Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 2322/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch – Tài chính

BỘ TƯ PHÁP
————
Số: 2322/QĐ-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA VỤ KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH
—————————
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức năng
Vụ Kế hoạch – Tài chính (sau đây gọi là Vụ) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý về công tác kế hoạch, thống kê; tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và đầu tư phát triển của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm của Vụ.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, trình Bộ trưởng dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, 5 năm, hàng năm của Bộ, ngành Tư pháp.
3. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án, văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá các chế độ, chính sách về công tác quy hoạch, kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, đầu tư phát triển phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu quản lý của Bộ, Ngành.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi ngân sách và sử dụng tài sản nhà nước phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu quản lý của Bộ.
5. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ khác thuộc phạm vi chức năng quan lý của Vụ.
6. Thẩm định, tham gia thẩm định, góp ý các đề án, dự án, dự thảo văn bản về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê, đầu tư phát triển theo phân công của Bộ trưởng; rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Vụ.
7. Về công tác kế hoạch:
a) Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong phạm vi lĩnh vực, nhiệm vụ được giao;
b) Thẩm tra, tham gia ý kiến các dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do các đơn vị thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định;
c) Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, 5 năm, hàng năm của Bộ, ngành Tư pháp;
d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về phát triển bền vững theo quy định.
8. Về công tác thống kê:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, Ngành, Chế độ báo cáo thống kê Cơ sở, Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp thuộc thẩm quyền của Ngành theo quy định của pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ báo cáo thống kê của Ngành sau khi được ban hành;
b) Trình Bộ trưởng phê duyệt Danh mục các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê Quốc gia được phân công và các cuộc điều tra thống kê phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, Ngành;
c) Xây dựng hệ thống thông tin thống kê Bộ, Ngành; tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và lưu giữ thông tin thống kê của Bộ, Ngành theo quy định;
d) Biên soạn Báo cáo thống kê định kỳ, Báo cáo phân tích thống kê chuyên đề và đột xuất, Niên giám thống kê chuyên ngành hàng năm và các sản phẩm thông tin thống kê khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện các chế độ báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực Bộ, Ngành quản lý theo quy định; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thống kê theo phạm vi được giao.
9. Về công tác quản lý ngân sách, kinh phí:
a) Hướng dẫn các đơn vị dự toánthuộc Bộ lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; xem xét, kiểm tra, xử lý và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của Bộ; bảo vệ dự toán ngân sách hàng năm của Bộ theo quy định;
b) Trình Bộ trưởng quyết định phương án giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, điều chỉnh dự toán ngân sách đã được phân bổ và giao dự toán bổ sung cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý theo quy định;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao đối vớicác đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
d) Tổ chức thẩm định, kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách của Bộ, Ngành gửi các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện quản lý vốn, kinh phí thuộc ngân sách nhà nước giao cho Bộ, bao gồm: kinh phí chi thường xuyên (kinh phí chi quản lý nhà nước, chi sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, đào tạo, các dự án, các chương trình, đề án) và các nguồn vốn, nguồn kinh phí khác;
e) Kiểm tra, giám sát các hoạt động về quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định;
g) Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị dự toántrực thuộc Bộ phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, kinh phí, ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho hoạt động thường xuyên của các đơn vịvà của Bộ;
h) Trình Bộ trưởng quyết định tạm ngừng hoặc đình chỉ cấp kinh phí đối với các đơn vị dự toán không chấp hành quy định của pháp luật về lập chấp hành và quyết toán ngân sách; xuất toán và thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai chế độ, chính sách nhà nước đã quy định;
i) Theo dõi và quản lý về tài chính, kế toán, quản lý tài sản và mua sắm đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các khoản viện trợ phi chính phủ bao gồm cả nguồn tài trợ của nước ngoài và nguồn vốn đối ứng trong nước theo quy định;
k) Tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị quản lý hành chính thuộc Bộ Tư pháp làm căn cứ cho việc chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định.
10. Về công tác quản lý tài sản:
a) Tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định việc mua sắm, bảo trì, sửa chữa, thuê, thu hồi, bán, điều chuyển, thanh lý, sắp xếp lại, xác lập quyền sở hữu tài sản nhà nước của các đơn vị dự toán và các nội dung có liên quan đến việc sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt các dự án mua sắm tài sản, đề cương và dự toán chi tiết các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước không yêu cầu phải lập dự án; thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành các dự án mua sắm tài sản;
c) Tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý tài sản các chương trình, dự án đã kết thúc hoạt động hoặc chưa kết thúc nhưng có phát sinh tài sản cần xử lý;
d) Tổng hợp, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị dự toán thuộc Bộ thực hiện chế độ báo cáo kê khai đăng ký tài sản nhà nước; xác nhận thông tin, cập nhật, rà soát, chuẩn hóa, quản lý dữ liệu về tài sản nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
11. Về công tác quản lý đầu tư:
a) Hướng dẫn các đơn vị dự toán thuộc Bộ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm; tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm trình Bộ trưởng xem xét, quyết định;
b) Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, phát triển điều hòa, điều chỉnh vốn đầu tư cho các dự án theo quy định. Tổng hợp kế hoạch phân bổ, điều hòa, điều chỉnh vốn đầu tư phát triển của Bộ Tư pháp. Giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho cơ quan quyết định đầu tư và thông báo kế hoạch vốn đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng;
c) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư và thẩm tra quyết toán các dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng; chủ trì thực hiện các nhiệm vụ giám sát đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển được giao, tình hình chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển và tình hình thực hiện các nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; kiến nghị thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư và các chương trình mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Bộ;
đ) Đề xuất Bộ trưởng hoặc kiến nghị người được Bộ trưởng phân cấp ủy quyền quyết định đầu tư đình chỉ thi công, yêu cầu các đơn vị có liên quan đình chỉ cấp vốn đầu tư hoặc các hình thức xử lý khác đối với các dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư;
e) Thẩm định quyết toán vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng. Tổng hợp, lập quyết toán vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ gửi các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.
12. Về quản lý đấu thầu:
a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng theo quy định của pháp luật về đấu thầu; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác đấu thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Đề xuất xử lý các kiến nghị, khiếu nại có liên quan đến công tác đấu thầu thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Bộ trưởng.
13. Tham gia ý kiến về việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng phụ trách công tác tài chính – kế toán tại các đơn vị dự toán thuộc Bộ.
14. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực kế hoạch, thống kê, tài chính, kế toán, quản lý tài sản và xây dựng cơ bản cho công chức, viên chức trong Bộ, ngành Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
15. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; quản lý hồ sơ, tài liệu về kế hoạch, tài chính – ngân sách, tài sản, kế toán, thống kê, đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật và của Bộ.
16. Hướng dẫn các đơn vị dự toán thuộc Bộ thực hiện chế độ công khai kinh phí, ngân sách, mua sắm tài sản, đầu tư phát triển hàng năm theo quy định của pháp luật.
17. Kiểm tra, tham gia thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
18. Thực hiện công tác thi đua – khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, tài sản của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Vụ gồm:
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:
– Phòng Tổng hợp – Hành chính;
– Phòng Kế hoạch;
– Phòng Thống kê;
– Phòng Quản lý Ngân sách – Tài sản;
– Phòng Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế hành chính của Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính.
Điều 4. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với Lãnh đạo Bộ, các Bộ, ngành trong lĩnh vực chuyên môn và các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công phụ trách; có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Vụ là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ công tác với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với đơn vị đó để giải quyết. Đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện sự phối hợp theo yêu cầu về hình thức, nội dung và thời hạn của Vụ Kế hoạch – Tài chính.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ thì Vụ có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Vụ với các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ trưởng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
4. Quan hệ công tác với một số đơn vị thuộc Bộ có liên quan:
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc xây dựng, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và các kế hoạch có liên quan của Bộ, ngành Tư pháp theo quy định; phối hợp trong hoạt động xử lý, tổng hợp các số liệu thống kê chủ yếu nhằm phục vụ hoạt động sơ kết, tổng kết công tác của Ngành và công bố thông tin thống kê; phối hợp tổng hợp, theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý hành chính thuộc Bộ Tư pháp thụ hưởng kinh phí tại Văn phòng Bộ và thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ theo quy của pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, Ngành theo quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự trong việc quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ đối với Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự;
d) Phối hợp với Thanh tra Bộ trong việc thực hiện thanh tra các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc bố trí kinh phí đoàn ra, đoàn vào và quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ quốc tế về hợp tác nước ngoài về pháp luật theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
e) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thống kê của Ngành và các hoạt động khác nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê của Ngành Tư pháp.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 57/QĐ-BTP ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch – Tài chính.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 6;
– Bộ Tài chính;
– Bộ Kế hoạch Đầu tư;
– Lãnh đạo Bộ;
– Văn phòng Đảng uỷ;
– Các tổ chức chính trị – xã hội cơ quan Bộ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Vụ TCCB, Vụ KH-TC.
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
Thuộc tính văn bản
Quyết định 2322/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch – Tài chính
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 2322/QĐ-BTP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 19/09/2013 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ TƯ PHÁP
————
Số: 2322/QĐ-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA VỤ KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH
—————————
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức năng
Vụ Kế hoạch – Tài chính (sau đây gọi là Vụ) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý về công tác kế hoạch, thống kê; tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và đầu tư phát triển của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm của Vụ.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, trình Bộ trưởng dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, 5 năm, hàng năm của Bộ, ngành Tư pháp.
3. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án, văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá các chế độ, chính sách về công tác quy hoạch, kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, đầu tư phát triển phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu quản lý của Bộ, Ngành.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi ngân sách và sử dụng tài sản nhà nước phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu quản lý của Bộ.
5. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ khác thuộc phạm vi chức năng quan lý của Vụ.
6. Thẩm định, tham gia thẩm định, góp ý các đề án, dự án, dự thảo văn bản về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê, đầu tư phát triển theo phân công của Bộ trưởng; rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Vụ.
7. Về công tác kế hoạch:
a) Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong phạm vi lĩnh vực, nhiệm vụ được giao;
b) Thẩm tra, tham gia ý kiến các dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do các đơn vị thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định;
c) Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, 5 năm, hàng năm của Bộ, ngành Tư pháp;
d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về phát triển bền vững theo quy định.
8. Về công tác thống kê:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, Ngành, Chế độ báo cáo thống kê Cơ sở, Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp thuộc thẩm quyền của Ngành theo quy định của pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ báo cáo thống kê của Ngành sau khi được ban hành;
b) Trình Bộ trưởng phê duyệt Danh mục các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê Quốc gia được phân công và các cuộc điều tra thống kê phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, Ngành;
c) Xây dựng hệ thống thông tin thống kê Bộ, Ngành; tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và lưu giữ thông tin thống kê của Bộ, Ngành theo quy định;
d) Biên soạn Báo cáo thống kê định kỳ, Báo cáo phân tích thống kê chuyên đề và đột xuất, Niên giám thống kê chuyên ngành hàng năm và các sản phẩm thông tin thống kê khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện các chế độ báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực Bộ, Ngành quản lý theo quy định; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thống kê theo phạm vi được giao.
9. Về công tác quản lý ngân sách, kinh phí:
a) Hướng dẫn các đơn vị dự toánthuộc Bộ lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; xem xét, kiểm tra, xử lý và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của Bộ; bảo vệ dự toán ngân sách hàng năm của Bộ theo quy định;
b) Trình Bộ trưởng quyết định phương án giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, điều chỉnh dự toán ngân sách đã được phân bổ và giao dự toán bổ sung cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý theo quy định;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao đối vớicác đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
d) Tổ chức thẩm định, kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách của Bộ, Ngành gửi các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện quản lý vốn, kinh phí thuộc ngân sách nhà nước giao cho Bộ, bao gồm: kinh phí chi thường xuyên (kinh phí chi quản lý nhà nước, chi sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, đào tạo, các dự án, các chương trình, đề án) và các nguồn vốn, nguồn kinh phí khác;
e) Kiểm tra, giám sát các hoạt động về quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định;
g) Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị dự toántrực thuộc Bộ phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, kinh phí, ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho hoạt động thường xuyên của các đơn vịvà của Bộ;
h) Trình Bộ trưởng quyết định tạm ngừng hoặc đình chỉ cấp kinh phí đối với các đơn vị dự toán không chấp hành quy định của pháp luật về lập chấp hành và quyết toán ngân sách; xuất toán và thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai chế độ, chính sách nhà nước đã quy định;
i) Theo dõi và quản lý về tài chính, kế toán, quản lý tài sản và mua sắm đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các khoản viện trợ phi chính phủ bao gồm cả nguồn tài trợ của nước ngoài và nguồn vốn đối ứng trong nước theo quy định;
k) Tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị quản lý hành chính thuộc Bộ Tư pháp làm căn cứ cho việc chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định.
10. Về công tác quản lý tài sản:
a) Tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định việc mua sắm, bảo trì, sửa chữa, thuê, thu hồi, bán, điều chuyển, thanh lý, sắp xếp lại, xác lập quyền sở hữu tài sản nhà nước của các đơn vị dự toán và các nội dung có liên quan đến việc sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt các dự án mua sắm tài sản, đề cương và dự toán chi tiết các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước không yêu cầu phải lập dự án; thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành các dự án mua sắm tài sản;
c) Tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý tài sản các chương trình, dự án đã kết thúc hoạt động hoặc chưa kết thúc nhưng có phát sinh tài sản cần xử lý;
d) Tổng hợp, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị dự toán thuộc Bộ thực hiện chế độ báo cáo kê khai đăng ký tài sản nhà nước; xác nhận thông tin, cập nhật, rà soát, chuẩn hóa, quản lý dữ liệu về tài sản nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
11. Về công tác quản lý đầu tư:
a) Hướng dẫn các đơn vị dự toán thuộc Bộ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm; tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm trình Bộ trưởng xem xét, quyết định;
b) Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, phát triển điều hòa, điều chỉnh vốn đầu tư cho các dự án theo quy định. Tổng hợp kế hoạch phân bổ, điều hòa, điều chỉnh vốn đầu tư phát triển của Bộ Tư pháp. Giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho cơ quan quyết định đầu tư và thông báo kế hoạch vốn đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng;
c) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư và thẩm tra quyết toán các dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng; chủ trì thực hiện các nhiệm vụ giám sát đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển được giao, tình hình chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển và tình hình thực hiện các nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; kiến nghị thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư và các chương trình mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Bộ;
đ) Đề xuất Bộ trưởng hoặc kiến nghị người được Bộ trưởng phân cấp ủy quyền quyết định đầu tư đình chỉ thi công, yêu cầu các đơn vị có liên quan đình chỉ cấp vốn đầu tư hoặc các hình thức xử lý khác đối với các dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư;
e) Thẩm định quyết toán vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng. Tổng hợp, lập quyết toán vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ gửi các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.
12. Về quản lý đấu thầu:
a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng theo quy định của pháp luật về đấu thầu; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác đấu thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Đề xuất xử lý các kiến nghị, khiếu nại có liên quan đến công tác đấu thầu thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Bộ trưởng.
13. Tham gia ý kiến về việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng phụ trách công tác tài chính – kế toán tại các đơn vị dự toán thuộc Bộ.
14. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực kế hoạch, thống kê, tài chính, kế toán, quản lý tài sản và xây dựng cơ bản cho công chức, viên chức trong Bộ, ngành Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
15. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; quản lý hồ sơ, tài liệu về kế hoạch, tài chính – ngân sách, tài sản, kế toán, thống kê, đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật và của Bộ.
16. Hướng dẫn các đơn vị dự toán thuộc Bộ thực hiện chế độ công khai kinh phí, ngân sách, mua sắm tài sản, đầu tư phát triển hàng năm theo quy định của pháp luật.
17. Kiểm tra, tham gia thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
18. Thực hiện công tác thi đua – khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, tài sản của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Vụ gồm:
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:
– Phòng Tổng hợp – Hành chính;
– Phòng Kế hoạch;
– Phòng Thống kê;
– Phòng Quản lý Ngân sách – Tài sản;
– Phòng Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế hành chính của Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính.
Điều 4. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với Lãnh đạo Bộ, các Bộ, ngành trong lĩnh vực chuyên môn và các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công phụ trách; có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Vụ là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ công tác với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với đơn vị đó để giải quyết. Đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện sự phối hợp theo yêu cầu về hình thức, nội dung và thời hạn của Vụ Kế hoạch – Tài chính.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ thì Vụ có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Vụ với các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ trưởng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
4. Quan hệ công tác với một số đơn vị thuộc Bộ có liên quan:
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc xây dựng, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và các kế hoạch có liên quan của Bộ, ngành Tư pháp theo quy định; phối hợp trong hoạt động xử lý, tổng hợp các số liệu thống kê chủ yếu nhằm phục vụ hoạt động sơ kết, tổng kết công tác của Ngành và công bố thông tin thống kê; phối hợp tổng hợp, theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý hành chính thuộc Bộ Tư pháp thụ hưởng kinh phí tại Văn phòng Bộ và thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ theo quy của pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, Ngành theo quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự trong việc quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ đối với Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự;
d) Phối hợp với Thanh tra Bộ trong việc thực hiện thanh tra các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc bố trí kinh phí đoàn ra, đoàn vào và quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ quốc tế về hợp tác nước ngoài về pháp luật theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
e) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thống kê của Ngành và các hoạt động khác nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê của Ngành Tư pháp.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 57/QĐ-BTP ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch – Tài chính.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 6;
– Bộ Tài chính;
– Bộ Kế hoạch Đầu tư;
– Lãnh đạo Bộ;
– Văn phòng Đảng uỷ;
– Các tổ chức chính trị – xã hội cơ quan Bộ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Vụ TCCB, Vụ KH-TC.
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 2322/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch – Tài chính”