CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————-
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2011
——————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê, ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 144/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 (viết tắt là Tổng điều tra) vào ngày 01 tháng 7 năm 2011 trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản phục vụ việc đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; thiết lập căn cứ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Điều 2. Nội dung điều tra, bao gồm:
1. Thực trạng nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Số lượng đơn vị sản xuất; số lao động và cơ cấu lao động; quy mô sản xuất; năng lực sản xuất, tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; tiếp cận thông tin của các đơn vị sản xuất; tác động của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tới môi trường; phát triển kinh tế trang trại; vai trò phụ nữ,… trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
2. Thực trạng nông thôn: thực trạng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; thực trạng và những chuyển biến về kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn.
3. Thông tin về cư dân nông thôn: điều kiện sống của cư dân nông thôn; tích lũy và khả năng huy động vốn, tình hình vay vốn, khả năng tiếp cận tín dụng của cư dân nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Điều 3. Thời gian thực hiện thu thập số liệu của cuộc Tổng điều tra là 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 đến ngày 30 tháng 7 năm 2011. Số liệu sơ bộ công bố vào tháng 12 năm 2011. Kết quả chính thức công bố vào quý III năm 2012.
Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê): Chủ trì hoàn thiện phương án Tổng điều tra; phối hợp với Bộ Tài chính hoàn chỉnh dự toán kinh phí Tổng điều tra trình Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện phương án Tổng điều tra.
3. Bộ Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí, hướng dẫn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp trong việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương: phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương trong việc tuyên truyền phục vụ cuộc Tổng điều tra.
5. Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt phương án Tổng điều tra.
Điều 5. Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp như sau:
1. Ở Trung ương: Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương
a) Nhiệm vụ:
– Xây dựng phương án Tổng điều tra trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;
– Tổ chức điều tra thí điểm để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra;
– Tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra theo đúng kế hoạch, nội dung và phương án Tổng điều tra.
b) Thành phần: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng ban; Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê là Phó Trưởng ban thường trực; Thứ trưởng các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội Nông dân Việt Nam và một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phụ trách lĩnh vực thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản làm Ủy viên.
c) Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương sử dụng con dấu của Tổng cục Thống kê.
2. Ở địa phương: Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và cấp xã (xã, phường, thị trấn).
a) Nhiệm vụ: tổ chức và chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra tại địa phương mình.
c) Thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban; Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Phó ban thường trực; Thủ trưởng (hoặc Phó thủ trưởng) các cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân và Phó Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Ủy viên.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện trở lên được thành lập Tổ thường trực giúp việc do cơ quan Thống kê cùng cấp chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện.
– Thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã gồm Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, cán bộ các ngành Thống kê, Nông nghiệp, Địa chính xã làm ủy viên, trong đó cán bộ thống kê xã làm Ủy viên thường trực.
– Đối với các quận, thành phố trực thuộc tỉnh, các phường và thị trấn: Chỉ thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra đối với những đơn vị có tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm trên 30% tổng số hộ trên địa bàn của từng đơn vị. Các quận, thành phố trực thuộc tỉnh, phường và thị trấn không thành lập Ban Chỉ đạo thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thành phố, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo; phòng thống kê, cán bộ thống kê làm nhiệm vụ thường trực.
3. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương và Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ Tổng điều tra.
Điều 6. Kinh phí thực hiện cuộc Tổng điều tra do ngân sách Trung ương bảo đảm. Căn cứ kế hoạch, nội dung và phương án của cuộc Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương lập tổng dự toán, tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí Tổng điều tra theo đúng quy định hiện hành.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Thuộc tính văn bản
Quyết định 1785/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ————–
Số: 1785/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————-
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2011
——————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê, ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 144/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 (viết tắt là Tổng điều tra) vào ngày 01 tháng 7 năm 2011 trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản phục vụ việc đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; thiết lập căn cứ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Điều 2. Nội dung điều tra, bao gồm:
1. Thực trạng nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Số lượng đơn vị sản xuất; số lao động và cơ cấu lao động; quy mô sản xuất; năng lực sản xuất, tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; tiếp cận thông tin của các đơn vị sản xuất; tác động của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tới môi trường; phát triển kinh tế trang trại; vai trò phụ nữ,… trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
2. Thực trạng nông thôn: thực trạng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; thực trạng và những chuyển biến về kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn.
3. Thông tin về cư dân nông thôn: điều kiện sống của cư dân nông thôn; tích lũy và khả năng huy động vốn, tình hình vay vốn, khả năng tiếp cận tín dụng của cư dân nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Điều 3. Thời gian thực hiện thu thập số liệu của cuộc Tổng điều tra là 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 đến ngày 30 tháng 7 năm 2011. Số liệu sơ bộ công bố vào tháng 12 năm 2011. Kết quả chính thức công bố vào quý III năm 2012.
Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê): Chủ trì hoàn thiện phương án Tổng điều tra; phối hợp với Bộ Tài chính hoàn chỉnh dự toán kinh phí Tổng điều tra trình Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện phương án Tổng điều tra.
3. Bộ Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí, hướng dẫn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp trong việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương: phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương trong việc tuyên truyền phục vụ cuộc Tổng điều tra.
5. Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt phương án Tổng điều tra.
Điều 5. Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp như sau:
1. Ở Trung ương: Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương
a) Nhiệm vụ:
– Xây dựng phương án Tổng điều tra trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;
– Tổ chức điều tra thí điểm để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra;
– Tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra theo đúng kế hoạch, nội dung và phương án Tổng điều tra.
b) Thành phần: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng ban; Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê là Phó Trưởng ban thường trực; Thứ trưởng các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội Nông dân Việt Nam và một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phụ trách lĩnh vực thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản làm Ủy viên.
c) Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương sử dụng con dấu của Tổng cục Thống kê.
2. Ở địa phương: Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và cấp xã (xã, phường, thị trấn).
a) Nhiệm vụ: tổ chức và chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra tại địa phương mình.
c) Thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban; Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Phó ban thường trực; Thủ trưởng (hoặc Phó thủ trưởng) các cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân và Phó Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Ủy viên.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện trở lên được thành lập Tổ thường trực giúp việc do cơ quan Thống kê cùng cấp chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện.
– Thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã gồm Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, cán bộ các ngành Thống kê, Nông nghiệp, Địa chính xã làm ủy viên, trong đó cán bộ thống kê xã làm Ủy viên thường trực.
– Đối với các quận, thành phố trực thuộc tỉnh, các phường và thị trấn: Chỉ thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra đối với những đơn vị có tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm trên 30% tổng số hộ trên địa bàn của từng đơn vị. Các quận, thành phố trực thuộc tỉnh, phường và thị trấn không thành lập Ban Chỉ đạo thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thành phố, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo; phòng thống kê, cán bộ thống kê làm nhiệm vụ thường trực.
3. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương và Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ Tổng điều tra.
Điều 6. Kinh phí thực hiện cuộc Tổng điều tra do ngân sách Trung ương bảo đảm. Căn cứ kế hoạch, nội dung và phương án của cuộc Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương lập tổng dự toán, tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí Tổng điều tra theo đúng quy định hiện hành.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.
Be the first to review “Quyết định 1785/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011” Cancel reply
Reviews
There are no reviews yet.