Việc lập danh mục đầu tư, kêu gọi vốn là thuộc trách nhiệm của các cơ quan tham mưu khác của Bộ GTVT.
3. Đơn vị PPP sẽ trực thuộc Vụ Kế hoạch đầu tư (KHĐT) với nhiệm vụ:
– Trợ giúp trong việc thiết lập khuôn khổ PPP cho Bộ GTVT, bao gồm khuôn khổ chính sách, pháp luật, quy định, và thể chế.
– Đề xuất dự án, xác định danh mục dự án PPP phù hợp áp dụng mô hình PPP trong ngành giao thông vận tải (danh s¸ch dµi c¸c dù ¸n PPP, dự án thÝ ®iÓm vµ s¾p xÕp thø tù u tiªn).
– Trước mắt đơn vị PPP sẽ giúp Bộ GTVT trong việc thẩm định, lựa chọn, quản lý các dự án PPP ngành GTVT.
4. Đơn vị phối hợp với tư vấn của WB:
4.1. Về xây dựng thể chế và tổ chức bộ máy cho phát triển, quản lý mạng lưới đường cao tốc Việt Nam có đơn vị đầu mối là Vụ Kế hoạch đầu tư và tổ công tác bao gồm:
– Ông Lê Anh Tuấn – Vụ phó Vụ KHĐT – Tổ trưởng;
– Ông Nguyễn Chiến Thắng – Vụ Phó Vụ Tổ chức cán bộ;
– Ông Mai Văn Hồng – Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng;
– Bà Phạm Thị Phượng – Vụ phó Vụ Pháp chế;
– Bà Đào Thanh Thảo – Vụ phó Vụ Tài chính;
– Ông Dương Viết Roãn – Cục phó Cục QLXD&CLCTGT.
4.2. Về đơn vị PPP, lĩnh vực này do Thứ trưởng Trương Tấn Viên phụ trách.
Đơn vị đầu mối là Vụ KHĐT gồm:
– Bà Tô Hồng Anh – Chuyên viên Vụ KHĐT, trực tiếp phụ trách;
và Tổ PPP (đã thành lập) của Bộ GTVT.
Trên đây là nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp, Văn phòng Bộ GTVT thông báo để các cơ quan, đơn vị biết và triển khai thực hiện.
Nơi nhận:
– Bộ trưởng (để b/c);
– Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
– Ngân hàng Thế giới (tại Hà Nội);
– Các đơn vị dự họp;
– Lưu VT, KHĐT.
|
TL.BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
(Đã ký)
Nguyễn Văn Công
|
Reviews
There are no reviews yet.