Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

THÔNG T­Ư LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỐ 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2006

H­ƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

CỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà n­ước;

Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc phê duyệt Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;

Liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ h­ướng dẫn quản lý tài chính của Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp như­ sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối t­ượng và phạm vi áp dụng:

Thông tư­ này h­ướng dẫn quản lý tài chính áp dụng đối với Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc phê duyệt Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (sau đây gọi là Chương trình).

2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:

– Ngân sách nhà n­ước (trung ­ương và địa phư­ơng) cho thực hiện Chương trình;

– Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài n­ước;

3. Quy trình lập dự toán, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách và chế độ thanh quyết toán thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

4. Giải thích từ ngữ:

– Tài sản trí tuệ là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động sáng tạo, bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; phần mềm máy tính; sáng chế; giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; giống cây trồng mới, … .

– Khai thác tài sản trí tuệ là việc đưa các tài sản trí tuệ vào áp dụng, sử dụng trong thực tế nhằm tạo ra các lợi ích, ưu thế cho chủ sở hữu, người tham gia vào việc áp dụng, sử dụng tài sản trí tuệ đó và cho xã hội.

– Hoạt động sở hữu trí tuệ là các hoạt động liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm: tuyên truyền, đào tạo, thông tin về sở hữu trí tuệ; xây dựng, xác lập, bảo hộ, khai thác, quản lý và phát triển giá trị các đối tượng sở hữu trí tuệ.

– Khai thác thông tin sở hữu trí tuệ là việc sử dụng thông tin về các đối tượng sở hữu trí tuệ trong các cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu trí tuệ, bao gồm: Tra cứu thông tin, xây dựng các gói thông tin theo các lĩnh vực kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, xác lập, bảo hộ, khai thác, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu trí tuệ, … .

– Đối tượng của hợp đồng trong thông tư này là tài sản phải giao, công việc phải làm theo thoả thuận: Về tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ; về hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước; về hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở hữu trí tuệ.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung chi của Chư­ơng trình:

a. Chi thực hiện các nội dung của Chương trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp thông qua các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Chi hoạt động chung của Chương trình (ở trung ương):

– Chi hoạt động thông tin, tuyên truyền về Ch­ương trình;

– Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình;

– Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Thư ký và Chánh Vănphòng Ch­ương trình.

– Chi đoàn ra, đoàn vào;

– Chi hoạt động thường xuyên cho cơ quan thường trực của Văn phòng Chương trình.

– Chi điều tra, khảo sát phục vụ xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án thực hiện Chương trình;

– Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Thư ký, Văn phòng Chương trình.

– Các chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của Chương trình.

c. Chi hoạt động chung của cơ quan quản lý dự án ở địa phương: Tuỳ theo yêu cầu cụ thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nội dung và mức chi cụ thể theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Mứcchi thù lao trách nhiệm của thành viên Ban chỉ đạo, Ban thư ký Chương trình, Chánh Văn phòng Chương trình được tính theo hệ số mức tiền lương tối thiểu hiện hành của nhà nước đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang như sau:

a. Ban Chỉ đạo:

– Trưởng ban: Hệ số 0,6 mức lương tối thiểu/người/tháng;

– Thành viên: Hệ số 0,5 mức lương tối thiểu /ngư­ời/tháng;

b. Ban Thư ký:

– Trưởng ban: Hệ số 0,5 mức lương tối thiểu/ngư­ời/tháng;

– Thành viên : Hệ số 0,4 mức lương tối thiểu /người/tháng.

c. Văn phòng Chương trình:

Chánh Văn phòng: Hệ số 0,5 mức lương tối thiểu /ngư­ời/tháng;

3. Mức chi từ ngân sách nhà nước:

Tuỳ theo từng hoạt động, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hay một phần tổng kinh phí được duyệt của dự án (kinh phí của ngân sách nhà nước không được sử dụng để mua sắm tài sản, trừ tài sản (nếu có) phục vụ cho hoạt động chung của cơ quan thường trực chương trình ở trung ương và địa phương), cụ thể:

a- Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% kinh phí đối với các nội dung hoạt động của chương trình:

– Tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, bao gồm:

+ Tổ chức tuyên truyền về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp trong các chuyên mục thường xuyên về sở hữu trí tuệ và chương trình dành cho doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương, Bộ, ngành, địa phương.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương theo chế độ quy định hiện hành.

– Biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn về sở hữu trí tuệ chodoanh nghiệp; hướng dẫn phương thức thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ ở trong nước và ngoài nước; cung cấp, hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin của hệ thống sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.

– Thiết lập, duy trì đường dây nóng, trang tin điện tử, bộ phận thường trực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp; thuê chuyên gia hỗ trợ, tư vấn (nếu có); mua, phát hành tài liệu phục vụ hoạt động hỗ trợ và tư vấn.

– Chi cho các hoạt động chung của Chương trình.

– Chi xây dựng, đăng ký, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, bao gồm: hỗ trợ đánh giá đặc sản của địa phương nhằm xác định sự cần thiết phải bảo hộ; xác định chủ thể quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; xác định tính đặc thù của sản phẩm mang địa danh; lựa chọn hình thức bảo hộ và tiến hành các thủ tục xác lập quyền; tổ chức quản lý việc sử dụng, bảo vệ và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý.

Chi cho các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và phổ biến các mô hình thúc đẩy chuyển giao tài sản trí tuệ; nghiên cứu, hướng dẫn xác định phương pháp định giá tài sản trí tuệ phục vụ doanh nghiệp trong quá trình chia tách, cổ phẩn hoá và các hoạt động chung khác của Chương trình.

b- Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 50% đến 70% tổng kinh phí của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không tính giá trị cơ sở vật chất hiện có tham gia thực hiện dự án vào tổng kinh phí được duyệt của dự án để xác định phần trăm (%) ngân sách nhà nước hỗ trợ); mức cụ thể do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định, cụ thể đối với các nội dung của chương trình:

– Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ (hướng dẫn xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp, như hướng dẫn phương thức tổ chức bộ máy, nhân lực, đầu tư, các hoạt động cần thiết để xây dựng, xác lập, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình và tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức hoặc người khác).

– Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, bao gồm:

+ Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (phổ biến kiến thức, yêu cầu về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với thành quả sáng tạo khoa học công nghệ (khuyến khích lao động sáng tạo trong doanh nghiệp; đưa thông tin sở hữu trí tuệ vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ; xác lập, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo khoa học công nghệ).

+ Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển giá trị của giống cây trồng mới: tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, khai thác và quản lý khai thác giống cây trồng mới; hỗ trợ hoạt động quảng cáo, giới thiệu giống cây trồng mới.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của phần mềm máy tính và tác phẩm văn học – nghệ thuật (tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, khai thác và tiến hành các biện pháp chống sao chép hoặc sử dụng trái phép phần mềm máy tính, tác phẩm văn học – nghệ thuật; hỗ trợ hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phần mềm máy tính và các tác phẩm văn học – nghệ thuật).

– Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở hữu trí tuệ, bao gồm:

+ Xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, sản phẩm thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.

+ Hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin sẵn có.

+ Tập huấn kỹ năng tra cứu thông tin sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp.

4. Phân định nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:

a- Ngân sách trung ương:

– Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động chung của chương trình ở trung ương, kinh phí được duyệt của dự án do trung ương quản lý.

– Bảo đảm hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện các dự án do trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý:

+ 70% tổng kinh phí phần do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương). Riêng đối với các tỉnh miền núi, ngân sách trung ương hỗ trợ 90% tổng kinh phí phần do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án.

+ 30% tổng kinh phí phần do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương).

b- Ngân sách địa phương:

Bảo đảm một phần kinh phí để thực hiện dự án do trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý, trong đó:

– Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương: Bảo đảm 30% tổng kinh phí phần ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án. Riêng đối với các tỉnh miền núi ngân sách địa phương bảo đảm 10% tổng kinh phí phần do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án.

– Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: Bảo đảm 70% tổng kinh phí phần ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án.

c- Nguồn huy động từ 30% đến 50% tổng kinh phí được duyệt của dự án (đối với các dự án ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí) do các doanh nghiệp được hưởng dự án tham gia đóng góp. Mức cụ thể do cơ quan phê duyệt dự án quyết định và được thể hiện rõ trong hợp đồng triển khai thực hiện dự án.

d- Đóng góp của các cá nhân trong và ngoài nước:

– Nếu việc đóng góp của các tổ chức, cá nhân kèm theo thoả thuận điều kiện thực hiện về quản lý, sử dụng thì việc quản lý, sử dụng phần kinh phí này thực hiện theo thoả thuận đó.

– Nếu việc đóng góp của các tổ chức, cá nhân không kèm theo thoả thuận điều kiện thực hiện về quản lý, sử dụng thì phần kinh phí đóng góp này được giảm trừ trước khi tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp được hưởng dự án. Đồng thời thực hiện việc quản lý, sử dụng, quyết toán phần kinh phí này theo quy định chung hiện hành.

5. Lập dự toán chi ngân sách của Chương trình:

– Đối với các dự án do trung ương quản lý và các hoạt động chung của Chương trình: Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán thu chi ngân sách nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ lập dự toán chi ngân sách thực hiện các dự án do trung ương quản lý, các hoạt động chung của Chương trình, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của Bộ Khoa học và Công nghệ gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

– Đối với các dự án giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý: Thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

6. Giao và phân bổ dự toán chi ngân sách:

a. Về giao dự toán :

– Đối với các dự án do trung ương quản lý, chi hoạt động chung của Chương trình: Dự toán ngân sách trung ương giao về Bộ KH&CN

Đối với các dự án do trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý:

+ Phần ngân sách địa phương bảo đảm được bố trí cân đối trong ngân sách địa phương và thực hiện giao dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

+ Phần ngân sách trung ương hỗ trợ được bố trí trong dự toán chi bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và thực hiện giao dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b. Việc phân bổ dự toán chi cho các đơn vị: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

7. Cấp phát kinh phí:

a. Đối với kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương:

– Đối với các dự án trung ương quản lý: Bộ KH&CN rút dự toán để chi theo tiến độ và khối lượng công việc thực hiện, phù hợp với hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực Chương trình– Bộ KH&CN và các đơn vị chủ trì thực hiện dự án.

– Các khoản chi hoạt động chung của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

– Dự toán chi ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các dự án giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý: Thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các địa phương theo hình thức bổ sung có mục tiêu.

b. Đối với kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, theo tiến độ và khối lượng công việc thực hiện, phù hợp với hợp đồng ký kết giữa Cơ quan quản lý dự án ở địa phương với đơn vị chủ trì thực hiện dự án.

c. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực tế phải phù hợp với cơ cấu giữa kinh phí ngân sách nhà nước với vốn huy động đóng góp của các doanh nghiệp được hưởng lợi từ dự án, theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

8. Công tác hạch toán và quyết toán kinh phí của Chương trình:

– Đối với các dự án do trung ương quản lý, các hoạt động chung của Chương trình: Hạch toán vào chương của Bộ KH&CN (017A), loại 11 khoản 01. Bộ KH&CN có trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện các dự án do trung ương quản lý và kinh phí chi cho các hoạt động khác của Chương trình, tổng hợp vào báo cáo quyết toán hàng năm của Bộ KH&CN gửi Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.

– Đối với các dự án do trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý:

+ Hạch toán vào chương của Cơ quan quản lý dự án ở địa phương và loại khoản tương ứng. Cơ quan quản lý dự án ở địa phươngcó trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện dự án với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

+ Quyết toán kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương được tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương.

9. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm:

Hàng năm, Bộ KH&CN chủ trì (đối với các dự án do trung ương trực tiếp quản lý), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnghoặc Sở KH&CN (nếu được giao) chủ trì (đối với các dự án giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý) phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình thực hiện dự án.

Trường hợp không thực hiện đúng kế hoạch, sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ, thì đình chỉ và ra quyết định thu hồi kinh phí đã sử dụng sai mục đích nộp ngân sách nhà nước.

Trường hợp vốn huy động đóng góp của các doanh nghiệp được hưởng dự án không đảm bảo tiến độ, không đúng cam kết trong hợp đồng, thì phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước được giảm tương ứng với cơ cấu tỷ lệ đóng góp kinh phí để thực hiện dự án.

10. Xử lý về tài chính khi chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự:

a- Hợp đồng đã được hoàn thành:

– Hợp đồng đã hoàn thành và nghiệm thu đạt yêu cầu, tiến hành tất toán kinh phí Chương trình theo qui định hiện hành.

– Hợp đồng đã hoàn thành, nhưng nghiệm thu không đạt yêu cầu thì xử lý theo quy định tại Điểm 11 phần II “đối với dự án không đạt yêu cầu”.

b- Hợp đồng chưa hoàn thành:

– Trường hợp bên được giao chủ trì dự án là cá nhân nhưng cá nhân bị chết mà hợp đồng phải do chính cá nhân đó thực hiện thì tiến hành thu hồi số kinh phí đã cấp mà chưa sử dụng, số kinh phí đã sử dụng không tiến hành thu hồi.

– Trường hợp đối tượng của hợp đồng không còn và các bên đã bồi thường thiệt hại thì số kinh phí bồi thường và số kinh phí đã cấp mà chưa sử dụng nộp trả ngân sách nhà nước.

– Trường hợp bên đượcgiao chủ trì dự án là pháp nhân, chủ thể khác nhưng pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt theo qui định của pháp luật mà hợp đồng phải do chính pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện thì việc xử lý kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho đề tài, dự án thực hiện theo các văn bản pháp quy liên quan đến việc chấm dứt của pháp nhân hoặc chủ thể đó.

– Trường hợp bên đượcgiao chủ trì dự án huỷ bỏ hợp đồng, đơn phương đình chỉ hợp đồng mà phía cơ quan nhà nước ký hợp đồng không vi phạm các điều khoản về huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng được hai bên thoả thuận, hoặc không có thoả thuận trên trong hợp đồng thì tiến hành thu hồi 100% kinh phí nhà nước đã cấp cho dự án.

– Trường hợp bên đượcgiao chủ trì dự án huỷ bỏ hợp đồng, đơn phương đình chỉ hợp đồng mà phía cơ quan nhà nước ký hợp đồng vi phạm các điều khoản về huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng được hai bên thoả thuận thì không tiến hành thu hồi kinh phí đã sử dụng của dự án. Cơ quan nhà nước ký hợp đồng có trách nhiệm thông báo lý do cho bên giao chủ trì dự án và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để giải quyết việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị nhà nước vi phạm hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp đối tượng của hợp đồng không còn và các bên thoả thuận thay thế đối tượng mới, số kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho đối tượng cũ sẽ thu hồi 100%. Trường hợp kết quả của đối tượng cũ là một phần cấu thành kết quả của đối tượng mới thì số kinh phí đã cấp coi như cấp cho đối tượng mới và tiếp tục thực hiện hợp đồng với đối tượng mới.

Các quy định về xử lý tài chính khi chấm dứt hợp đồng nêu trên phải được thể hiện rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên.

11. Đối với các dự án không đạt yêu cầu:

Khi dự án kết thúc mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (cơ quan phê duyệt dự án) đánh giá nghiệm thu ở mức không đạt yêu cầu :

Sau khi kiểm tra xác định tình hình thực hiện dự án, cơ quan thường trực Chương trình (đối với dự án do trung ương quản lý) có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; cơ quan quản lý dự án ở địa phương (đối với dự án trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý) có văn bản báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xem xét quyết định mức thu hồi từ 50% đến 70% tổng kinh phí đã thực hiện dự án phần ngân sách nhà nước phải đảm bảo.

Việc thu hồi kinh phí ngân sách nhà nước cấp nêu trên được ghi rõ trong hợp đồng giao chủ trì thực hiện dự án.

12. Trách nhiệm của các Bộ ngành có liên quan:Các Bộ:Tư pháp, Văn hoá – Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Giáo dục – Đào tạo, Thương mại, Công nghiệp, Y tế và các Bộ ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp và thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Quy chế quản lý Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương phản ánh về liên Bộ Tài chính,Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp xử lý ./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THỨ TRƯỞNG

Bùi Mạnh Hải

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Bùi Mạnh Hải; Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 31/10/2006 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Doanh nghiệp , Chính sách
Tóm tắt văn bản

THÔNG T­Ư LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỐ 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2006

H­ƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

CỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà n­ước;

Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc phê duyệt Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;

Liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ h­ướng dẫn quản lý tài chính của Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp như­ sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối t­ượng và phạm vi áp dụng:

Thông tư­ này h­ướng dẫn quản lý tài chính áp dụng đối với Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc phê duyệt Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (sau đây gọi là Chương trình).

2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:

– Ngân sách nhà n­ước (trung ­ương và địa phư­ơng) cho thực hiện Chương trình;

– Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài n­ước;

3. Quy trình lập dự toán, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách và chế độ thanh quyết toán thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

4. Giải thích từ ngữ:

– Tài sản trí tuệ là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động sáng tạo, bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; phần mềm máy tính; sáng chế; giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; giống cây trồng mới, … .

– Khai thác tài sản trí tuệ là việc đưa các tài sản trí tuệ vào áp dụng, sử dụng trong thực tế nhằm tạo ra các lợi ích, ưu thế cho chủ sở hữu, người tham gia vào việc áp dụng, sử dụng tài sản trí tuệ đó và cho xã hội.

– Hoạt động sở hữu trí tuệ là các hoạt động liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm: tuyên truyền, đào tạo, thông tin về sở hữu trí tuệ; xây dựng, xác lập, bảo hộ, khai thác, quản lý và phát triển giá trị các đối tượng sở hữu trí tuệ.

– Khai thác thông tin sở hữu trí tuệ là việc sử dụng thông tin về các đối tượng sở hữu trí tuệ trong các cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu trí tuệ, bao gồm: Tra cứu thông tin, xây dựng các gói thông tin theo các lĩnh vực kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, xác lập, bảo hộ, khai thác, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu trí tuệ, … .

– Đối tượng của hợp đồng trong thông tư này là tài sản phải giao, công việc phải làm theo thoả thuận: Về tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ; về hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước; về hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở hữu trí tuệ.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung chi của Chư­ơng trình:

a. Chi thực hiện các nội dung của Chương trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp thông qua các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Chi hoạt động chung của Chương trình (ở trung ương):

– Chi hoạt động thông tin, tuyên truyền về Ch­ương trình;

– Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình;

– Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Thư ký và Chánh Vănphòng Ch­ương trình.

– Chi đoàn ra, đoàn vào;

– Chi hoạt động thường xuyên cho cơ quan thường trực của Văn phòng Chương trình.

– Chi điều tra, khảo sát phục vụ xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án thực hiện Chương trình;

– Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Thư ký, Văn phòng Chương trình.

– Các chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của Chương trình.

c. Chi hoạt động chung của cơ quan quản lý dự án ở địa phương: Tuỳ theo yêu cầu cụ thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nội dung và mức chi cụ thể theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Mứcchi thù lao trách nhiệm của thành viên Ban chỉ đạo, Ban thư ký Chương trình, Chánh Văn phòng Chương trình được tính theo hệ số mức tiền lương tối thiểu hiện hành của nhà nước đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang như sau:

a. Ban Chỉ đạo:

– Trưởng ban: Hệ số 0,6 mức lương tối thiểu/người/tháng;

– Thành viên: Hệ số 0,5 mức lương tối thiểu /ngư­ời/tháng;

b. Ban Thư ký:

– Trưởng ban: Hệ số 0,5 mức lương tối thiểu/ngư­ời/tháng;

– Thành viên : Hệ số 0,4 mức lương tối thiểu /người/tháng.

c. Văn phòng Chương trình:

Chánh Văn phòng: Hệ số 0,5 mức lương tối thiểu /ngư­ời/tháng;

3. Mức chi từ ngân sách nhà nước:

Tuỳ theo từng hoạt động, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hay một phần tổng kinh phí được duyệt của dự án (kinh phí của ngân sách nhà nước không được sử dụng để mua sắm tài sản, trừ tài sản (nếu có) phục vụ cho hoạt động chung của cơ quan thường trực chương trình ở trung ương và địa phương), cụ thể:

a- Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% kinh phí đối với các nội dung hoạt động của chương trình:

– Tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, bao gồm:

+ Tổ chức tuyên truyền về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp trong các chuyên mục thường xuyên về sở hữu trí tuệ và chương trình dành cho doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương, Bộ, ngành, địa phương.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương theo chế độ quy định hiện hành.

– Biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn về sở hữu trí tuệ chodoanh nghiệp; hướng dẫn phương thức thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ ở trong nước và ngoài nước; cung cấp, hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin của hệ thống sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.

– Thiết lập, duy trì đường dây nóng, trang tin điện tử, bộ phận thường trực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp; thuê chuyên gia hỗ trợ, tư vấn (nếu có); mua, phát hành tài liệu phục vụ hoạt động hỗ trợ và tư vấn.

– Chi cho các hoạt động chung của Chương trình.

– Chi xây dựng, đăng ký, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, bao gồm: hỗ trợ đánh giá đặc sản của địa phương nhằm xác định sự cần thiết phải bảo hộ; xác định chủ thể quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; xác định tính đặc thù của sản phẩm mang địa danh; lựa chọn hình thức bảo hộ và tiến hành các thủ tục xác lập quyền; tổ chức quản lý việc sử dụng, bảo vệ và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý.

Chi cho các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và phổ biến các mô hình thúc đẩy chuyển giao tài sản trí tuệ; nghiên cứu, hướng dẫn xác định phương pháp định giá tài sản trí tuệ phục vụ doanh nghiệp trong quá trình chia tách, cổ phẩn hoá và các hoạt động chung khác của Chương trình.

b- Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 50% đến 70% tổng kinh phí của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không tính giá trị cơ sở vật chất hiện có tham gia thực hiện dự án vào tổng kinh phí được duyệt của dự án để xác định phần trăm (%) ngân sách nhà nước hỗ trợ); mức cụ thể do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định, cụ thể đối với các nội dung của chương trình:

– Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ (hướng dẫn xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp, như hướng dẫn phương thức tổ chức bộ máy, nhân lực, đầu tư, các hoạt động cần thiết để xây dựng, xác lập, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình và tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức hoặc người khác).

– Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, bao gồm:

+ Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (phổ biến kiến thức, yêu cầu về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với thành quả sáng tạo khoa học công nghệ (khuyến khích lao động sáng tạo trong doanh nghiệp; đưa thông tin sở hữu trí tuệ vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ; xác lập, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo khoa học công nghệ).

+ Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển giá trị của giống cây trồng mới: tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, khai thác và quản lý khai thác giống cây trồng mới; hỗ trợ hoạt động quảng cáo, giới thiệu giống cây trồng mới.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của phần mềm máy tính và tác phẩm văn học – nghệ thuật (tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, khai thác và tiến hành các biện pháp chống sao chép hoặc sử dụng trái phép phần mềm máy tính, tác phẩm văn học – nghệ thuật; hỗ trợ hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phần mềm máy tính và các tác phẩm văn học – nghệ thuật).

– Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở hữu trí tuệ, bao gồm:

+ Xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, sản phẩm thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.

+ Hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin sẵn có.

+ Tập huấn kỹ năng tra cứu thông tin sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp.

4. Phân định nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:

a- Ngân sách trung ương:

– Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động chung của chương trình ở trung ương, kinh phí được duyệt của dự án do trung ương quản lý.

– Bảo đảm hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện các dự án do trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý:

+ 70% tổng kinh phí phần do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương). Riêng đối với các tỉnh miền núi, ngân sách trung ương hỗ trợ 90% tổng kinh phí phần do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án.

+ 30% tổng kinh phí phần do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương).

b- Ngân sách địa phương:

Bảo đảm một phần kinh phí để thực hiện dự án do trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý, trong đó:

– Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương: Bảo đảm 30% tổng kinh phí phần ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án. Riêng đối với các tỉnh miền núi ngân sách địa phương bảo đảm 10% tổng kinh phí phần do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án.

– Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: Bảo đảm 70% tổng kinh phí phần ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện dự án.

c- Nguồn huy động từ 30% đến 50% tổng kinh phí được duyệt của dự án (đối với các dự án ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí) do các doanh nghiệp được hưởng dự án tham gia đóng góp. Mức cụ thể do cơ quan phê duyệt dự án quyết định và được thể hiện rõ trong hợp đồng triển khai thực hiện dự án.

d- Đóng góp của các cá nhân trong và ngoài nước:

– Nếu việc đóng góp của các tổ chức, cá nhân kèm theo thoả thuận điều kiện thực hiện về quản lý, sử dụng thì việc quản lý, sử dụng phần kinh phí này thực hiện theo thoả thuận đó.

– Nếu việc đóng góp của các tổ chức, cá nhân không kèm theo thoả thuận điều kiện thực hiện về quản lý, sử dụng thì phần kinh phí đóng góp này được giảm trừ trước khi tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp được hưởng dự án. Đồng thời thực hiện việc quản lý, sử dụng, quyết toán phần kinh phí này theo quy định chung hiện hành.

5. Lập dự toán chi ngân sách của Chương trình:

– Đối với các dự án do trung ương quản lý và các hoạt động chung của Chương trình: Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán thu chi ngân sách nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ lập dự toán chi ngân sách thực hiện các dự án do trung ương quản lý, các hoạt động chung của Chương trình, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của Bộ Khoa học và Công nghệ gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

– Đối với các dự án giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý: Thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

6. Giao và phân bổ dự toán chi ngân sách:

a. Về giao dự toán :

– Đối với các dự án do trung ương quản lý, chi hoạt động chung của Chương trình: Dự toán ngân sách trung ương giao về Bộ KH&CN

Đối với các dự án do trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý:

+ Phần ngân sách địa phương bảo đảm được bố trí cân đối trong ngân sách địa phương và thực hiện giao dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

+ Phần ngân sách trung ương hỗ trợ được bố trí trong dự toán chi bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và thực hiện giao dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b. Việc phân bổ dự toán chi cho các đơn vị: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

7. Cấp phát kinh phí:

a. Đối với kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương:

– Đối với các dự án trung ương quản lý: Bộ KH&CN rút dự toán để chi theo tiến độ và khối lượng công việc thực hiện, phù hợp với hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực Chương trình– Bộ KH&CN và các đơn vị chủ trì thực hiện dự án.

– Các khoản chi hoạt động chung của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

– Dự toán chi ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các dự án giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý: Thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các địa phương theo hình thức bổ sung có mục tiêu.

b. Đối với kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, theo tiến độ và khối lượng công việc thực hiện, phù hợp với hợp đồng ký kết giữa Cơ quan quản lý dự án ở địa phương với đơn vị chủ trì thực hiện dự án.

c. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực tế phải phù hợp với cơ cấu giữa kinh phí ngân sách nhà nước với vốn huy động đóng góp của các doanh nghiệp được hưởng lợi từ dự án, theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

8. Công tác hạch toán và quyết toán kinh phí của Chương trình:

– Đối với các dự án do trung ương quản lý, các hoạt động chung của Chương trình: Hạch toán vào chương của Bộ KH&CN (017A), loại 11 khoản 01. Bộ KH&CN có trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện các dự án do trung ương quản lý và kinh phí chi cho các hoạt động khác của Chương trình, tổng hợp vào báo cáo quyết toán hàng năm của Bộ KH&CN gửi Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.

– Đối với các dự án do trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý:

+ Hạch toán vào chương của Cơ quan quản lý dự án ở địa phương và loại khoản tương ứng. Cơ quan quản lý dự án ở địa phươngcó trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện dự án với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

+ Quyết toán kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương được tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương.

9. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm:

Hàng năm, Bộ KH&CN chủ trì (đối với các dự án do trung ương trực tiếp quản lý), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnghoặc Sở KH&CN (nếu được giao) chủ trì (đối với các dự án giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý) phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình thực hiện dự án.

Trường hợp không thực hiện đúng kế hoạch, sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ, thì đình chỉ và ra quyết định thu hồi kinh phí đã sử dụng sai mục đích nộp ngân sách nhà nước.

Trường hợp vốn huy động đóng góp của các doanh nghiệp được hưởng dự án không đảm bảo tiến độ, không đúng cam kết trong hợp đồng, thì phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước được giảm tương ứng với cơ cấu tỷ lệ đóng góp kinh phí để thực hiện dự án.

10. Xử lý về tài chính khi chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự:

a- Hợp đồng đã được hoàn thành:

– Hợp đồng đã hoàn thành và nghiệm thu đạt yêu cầu, tiến hành tất toán kinh phí Chương trình theo qui định hiện hành.

– Hợp đồng đã hoàn thành, nhưng nghiệm thu không đạt yêu cầu thì xử lý theo quy định tại Điểm 11 phần II “đối với dự án không đạt yêu cầu”.

b- Hợp đồng chưa hoàn thành:

– Trường hợp bên được giao chủ trì dự án là cá nhân nhưng cá nhân bị chết mà hợp đồng phải do chính cá nhân đó thực hiện thì tiến hành thu hồi số kinh phí đã cấp mà chưa sử dụng, số kinh phí đã sử dụng không tiến hành thu hồi.

– Trường hợp đối tượng của hợp đồng không còn và các bên đã bồi thường thiệt hại thì số kinh phí bồi thường và số kinh phí đã cấp mà chưa sử dụng nộp trả ngân sách nhà nước.

– Trường hợp bên đượcgiao chủ trì dự án là pháp nhân, chủ thể khác nhưng pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt theo qui định của pháp luật mà hợp đồng phải do chính pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện thì việc xử lý kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho đề tài, dự án thực hiện theo các văn bản pháp quy liên quan đến việc chấm dứt của pháp nhân hoặc chủ thể đó.

– Trường hợp bên đượcgiao chủ trì dự án huỷ bỏ hợp đồng, đơn phương đình chỉ hợp đồng mà phía cơ quan nhà nước ký hợp đồng không vi phạm các điều khoản về huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng được hai bên thoả thuận, hoặc không có thoả thuận trên trong hợp đồng thì tiến hành thu hồi 100% kinh phí nhà nước đã cấp cho dự án.

– Trường hợp bên đượcgiao chủ trì dự án huỷ bỏ hợp đồng, đơn phương đình chỉ hợp đồng mà phía cơ quan nhà nước ký hợp đồng vi phạm các điều khoản về huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng được hai bên thoả thuận thì không tiến hành thu hồi kinh phí đã sử dụng của dự án. Cơ quan nhà nước ký hợp đồng có trách nhiệm thông báo lý do cho bên giao chủ trì dự án và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để giải quyết việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị nhà nước vi phạm hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp đối tượng của hợp đồng không còn và các bên thoả thuận thay thế đối tượng mới, số kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho đối tượng cũ sẽ thu hồi 100%. Trường hợp kết quả của đối tượng cũ là một phần cấu thành kết quả của đối tượng mới thì số kinh phí đã cấp coi như cấp cho đối tượng mới và tiếp tục thực hiện hợp đồng với đối tượng mới.

Các quy định về xử lý tài chính khi chấm dứt hợp đồng nêu trên phải được thể hiện rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên.

11. Đối với các dự án không đạt yêu cầu:

Khi dự án kết thúc mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (cơ quan phê duyệt dự án) đánh giá nghiệm thu ở mức không đạt yêu cầu :

Sau khi kiểm tra xác định tình hình thực hiện dự án, cơ quan thường trực Chương trình (đối với dự án do trung ương quản lý) có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; cơ quan quản lý dự án ở địa phương (đối với dự án trung ương giao nhiệm vụ cho địa phương quản lý) có văn bản báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xem xét quyết định mức thu hồi từ 50% đến 70% tổng kinh phí đã thực hiện dự án phần ngân sách nhà nước phải đảm bảo.

Việc thu hồi kinh phí ngân sách nhà nước cấp nêu trên được ghi rõ trong hợp đồng giao chủ trì thực hiện dự án.

12. Trách nhiệm của các Bộ ngành có liên quan:Các Bộ:Tư pháp, Văn hoá – Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Giáo dục – Đào tạo, Thương mại, Công nghiệp, Y tế và các Bộ ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp và thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Quy chế quản lý Ch­ương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương phản ánh về liên Bộ Tài chính,Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp xử lý ./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THỨ TRƯỞNG

Bùi Mạnh Hải

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp”