Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 11/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 11/2007/QĐ-BLĐTBXH

NGÀY 10 THÁNG 04 NĂM 2007

VỀ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂMĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC

TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬPNGÀNH

LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ các thoả thuận về chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động- Thương binh và Xã hội của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động- Thương binh và Xã hội (các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng cho thương binh và người tàn tật; Viện Khoa học Chỉnh hình và Phục hồi chức năng; các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội) như sau:

1. Mức 1, hệ số 0,1.

a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.

b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức:

– Trực tiếp khám, chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi chức năng và phục vụ người nghiện ma tuý;

– Trực tiếp phục vụ người tàn tật, người cao tuổi;

– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng ở và giặt quần áo đối tượng nuôi dưỡng;

– Trực tiếp chăm sóc trẻ em dưới 18 tháng tuổi;

– Gián tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người nhiễm HIV/AIDS.

2. Mức 2, hệ số 0,2.

a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức:

– Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân mắc bệnh da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);

– Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tuỷ;

– Trực tiếpchăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II;

– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần áo cho bệnh nhân;

– Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;

– Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);

– Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng;

– Hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.

b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức:

– Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người có các tổn thương lở loét mùi hôi thối (kể cả thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người cao tuổi);

– Trực tiếp phục vụ người liệt, trẻ em bại não, người tàn tật nặng và người cao tuổi không còn khả năng tự phục vụ;

– Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ thương binh, bệnh binh nặng.

3. Mức 3, hệ số 0,3. Áp dụng từ 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức làm nhiệm vụ giải phẫu bệnh lý.

4. Mức 4, hệ số 0,4.

a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức:

– Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ người mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh tâm thần (kể cả thương binh, bệnh binh tâm thần), bệnh truyền nhiễm;

– Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ người nghiện ma túy trong thời gian cắt cơn giải độc;

– Chiếu chụp, điện quang.

b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người bị di chứng chất độc hoá học.

Điều 2. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả chế độ phục cấp độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Cán bộ, viên chức ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đang hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo Công văn số 6608/BYT-TCCB ngày 22/8/2005 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành Y tế thống nhất chuyển sang thực hiện chế độ theo Quyết định này.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng các Bộ, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hằng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 11/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 11/2007/QĐ-BLĐTBXH Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 10/04/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 11/2007/QĐ-BLĐTBXH

NGÀY 10 THÁNG 04 NĂM 2007

VỀ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂMĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC

TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬPNGÀNH

LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ các thoả thuận về chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động- Thương binh và Xã hội của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động- Thương binh và Xã hội (các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng cho thương binh và người tàn tật; Viện Khoa học Chỉnh hình và Phục hồi chức năng; các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội) như sau:

1. Mức 1, hệ số 0,1.

a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.

b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức:

– Trực tiếp khám, chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi chức năng và phục vụ người nghiện ma tuý;

– Trực tiếp phục vụ người tàn tật, người cao tuổi;

– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng ở và giặt quần áo đối tượng nuôi dưỡng;

– Trực tiếp chăm sóc trẻ em dưới 18 tháng tuổi;

– Gián tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người nhiễm HIV/AIDS.

2. Mức 2, hệ số 0,2.

a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức:

– Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân mắc bệnh da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);

– Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tuỷ;

– Trực tiếpchăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II;

– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần áo cho bệnh nhân;

– Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;

– Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);

– Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng;

– Hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.

b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức:

– Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người có các tổn thương lở loét mùi hôi thối (kể cả thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người cao tuổi);

– Trực tiếp phục vụ người liệt, trẻ em bại não, người tàn tật nặng và người cao tuổi không còn khả năng tự phục vụ;

– Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ thương binh, bệnh binh nặng.

3. Mức 3, hệ số 0,3. Áp dụng từ 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức làm nhiệm vụ giải phẫu bệnh lý.

4. Mức 4, hệ số 0,4.

a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức:

– Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ người mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh tâm thần (kể cả thương binh, bệnh binh tâm thần), bệnh truyền nhiễm;

– Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ người nghiện ma túy trong thời gian cắt cơn giải độc;

– Chiếu chụp, điện quang.

b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người bị di chứng chất độc hoá học.

Điều 2. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả chế độ phục cấp độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Cán bộ, viên chức ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đang hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo Công văn số 6608/BYT-TCCB ngày 22/8/2005 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành Y tế thống nhất chuyển sang thực hiện chế độ theo Quyết định này.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng các Bộ, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hằng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 11/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động – Thương binh và Xã hội”