BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——-
Số: 3477/TCT-TNCN
V/v: Chính sách thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————-
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2013
|
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Trả lời công văn số 5382/CT-Ktra1 ngày 27/8/2013 của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với chuyên gia nước ngoài làm việc tại Công ty TNHH Dệt kim và May mặc Huế Việt Nam, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Mục I, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn:
“…Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
…
4. Đối tượng nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2 mục I nêu trên bao gồm:
…
4.2. Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam”.
– Tại điểm 2.1.5, Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm:
“2.1.5. Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động, cụ thể như sau:
a) Tiền nhà ở, tiền điện, nước và các loại dịch vụ khác kèm theo. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.”
– Tại điểm b, khoản 1, Điều 1 Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn:
“b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại.”
– Tại điểm 2, Điều 1, Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn:
“2. Hướng dẫn cụ thể tiết 2.1.5 như sau: Đối với các khoản lợi ích khác mà người lao động được hưởng thì chỉ tính vào thu nhập chịu thuế đối với các trường hợp xác định được đối tượng được hưởng; không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đối với các khoản lợi ích không xác định được cụ thể người được hưởng. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:
a) Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
b) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ chuyên đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.
…
f) Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:
…
– Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp…”
Do vậy, đề nghị Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế căn cứ các quy định nêu trên và trường hợp cụ thể của Công ty TNHH Dệt kim và May Mặc Huế Việt Nam để rà soát làm rõ bản chất từng khoản thu nhập đối với các khoản lợi ích mà chuyên gia được hưởng để tính thuế TNCN cho phù hợp với quy định pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Website Tổng cục Thuế; – Vụ PC, CS (TCT); – Lưu: VT, TNCN (2b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——-
Số: 3477/TCT-TNCN
V/v: Chính sách thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————-
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2013
|
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Trả lời công văn số 5382/CT-Ktra1 ngày 27/8/2013 của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với chuyên gia nước ngoài làm việc tại Công ty TNHH Dệt kim và May mặc Huế Việt Nam, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Mục I, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn:
“…Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
…
4. Đối tượng nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2 mục I nêu trên bao gồm:
…
4.2. Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam”.
– Tại điểm 2.1.5, Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm:
“2.1.5. Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động, cụ thể như sau:
a) Tiền nhà ở, tiền điện, nước và các loại dịch vụ khác kèm theo. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.”
– Tại điểm b, khoản 1, Điều 1 Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn:
“b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại.”
– Tại điểm 2, Điều 1, Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn:
“2. Hướng dẫn cụ thể tiết 2.1.5 như sau: Đối với các khoản lợi ích khác mà người lao động được hưởng thì chỉ tính vào thu nhập chịu thuế đối với các trường hợp xác định được đối tượng được hưởng; không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đối với các khoản lợi ích không xác định được cụ thể người được hưởng. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:
a) Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
b) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ chuyên đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.
…
f) Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:
…
– Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp…”
Do vậy, đề nghị Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế căn cứ các quy định nêu trên và trường hợp cụ thể của Công ty TNHH Dệt kim và May Mặc Huế Việt Nam để rà soát làm rõ bản chất từng khoản thu nhập đối với các khoản lợi ích mà chuyên gia được hưởng để tính thuế TNCN cho phù hợp với quy định pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Website Tổng cục Thuế; – Vụ PC, CS (TCT); – Lưu: VT, TNCN (2b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.