Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 259/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——————-
Số: 259/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2013
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP
VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
Ngày 11 tháng 7 năm 2013, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:
1. Đánh giá chung
Thống nhất với báo cáo, đánh giá của Bộ Giao thông vận tải về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Trong thời gian qua, do thị trường đóng tàu chưa phục hồi, nguồn vốn hạn chế, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đóng mới và sửa chữa tàu biển; người lao động không có việc làm, thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, Tập đoàn đã bám sát định hướng tái cơ cấu, chủ động và có nhiều cố gắng tập trung sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên, tái cơ cấu các khoản nợ và giải quyết chế độ cho người lao động.
2. Nhiệm vụ trong thời gian tới.
a) Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam:
– Tập trung xử lý tài chính, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc; chú trọng kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dự kiến giữ lại và giải quyết chế độ cho lao động theo quy định;
– Tích cực tìm kiếm thị trường đóng tàu trong nước, đặc biệt nhu cầu đóng tàu du lịch và tàu biển loại nhỏ của thị trường nước ngoài để ký kết hợp đồng, tạo công ăn việc làm, từng bước ổn định đời sống người lao động;
– Cố gắng tránh phát sinh thêm nghĩa vụ tài chính.
b) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế giành thị phần vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu cho đội tàu biển Việt Nam, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Các Bộ, ngành đôn đốc, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu Vinashin; kịp thời xử lý, giải quyết những đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn, góp phần từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
3. Về các kiến nghị
a) Về việc Vinashin được vay vốn lưu động: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chuẩn bị hồ sơ để Bộ Giao thông vận tải làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại xử lý cụ thể;
b) Về thực hiện chương trình đóng tàu cho Vinalines: Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Về việc đóng tiếp 15 tàu kiểm ngư đợt 3: Đồng ý về nguyên tắc, giao Vinashin làm việc trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn thực hiện;
d) Về việc chỉ định cho Vinashin triển khai các dự án đóng tàu của các Bộ, ngành sử dụng nguồn vốn NSNN: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinashin làm việc cụ thể với các Bộ, ngành;
đ) Về kinh phí giải quyết chế độ lao động: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn Vinashin giải quyết theo cơ chế hiện hành;
e) Về các khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chủ động, tích cực thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính;
– Các Ngân hàng: Nhà nước VN, Phát triển VN;
– Cục Hàng hải Việt Nam;
– Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;
– Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam;
– VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,Trợ lý Thủ tướng Chính phủ, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, ĐMDN, TH, TKBT;
– Lưu: VT, KTN (3).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Nguyễn Hữu Vũ

Thuộc tính văn bản
Thông báo 259/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 259/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Nguyễn Hữu Vũ
Ngày ban hành: 22/07/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Doanh nghiệp , Hàng hải

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——————-
Số: 259/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2013
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP
VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
Ngày 11 tháng 7 năm 2013, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:
1. Đánh giá chung
Thống nhất với báo cáo, đánh giá của Bộ Giao thông vận tải về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Trong thời gian qua, do thị trường đóng tàu chưa phục hồi, nguồn vốn hạn chế, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đóng mới và sửa chữa tàu biển; người lao động không có việc làm, thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, Tập đoàn đã bám sát định hướng tái cơ cấu, chủ động và có nhiều cố gắng tập trung sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên, tái cơ cấu các khoản nợ và giải quyết chế độ cho người lao động.
2. Nhiệm vụ trong thời gian tới.
a) Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam:
– Tập trung xử lý tài chính, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc; chú trọng kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dự kiến giữ lại và giải quyết chế độ cho lao động theo quy định;
– Tích cực tìm kiếm thị trường đóng tàu trong nước, đặc biệt nhu cầu đóng tàu du lịch và tàu biển loại nhỏ của thị trường nước ngoài để ký kết hợp đồng, tạo công ăn việc làm, từng bước ổn định đời sống người lao động;
– Cố gắng tránh phát sinh thêm nghĩa vụ tài chính.
b) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế giành thị phần vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu cho đội tàu biển Việt Nam, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Các Bộ, ngành đôn đốc, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu Vinashin; kịp thời xử lý, giải quyết những đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn, góp phần từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
3. Về các kiến nghị
a) Về việc Vinashin được vay vốn lưu động: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chuẩn bị hồ sơ để Bộ Giao thông vận tải làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại xử lý cụ thể;
b) Về thực hiện chương trình đóng tàu cho Vinalines: Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Về việc đóng tiếp 15 tàu kiểm ngư đợt 3: Đồng ý về nguyên tắc, giao Vinashin làm việc trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn thực hiện;
d) Về việc chỉ định cho Vinashin triển khai các dự án đóng tàu của các Bộ, ngành sử dụng nguồn vốn NSNN: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinashin làm việc cụ thể với các Bộ, ngành;
đ) Về kinh phí giải quyết chế độ lao động: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn Vinashin giải quyết theo cơ chế hiện hành;
e) Về các khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chủ động, tích cực thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính;
– Các Ngân hàng: Nhà nước VN, Phát triển VN;
– Cục Hàng hải Việt Nam;
– Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;
– Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam;
– VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,Trợ lý Thủ tướng Chính phủ, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, ĐMDN, TH, TKBT;
– Lưu: VT, KTN (3).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Nguyễn Hữu Vũ

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 259/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”