Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 – 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

Số: 362/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, NÂNG CẤP HỆ THỐNG

BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2014 – 2025

————-

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 – 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu chung:

Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các bệnh viện Y học cổ truyền toàn quốc nhằm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển đông y; kết hợp đông y với tây y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, góp phần làm giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Các bệnh viện y học cổ truyền theo quy hoạch được xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và có đủ trang thiết bị y tế thiết yếu theo quy định.

b) Khám chữa bệnh y học cổ truyền đạt và vượt 15% trong tổng số khám chữa bệnh tại tuyến trung ương; đạt và vượt 20% trong tổng số khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh của ngành y tế vào năm 2020, theo mục tiêu của Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.

c) Trên 90% cán bộ chuyên môn bệnh viện y học cổ truyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Phân loại quy mô đầu tư bệnh viện y học cổ truyền

Quy mô bệnh viện y học cổ truyền cấp tỉnh được xác định theo dân số, nhu cầu khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của nhân dân và khả năng cung cấp dịch vụ, cụ thể như sau:

Quy mô từ 100 – 150 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số dưới một triệu dân;

Quy mô từ 150 – 250 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số từ một triệu đến dưới hai triệu dân;

Quy mô từ 250 – 350 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số từ hai triệu dân trở lên;

Đối với những địa phương hiện tại bệnh viện y học cổ truyền có quy mô lớn hơn mức quy mô quy định nêu trên và đang hoạt động hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất xác định quy mô bệnh viện phù hợp với quy hoạch, bảo đảm hoạt động hiệu quả trên nguyên tắc ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp bệnh viện cho số giường vượt quá quy định nêu trên.

Đối với các bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an, giao Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy mô giường bệnh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành.

4. Phân kỳ đầu tư:

a) Giai đoạn từ 2014 – 2015:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế thiết yếu cho một số bệnh viện có Dự án đang thực hiện; ưu tiên đầu tư các dự án đã xác định được nguồn vốn đầu tư và một số bệnh viện xuống cấp trm trọng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y học cổ truyền (danh mục tại Phụ lục I).

b) Giai đoạn từ 2016 – 2020:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế thiết yếu cho một số bệnh viện đã được đầu tư giai đoạn 2014 – 2015; đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các bệnh viện xuống cấp; xây dựng mới các bệnh viện y học cổ truyền theo quy hoạch; đầu tư trang thiết bị y tế thiết yếu; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y học cổ truyền (danh mục tại Phụ lục II).

c) Giai đoạn 2021 – 2025:

Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiết yếu; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y học cổ truyền.

Điều 2. Kinh phí thực hiện Đề án

1. Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm các nguồn sau:

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;

Nguồn vốn sự nghiệp cho đào tạo cán bộ, mua sắm, cải tạo, sửa chữa các bệnh viện theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định này; quản lý, giám sát việc thực hiện Đề án;

Nguồn vốn ODA và viện trợ;

Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (báo cáo Quốc hội cho phép huy động khi có chủ trương);

Nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Một số giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện Đề án:

Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương: Thực hiện bố trí kế hoạch vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo các bệnh viện theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011;

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hp pháp khác để hoàn thành các dự án theo quy hoạch;

Huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách theo quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các bệnh viện y học cổ truyền theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Y tế, Bộ Công an cân đối trong nguồn vốn đầu tư tập trung hằng năm và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Đề án; phối hợp giải quyết những vướng mắc theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ để xử lý những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền;

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng ban hành tiêu chuẩn thiết kế, thiết kế mẫu bệnh viện Y học cổ truyền làm căn cứ để các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các dự án đầu tư phù hợp;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y học cổ truyền;

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án, định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tổng hợp nhu cầu, cân đối vốn đầu tư phát triển, huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có) để thực hiện Đề án theo quy định hiện hành;

b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện Đề án;

c) Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Chtrì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hằng năm để bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các dự án theo quy định. Hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí đào tạo, tập huấn cán bộ, kinh phí vận hành, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhm bảo đảm hiệu quả đầu tư;

c) Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án trực thuộc Bộ theo đúng quy định hiện hành;

b) Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án thuộc Đề án theo đúng quy định hiện hành;

b) Chịu trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, thực hiện dự án bảo đảm tiến độ theo quy định; xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y học cổ truyền của địa phương;

c) Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Quốc hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, NC, TKBT, TH;
Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Đức Đam

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2014 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên Bệnh viện được đầu tư

Quy mô hiện tại ĐV: giường

Quy mô đầu tư ĐV: giường

1

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

440

500

2

Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công an cơ sở Hà Nội

400

600

3

Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công an – Thành phố Hồ Chí Minh

0

150

4

Bệnh viện y học cổ truyền Lạng Sơn

80

100

5

Bệnh viện y học cổ truyền Phú Thọ

120

200

6

Bệnh viện y học cổ truyền Bình Định

140

200

7

Bệnh viện y học cổ truyền Bình Phước

100

150

8

Bệnh viện y học cổ truyền Điện Biên

100

100

9

Bệnh viện y học cổ truyền Tiền Giang

80

150

10

Bệnh viện y học cổ truyền Lai Châu

50

100

11

Bệnh viện y học cổ truyền Ninh Bình

100

150

12

Bệnh viện y học cổ truyền Sơn La

120

200

13

Bệnh viện y học cổ truyền Thái Bình

160

250

14

Bệnh viện y học cổ truyền Tây Ninh

100

150

15

Bệnh viện y học cổ truyền Yên Bái

100

120

16

Bệnh viện y học cổ truyền Hà Giang

120

150

17

Bệnh viện y học cổ truyền Hòa Bình

100

150

18

Bệnh viện y học cổ truyền Gia Lai

130

150

19

Bệnh viện y học cổ truyền Nam Định

110

200

20

Bệnh viện y học cổ truyền Hưng Yên

150

200

21

Bệnh viện y học cổ truyền Hà Tĩnh

150

210

22

Bệnh viện y học cổ truyền Hải Dương

200

250

23

Bệnh viện y học cổ truyền Bắc Ninh

120

200

24

Bệnh viện y học cổ truyền Kiên Giang

180

250

(*) Đi với những địa phương tự cân đối ngân sách, căn cứ tính cp thiết của dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chủ động đầu tư xây dựng, nâng cấp bệnh viện y học cổ truyền theo quy hoạch.

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH CÁC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên Bệnh viện được đầu tư

Quy mô hiện tại ĐV: giường

Quy mô đầu tư ĐV: giường

A

Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện các bệnh viện đã được đầu tư giai đoạn 1

B

Danh sách các bệnh viện được đầu tư giai đoạn 2

1

Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương

470

600

2

Bệnh viện Tuệ Tĩnh

200

500

3

Bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền Hà Nội

250

350

4

Bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông – Hà Nội

150

250

5

Bệnh viện y học cổ truyền Gia Lâm – Hà Nội

0

150

6

Bệnh viện y học cổ truyền Hải Phòng

220

250

7

Bệnh viện y học cổ truyn Vĩnh Phúc

170

250

8

Bệnh viện y học cổ truyền Lào Cai

85

100

9

Bệnh viện y học cổ truyền Bắc Cạn

0

100

10

Bệnh viện y học cổ truyền Cao Bằng

150

150

11

Bệnh viện y học cổ truyền Tuyên Quang

115

150

12

Bệnh viện y học cổ truyền Thái Nguyên

110

250

13

Bệnh viện y học cổ truyền Bắc Giang

120

200

14

Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Ninh

250

250

15

Bệnh viện y học cổ truyền Thanh Hóa

170

250

16

Bệnh viện y học cổ truyền Nghệ An

230

300

17

Bnh viện y học cổ truyền Quảng Bình

70

120

18

Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Trị

0

100

19

Bệnh viện y học cổ truyền Thừa Thiên Huế

145

250

20

Bệnh viện y học cổ truyền Đà Nẵng

150

200

21

Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Nam

165

250

22

Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Ngãi

0

100

23

Bệnh viện y học cổ truyền Phú Yên

100

150

24

Bệnh viện y học cổ truyền Khánh Hòa

170

250

25

Bệnh viện y học cổ truyền Kon Tum

50

100

26

Bệnh viện y học cổ truyền Ninh Thuận

50

100

27

Bệnh viện y học cổ truyền Bình Thuận

150

200

28

Bệnh viện y học cổ truyền Đăk Lăk

180

250

29

Bệnh viện y học cổ truyền Đăk Nông

0

100

30

Bệnh viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch – Lâm Đồng

150

200

31

Bệnh viện y học cổ truyền Bảo Lộc – Lâm Đồng

82

150

32

Bệnh viện y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh

240

240

33

Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh

250

250

34

Bệnh viện y học cổ truyền Bến Tre

260

300

35

Bệnh viện y học cổ truyền Bình Dương

150

250

36

Bệnh viện y học cổ truyền Đồng Nai

150

250

37

Bệnh viện y học cổ truyền Bà Rịa Vũng Tàu

0

150

38

Bệnh viện y học cổ truyền Long An

110

200

39

Bệnh viện y học cổ truyền Đồng Tháp

200

250

40

Bệnh viện y học cổ truyền An Giang

0

100

41

Bệnh viện y học cổ truyền

80

150

42

Bệnh viện y học cổ truyền Vĩnh Long

100

200

43

Bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơ

150

200

44

Bệnh viện y học cổ truyền Hậu Giang

0

100

45

Bệnh viện y học cổ truyền Trà Vinh

100

150

46

Bệnh viện y học cổ truyền Sóc Trăng

0

100

47

Bệnh viện y học cổ truyền Bạc Liêu

0

100

48

Bệnh viện y học cổ truyền Cà Mau

0

100

(*) Đi với những địa phương tự cân đối ngân sách, căn cứ tính cấp thiết của dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phchủ động đầu tư xây dựng, nâng cấp bệnh viện y học cổ truyền theo quy hoạch.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 – 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 362/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 11/03/2014 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , Chính sách
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

Số: 362/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, NÂNG CẤP HỆ THỐNG

BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2014 – 2025

————-

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 – 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu chung:

Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các bệnh viện Y học cổ truyền toàn quốc nhằm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển đông y; kết hợp đông y với tây y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, góp phần làm giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Các bệnh viện y học cổ truyền theo quy hoạch được xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và có đủ trang thiết bị y tế thiết yếu theo quy định.

b) Khám chữa bệnh y học cổ truyền đạt và vượt 15% trong tổng số khám chữa bệnh tại tuyến trung ương; đạt và vượt 20% trong tổng số khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh của ngành y tế vào năm 2020, theo mục tiêu của Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.

c) Trên 90% cán bộ chuyên môn bệnh viện y học cổ truyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Phân loại quy mô đầu tư bệnh viện y học cổ truyền

Quy mô bệnh viện y học cổ truyền cấp tỉnh được xác định theo dân số, nhu cầu khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của nhân dân và khả năng cung cấp dịch vụ, cụ thể như sau:

Quy mô từ 100 – 150 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số dưới một triệu dân;

Quy mô từ 150 – 250 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số từ một triệu đến dưới hai triệu dân;

Quy mô từ 250 – 350 giường bệnh: Đối với địa phương có dân số từ hai triệu dân trở lên;

Đối với những địa phương hiện tại bệnh viện y học cổ truyền có quy mô lớn hơn mức quy mô quy định nêu trên và đang hoạt động hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất xác định quy mô bệnh viện phù hợp với quy hoạch, bảo đảm hoạt động hiệu quả trên nguyên tắc ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp bệnh viện cho số giường vượt quá quy định nêu trên.

Đối với các bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an, giao Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy mô giường bệnh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành.

4. Phân kỳ đầu tư:

a) Giai đoạn từ 2014 – 2015:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế thiết yếu cho một số bệnh viện có Dự án đang thực hiện; ưu tiên đầu tư các dự án đã xác định được nguồn vốn đầu tư và một số bệnh viện xuống cấp trm trọng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y học cổ truyền (danh mục tại Phụ lục I).

b) Giai đoạn từ 2016 – 2020:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế thiết yếu cho một số bệnh viện đã được đầu tư giai đoạn 2014 – 2015; đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các bệnh viện xuống cấp; xây dựng mới các bệnh viện y học cổ truyền theo quy hoạch; đầu tư trang thiết bị y tế thiết yếu; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y học cổ truyền (danh mục tại Phụ lục II).

c) Giai đoạn 2021 – 2025:

Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiết yếu; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y học cổ truyền.

Điều 2. Kinh phí thực hiện Đề án

1. Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm các nguồn sau:

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;

Nguồn vốn sự nghiệp cho đào tạo cán bộ, mua sắm, cải tạo, sửa chữa các bệnh viện theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định này; quản lý, giám sát việc thực hiện Đề án;

Nguồn vốn ODA và viện trợ;

Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (báo cáo Quốc hội cho phép huy động khi có chủ trương);

Nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Một số giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện Đề án:

Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương: Thực hiện bố trí kế hoạch vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo các bệnh viện theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011;

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hp pháp khác để hoàn thành các dự án theo quy hoạch;

Huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách theo quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các bệnh viện y học cổ truyền theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Y tế, Bộ Công an cân đối trong nguồn vốn đầu tư tập trung hằng năm và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Đề án; phối hợp giải quyết những vướng mắc theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ để xử lý những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền;

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng ban hành tiêu chuẩn thiết kế, thiết kế mẫu bệnh viện Y học cổ truyền làm căn cứ để các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các dự án đầu tư phù hợp;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y học cổ truyền;

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án, định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tổng hợp nhu cầu, cân đối vốn đầu tư phát triển, huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có) để thực hiện Đề án theo quy định hiện hành;

b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện Đề án;

c) Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Chtrì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hằng năm để bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các dự án theo quy định. Hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí đào tạo, tập huấn cán bộ, kinh phí vận hành, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhm bảo đảm hiệu quả đầu tư;

c) Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án trực thuộc Bộ theo đúng quy định hiện hành;

b) Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án thuộc Đề án theo đúng quy định hiện hành;

b) Chịu trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, thực hiện dự án bảo đảm tiến độ theo quy định; xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y học cổ truyền của địa phương;

c) Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Quốc hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, NC, TKBT, TH;
Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Đức Đam

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2014 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên Bệnh viện được đầu tư

Quy mô hiện tại ĐV: giường

Quy mô đầu tư ĐV: giường

1

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

440

500

2

Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công an cơ sở Hà Nội

400

600

3

Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công an – Thành phố Hồ Chí Minh

0

150

4

Bệnh viện y học cổ truyền Lạng Sơn

80

100

5

Bệnh viện y học cổ truyền Phú Thọ

120

200

6

Bệnh viện y học cổ truyền Bình Định

140

200

7

Bệnh viện y học cổ truyền Bình Phước

100

150

8

Bệnh viện y học cổ truyền Điện Biên

100

100

9

Bệnh viện y học cổ truyền Tiền Giang

80

150

10

Bệnh viện y học cổ truyền Lai Châu

50

100

11

Bệnh viện y học cổ truyền Ninh Bình

100

150

12

Bệnh viện y học cổ truyền Sơn La

120

200

13

Bệnh viện y học cổ truyền Thái Bình

160

250

14

Bệnh viện y học cổ truyền Tây Ninh

100

150

15

Bệnh viện y học cổ truyền Yên Bái

100

120

16

Bệnh viện y học cổ truyền Hà Giang

120

150

17

Bệnh viện y học cổ truyền Hòa Bình

100

150

18

Bệnh viện y học cổ truyền Gia Lai

130

150

19

Bệnh viện y học cổ truyền Nam Định

110

200

20

Bệnh viện y học cổ truyền Hưng Yên

150

200

21

Bệnh viện y học cổ truyền Hà Tĩnh

150

210

22

Bệnh viện y học cổ truyền Hải Dương

200

250

23

Bệnh viện y học cổ truyền Bắc Ninh

120

200

24

Bệnh viện y học cổ truyền Kiên Giang

180

250

(*) Đi với những địa phương tự cân đối ngân sách, căn cứ tính cp thiết của dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chủ động đầu tư xây dựng, nâng cấp bệnh viện y học cổ truyền theo quy hoạch.

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH CÁC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên Bệnh viện được đầu tư

Quy mô hiện tại ĐV: giường

Quy mô đầu tư ĐV: giường

A

Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện các bệnh viện đã được đầu tư giai đoạn 1

B

Danh sách các bệnh viện được đầu tư giai đoạn 2

1

Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương

470

600

2

Bệnh viện Tuệ Tĩnh

200

500

3

Bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền Hà Nội

250

350

4

Bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông – Hà Nội

150

250

5

Bệnh viện y học cổ truyền Gia Lâm – Hà Nội

0

150

6

Bệnh viện y học cổ truyền Hải Phòng

220

250

7

Bệnh viện y học cổ truyn Vĩnh Phúc

170

250

8

Bệnh viện y học cổ truyền Lào Cai

85

100

9

Bệnh viện y học cổ truyền Bắc Cạn

0

100

10

Bệnh viện y học cổ truyền Cao Bằng

150

150

11

Bệnh viện y học cổ truyền Tuyên Quang

115

150

12

Bệnh viện y học cổ truyền Thái Nguyên

110

250

13

Bệnh viện y học cổ truyền Bắc Giang

120

200

14

Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Ninh

250

250

15

Bệnh viện y học cổ truyền Thanh Hóa

170

250

16

Bệnh viện y học cổ truyền Nghệ An

230

300

17

Bnh viện y học cổ truyền Quảng Bình

70

120

18

Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Trị

0

100

19

Bệnh viện y học cổ truyền Thừa Thiên Huế

145

250

20

Bệnh viện y học cổ truyền Đà Nẵng

150

200

21

Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Nam

165

250

22

Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Ngãi

0

100

23

Bệnh viện y học cổ truyền Phú Yên

100

150

24

Bệnh viện y học cổ truyền Khánh Hòa

170

250

25

Bệnh viện y học cổ truyền Kon Tum

50

100

26

Bệnh viện y học cổ truyền Ninh Thuận

50

100

27

Bệnh viện y học cổ truyền Bình Thuận

150

200

28

Bệnh viện y học cổ truyền Đăk Lăk

180

250

29

Bệnh viện y học cổ truyền Đăk Nông

0

100

30

Bệnh viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch – Lâm Đồng

150

200

31

Bệnh viện y học cổ truyền Bảo Lộc – Lâm Đồng

82

150

32

Bệnh viện y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh

240

240

33

Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh

250

250

34

Bệnh viện y học cổ truyền Bến Tre

260

300

35

Bệnh viện y học cổ truyền Bình Dương

150

250

36

Bệnh viện y học cổ truyền Đồng Nai

150

250

37

Bệnh viện y học cổ truyền Bà Rịa Vũng Tàu

0

150

38

Bệnh viện y học cổ truyền Long An

110

200

39

Bệnh viện y học cổ truyền Đồng Tháp

200

250

40

Bệnh viện y học cổ truyền An Giang

0

100

41

Bệnh viện y học cổ truyền

80

150

42

Bệnh viện y học cổ truyền Vĩnh Long

100

200

43

Bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơ

150

200

44

Bệnh viện y học cổ truyền Hậu Giang

0

100

45

Bệnh viện y học cổ truyền Trà Vinh

100

150

46

Bệnh viện y học cổ truyền Sóc Trăng

0

100

47

Bệnh viện y học cổ truyền Bạc Liêu

0

100

48

Bệnh viện y học cổ truyền Cà Mau

0

100

(*) Đi với những địa phương tự cân đối ngân sách, căn cứ tính cấp thiết của dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phchủ động đầu tư xây dựng, nâng cấp bệnh viện y học cổ truyền theo quy hoạch.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 – 2025”