Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 03/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn Thành phố Hà Nội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

——-
————-
Số: 03/2014/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
————
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
—————————————
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 06 tháng 01 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ vviệc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030;
Xét đnghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 4590/TTr-SCT ngày 04 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Công Thương;
Website Chính phủ;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
TT TU, TT HĐND TP;
Chủ tịch, các PCT UBND TP;
TCT Điện lực TP. Hà Nội;
T.Cty truyền ti Điện Quốc gia;
Trung tâm Tin học Công báo;
CVP, các PCVP;
Các phòng: CT, TH, TNMT, QHXD;
Lưu: VT, CT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Sửu

QUY CHẾ
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phHà Nội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các Chủ đầu tư công trình điện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong các công việc: xác định hướng tuyến, vị trí đường điện và trạm biến áp; đền bù, giải phóng mặt bằng; quản lý chất lượng công trình điện để các dự án, công trình điện trên địa bàn Thành phố đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
2. Quy chế này áp dụng cho các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các Quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện), chủ đầu tư các công trình điện và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này một số thuật ngữ sử dụng được hiểu như sau:
1. Quy hoạch phát triển điện lực bao gồm Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đầu tư xây dựng công trình điện là toàn bộ các hoạt động xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình điện gồm: lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình điện.
3. Công trình điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện và công trình phụ trợ khác.
4. Chủ đầu tư công trình điện là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình điện. Chủ đầu tư công trình điện bao gồm: Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia, Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Dự án công trình điện là một trong những công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng của Thành phố được khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng chung với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác đảm bảo đồng bộ, tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng và tài nguyên đất đồng thời đảm bảo cảnh quan môi trường.
Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các dự án, công trình điện có cấp điện áp từ 110 kV trở lên được thực hiện như đối với các dự án đầu tư quan trọng khác trên địa bàn Thủ đô theo Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình điện phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển điện lực và các quy hoạch chuyên ngành khác của Thành phố.
Các cơ quan chức năng của Thành phố khi thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển điện lực có trách nhiệm thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền của mình và chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan khác để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chương 2.
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC
Điều 4. Đồng bộ hóa giữa Quy hoạch phát triển điện lực vi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
1. Đối với những công trình đường dây và trạm biến áp từ cấp điện áp 110 kV trở lên đã có trong quy hoạch chung và trong quy hoạch phát triển điện lực nhưng chưa thống nhất về vị trí, hướng tuyến đường dây và phương án xây dựng (đi nổi hoặc cáp ngầm) thì thực hiện như sau:
a) Vị trí, hướng tuyến, quỹ đất xây dựng tuân theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Trong trường hợp thực tế chưa đủ các điều kiện để thực hiện như Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, chủ đầu tư lập phương án thực hiện theo thực tế để đảm bảo cung cấp điện kịp thời cho Thành phố. Sở Quy hoạch kiến trúc là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận phương án thực hiện của chủ đầu tư và chủ trì xem xét, báo cáo UBND Thành phố.
b) Phương án xây dựng, quy mô, công suất các trạm biến áp và đường dây tải điện, tiến độ đưa vào vận hành, phương thức đấu nối thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực.
2. Các trạm biến áp từ cấp điện áp 110 kV trở lên có trong Quy hoạch phát triển điện lực nhưng chưa có trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trước khi thực hiện đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo UBND Thành phố qua Sở Quy hoạch Kiến trúc để được bổ sung cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung (quận, huyện, thị xã, thị trấn), quy hoạch chung đô thị vệ tinh, quy hoạch chi tiết.
3. Các trạm biến có trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô mà chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét báo cáo UBND Thành phố để báo cáo cơ quan có thẩm quyền hoặc bổ sung vào quy hoạch giai đoạn tiếp theo thẩm quyền.
Điều 5. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, công trình điện
1. Chủ động làm việc với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện liên quan đến công trình; Cử đại diện có trách nhiệm và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu có liên quan khi giao dịch với các cơ quan của Thành phố. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc báo cáo với UBND Thành phố qua Sở Công Thương.
2. Bố trí đủ nguồn vốn thực hiện công trình đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các công trình điện.
Điều 6. Trách nhiệm Sở Công Thương
1. Là cơ quan tham mưu giúp UBND Thành phố quản lý Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội; xác nhận sự phù hợp của công trình điện với Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố theo quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển điện lực theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các Quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư công trình điện xây dựng Kế hoạch thu hồi đất và giải phóng mặt bằng hàng năm cho các công trình điện từ 110 kV trở lên trên địa bàn Thành phố trình UBND Thành phố phê duyệt.
3. Tổ chức thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng công trình đường dây tải điện trạm biến áp theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình đường dây và trạm biến áp theo quy định của pháp luật.
Điu 7. Trách nhiệm Sở Quy hoch – Kiến trúc
1. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền việc thỏa thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp, hướng tuyến đường dây điện, quy hoạch tổng mặt bằng các trạm biến áp từ cấp điện áp 110 kV trở lên trên toàn địa bàn Thành phố và các tuyến điện có điện áp 6 kV- 35 kV nằm trong phạm vi đô thị trung tâm hoặc liên quan đến hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, trừ trường hợp công trình cải tạo đường dây không làm thay đổi hướng tuyến và công trình cải tạo, nâng cấp trạm biến áp mà không thay đổi vị trí, quy mô diện tích đất.
2. Thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc đối với các công trình điện xây dựng mới và cải tạo nằm trong các khu vực đặc thù có quy chế về quản lý kiến trúc và các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan kiến trúc di tích.
3. Kịp thời cung cấp thông tin quy hoạch và thỏa thuận quy hoạch – kiến trúc đối với các tổ chức phải di chuyển do bị thu hồi đất để xây dựng công trình điện.
4. Tham gia ý kiến chuyên ngành về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình điện theo yêu cầu.
Điều 8. Trách nhiệm Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
1. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ về lập chỉ giới đường đỏ cho tuyến đường dây điện, trạm biến áp có cấp điện áp từ 110 kV trở lên; công trình, tuyến điện tiếp giáp, bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông có mặt cắt ngang từ 30 mét trở lên nằm trong phạm vi các đô thị vệ tinh, các thị trấn, các phân khu đô thị hoặc liên quan đến hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; các khu vực đặc thù có quy chế về quản lý kiến trúc theo quy định.
2. Lập và cung cấp hồ sơ chỉ giới đường đỏ đối với khu đất tiếp giáp với tuyến đường giao thông có chiều rộng mặt cắt ngang nhỏ hơn 30m, xác định vị trí tuyến điện tuyến dọc theo các đường có chiều rộng mặt cắt ngang nhỏ hơn 30m.
Điều 9. Trách nhiệm STài nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin về Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, thủ tục thu hồi, giao, cho thuê đất; giải quyết các thủ tục giao, cho thuê đất, GPMB theo quy định.
2. Tổng hợp về Kế hoạch sử dụng đất báo cáo UBND Thành phố phê duyệt làm căn cứ giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án, công trình điện.
3. Hướng dẫn chủ đầu tư các dự án, công trình điện về thủ tục, hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất.
Điều 10. Trách nhiệm Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND Thành phố về cơ chế, chính sách, giá đất, tài sản trên đất phục vụ việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; hướng dẫn hoặc đề xuất giải quyết vướng mắc của UBND cấp huyện trong việc áp dụng chính sách giá đất.
Điều 11. Trách nhiệm Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố
1. Hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp huyện và chủ đầu tư các dự án, công trình điện trong việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp nhận, giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc trình UBND Thành phố giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ xây dựng công trình điện trên địa bàn. Chủ động có các giải pháp tích cực nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc, hướng tuyến, vị trí các công trình điện trên địa bàn quản lý của mình, trừ các công trình thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở Quy hoạch Kiến trúc.
3. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình điện trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
4. Giải quyết khiếu nại tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến GPMB để xây dựng các công trình điện.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
Các Sở: Xây dựng, Giao thông – Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan khác khi giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng công trình điện phải có giải pháp cụ thể để đảm bảo thời hạn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Các Sở, ban, ngành thuộc UBND Thành phố và UBND cấp huyện có trách nhiệm tuyên truyền rộng rãi Quy chế này đến UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ đầu tư công trình điện.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đầu tư phát triển điện lực trên địa bàn Thành phố sẽ được xem xét khen thưởng.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây cản trở việc đầu tư xây dựng công trình điện sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh các tổ chức, cá nhân phải kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
Thuộc tính văn bản
Quyết định 03/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 03/2014/QĐ-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 22/01/2014 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp , Cơ cấu tổ chức

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

——-
————-
Số: 03/2014/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
————
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
—————————————
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 06 tháng 01 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ vviệc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030;
Xét đnghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 4590/TTr-SCT ngày 04 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Công Thương;
Website Chính phủ;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
TT TU, TT HĐND TP;
Chủ tịch, các PCT UBND TP;
TCT Điện lực TP. Hà Nội;
T.Cty truyền ti Điện Quốc gia;
Trung tâm Tin học Công báo;
CVP, các PCVP;
Các phòng: CT, TH, TNMT, QHXD;
Lưu: VT, CT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Sửu

QUY CHẾ
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phHà Nội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các Chủ đầu tư công trình điện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong các công việc: xác định hướng tuyến, vị trí đường điện và trạm biến áp; đền bù, giải phóng mặt bằng; quản lý chất lượng công trình điện để các dự án, công trình điện trên địa bàn Thành phố đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
2. Quy chế này áp dụng cho các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các Quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện), chủ đầu tư các công trình điện và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này một số thuật ngữ sử dụng được hiểu như sau:
1. Quy hoạch phát triển điện lực bao gồm Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đầu tư xây dựng công trình điện là toàn bộ các hoạt động xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình điện gồm: lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình điện.
3. Công trình điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện và công trình phụ trợ khác.
4. Chủ đầu tư công trình điện là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình điện. Chủ đầu tư công trình điện bao gồm: Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia, Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Dự án công trình điện là một trong những công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng của Thành phố được khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng chung với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác đảm bảo đồng bộ, tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng và tài nguyên đất đồng thời đảm bảo cảnh quan môi trường.
Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các dự án, công trình điện có cấp điện áp từ 110 kV trở lên được thực hiện như đối với các dự án đầu tư quan trọng khác trên địa bàn Thủ đô theo Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình điện phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển điện lực và các quy hoạch chuyên ngành khác của Thành phố.
Các cơ quan chức năng của Thành phố khi thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển điện lực có trách nhiệm thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền của mình và chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan khác để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chương 2.
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC
Điều 4. Đồng bộ hóa giữa Quy hoạch phát triển điện lực vi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
1. Đối với những công trình đường dây và trạm biến áp từ cấp điện áp 110 kV trở lên đã có trong quy hoạch chung và trong quy hoạch phát triển điện lực nhưng chưa thống nhất về vị trí, hướng tuyến đường dây và phương án xây dựng (đi nổi hoặc cáp ngầm) thì thực hiện như sau:
a) Vị trí, hướng tuyến, quỹ đất xây dựng tuân theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Trong trường hợp thực tế chưa đủ các điều kiện để thực hiện như Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, chủ đầu tư lập phương án thực hiện theo thực tế để đảm bảo cung cấp điện kịp thời cho Thành phố. Sở Quy hoạch kiến trúc là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận phương án thực hiện của chủ đầu tư và chủ trì xem xét, báo cáo UBND Thành phố.
b) Phương án xây dựng, quy mô, công suất các trạm biến áp và đường dây tải điện, tiến độ đưa vào vận hành, phương thức đấu nối thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực.
2. Các trạm biến áp từ cấp điện áp 110 kV trở lên có trong Quy hoạch phát triển điện lực nhưng chưa có trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trước khi thực hiện đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo UBND Thành phố qua Sở Quy hoạch Kiến trúc để được bổ sung cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung (quận, huyện, thị xã, thị trấn), quy hoạch chung đô thị vệ tinh, quy hoạch chi tiết.
3. Các trạm biến có trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô mà chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét báo cáo UBND Thành phố để báo cáo cơ quan có thẩm quyền hoặc bổ sung vào quy hoạch giai đoạn tiếp theo thẩm quyền.
Điều 5. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, công trình điện
1. Chủ động làm việc với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện liên quan đến công trình; Cử đại diện có trách nhiệm và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu có liên quan khi giao dịch với các cơ quan của Thành phố. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc báo cáo với UBND Thành phố qua Sở Công Thương.
2. Bố trí đủ nguồn vốn thực hiện công trình đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các công trình điện.
Điều 6. Trách nhiệm Sở Công Thương
1. Là cơ quan tham mưu giúp UBND Thành phố quản lý Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội; xác nhận sự phù hợp của công trình điện với Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố theo quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển điện lực theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các Quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư công trình điện xây dựng Kế hoạch thu hồi đất và giải phóng mặt bằng hàng năm cho các công trình điện từ 110 kV trở lên trên địa bàn Thành phố trình UBND Thành phố phê duyệt.
3. Tổ chức thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng công trình đường dây tải điện trạm biến áp theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình đường dây và trạm biến áp theo quy định của pháp luật.
Điu 7. Trách nhiệm Sở Quy hoch – Kiến trúc
1. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền việc thỏa thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp, hướng tuyến đường dây điện, quy hoạch tổng mặt bằng các trạm biến áp từ cấp điện áp 110 kV trở lên trên toàn địa bàn Thành phố và các tuyến điện có điện áp 6 kV- 35 kV nằm trong phạm vi đô thị trung tâm hoặc liên quan đến hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, trừ trường hợp công trình cải tạo đường dây không làm thay đổi hướng tuyến và công trình cải tạo, nâng cấp trạm biến áp mà không thay đổi vị trí, quy mô diện tích đất.
2. Thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc đối với các công trình điện xây dựng mới và cải tạo nằm trong các khu vực đặc thù có quy chế về quản lý kiến trúc và các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan kiến trúc di tích.
3. Kịp thời cung cấp thông tin quy hoạch và thỏa thuận quy hoạch – kiến trúc đối với các tổ chức phải di chuyển do bị thu hồi đất để xây dựng công trình điện.
4. Tham gia ý kiến chuyên ngành về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình điện theo yêu cầu.
Điều 8. Trách nhiệm Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
1. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ về lập chỉ giới đường đỏ cho tuyến đường dây điện, trạm biến áp có cấp điện áp từ 110 kV trở lên; công trình, tuyến điện tiếp giáp, bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông có mặt cắt ngang từ 30 mét trở lên nằm trong phạm vi các đô thị vệ tinh, các thị trấn, các phân khu đô thị hoặc liên quan đến hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; các khu vực đặc thù có quy chế về quản lý kiến trúc theo quy định.
2. Lập và cung cấp hồ sơ chỉ giới đường đỏ đối với khu đất tiếp giáp với tuyến đường giao thông có chiều rộng mặt cắt ngang nhỏ hơn 30m, xác định vị trí tuyến điện tuyến dọc theo các đường có chiều rộng mặt cắt ngang nhỏ hơn 30m.
Điều 9. Trách nhiệm STài nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin về Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, thủ tục thu hồi, giao, cho thuê đất; giải quyết các thủ tục giao, cho thuê đất, GPMB theo quy định.
2. Tổng hợp về Kế hoạch sử dụng đất báo cáo UBND Thành phố phê duyệt làm căn cứ giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án, công trình điện.
3. Hướng dẫn chủ đầu tư các dự án, công trình điện về thủ tục, hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất.
Điều 10. Trách nhiệm Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND Thành phố về cơ chế, chính sách, giá đất, tài sản trên đất phục vụ việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; hướng dẫn hoặc đề xuất giải quyết vướng mắc của UBND cấp huyện trong việc áp dụng chính sách giá đất.
Điều 11. Trách nhiệm Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố
1. Hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp huyện và chủ đầu tư các dự án, công trình điện trong việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp nhận, giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc trình UBND Thành phố giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ xây dựng công trình điện trên địa bàn. Chủ động có các giải pháp tích cực nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc, hướng tuyến, vị trí các công trình điện trên địa bàn quản lý của mình, trừ các công trình thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở Quy hoạch Kiến trúc.
3. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình điện trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
4. Giải quyết khiếu nại tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến GPMB để xây dựng các công trình điện.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
Các Sở: Xây dựng, Giao thông – Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan khác khi giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng công trình điện phải có giải pháp cụ thể để đảm bảo thời hạn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Các Sở, ban, ngành thuộc UBND Thành phố và UBND cấp huyện có trách nhiệm tuyên truyền rộng rãi Quy chế này đến UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ đầu tư công trình điện.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đầu tư phát triển điện lực trên địa bàn Thành phố sẽ được xem xét khen thưởng.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây cản trở việc đầu tư xây dựng công trình điện sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh các tổ chức, cá nhân phải kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 03/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn Thành phố Hà Nội”