Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3146/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của BCĐ 127-TW

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 3146/VPCP-V.I

V/v kiến nghị của BCĐ 127-TW

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2007

Kính gửi: Ban Chỉ đạo 127 Trung ương

Xét báo cáo của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương tại văn bản số 2503/BCĐ-TW ngày 7/5/2007 về kết quả cuộc họp Ban Chỉ đạo 127 Trung ương đánh giá công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2006 và phương hướng công tác trong thời gian tới; Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến như sau:

Thời gian qua các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều tích cực, chủ động trong việc chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Vì vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu và sản xuất kinh doanh hàng giả đã có nhiều chuyển biến tích cực và giảm so với năm 2005. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, buôn lậu vận chuyển hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biễn phức tạp, có nơi, có lúc có chiều hướng gia tăng, nhất là đối với: mặt hàng pháo, xăng dầu, động vật hoang dã, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, gia cầm, thực phẩm cũng như vấn đề hàng giả và về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để làm tốt công tác này, các lực lượng chức năng của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương phải tăng cường hoạt động, phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch cụ thể triển khai các biện pháp sau đây:

1. Tăng cường hơn nữacông tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các cửa khẩu biên giới đất liền, đường biển, đường hàng không và thị trường nội địa:

– Khu vực phía Bắc: Ngăn chặn bằng được việc nhập lậu hàng cấm, tiền giả; gia cầm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiên quyết chống các hành vi xuất lậu quặng, động vật hoang dã.

– Đối với các cửa khẩu khu vực miền Trung và miền Nam: cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ô tô tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu đường bộ; nhập lậu, buôn lậu rượu ngoại, thuốc lá ngoại, các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng và xuất lậu xăng dầu.

Đối với mặt hàng rượu ngoại và thuốc lá ngoại cần hạn chế và kiểm soát chặt chẽ khi cho hưởng quy chế ưu đãi (thuế) trong các khu Kinh tế cửa khẩu. Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao đổi, thống nhất có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định này.

– Khu vực sân bay, cảng biển: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính cần có sự thống nhất, tạo điều kiện cho lực lượng Hải quan trong việc phân rõ địa bàn hoạt động cũng như cung cấp thông tin liên quan đến tài liệu, hồ sơ, danh sách chuyến bay, hồ sơ hàng hóa đi kèm để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, công tác cải cách thủ tục, hành chính trong ngành Hải quan bảo đảm thông thoáng nhưng vẫn chặt chẽ. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt kiểm tra sau thông quan để ngăn chặn bằng được những hành vi gian lận thương mại trong xuất, nhập khẩu hàng hóa; đặc biệt việc nhập ô tô bảo đảm công bằng, công khai giữa các doanh nghiệp.

2. Trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ chế, chính sách của chúng ta sẽ có nhiều thay đổi để đáp ứng với nền kinh tế hội nhập; việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế trong xuất nhập khẩu, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ mới, sử dụng công nghệ cao xuất hiện nên việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là việc làm cấp thiết và là yêu cầu không thể thiếu khi hội nhập. Về lĩnh vực này, Bộ Khoa học và Công nghệ cần phát huy tốt hơn những cam kết của các bộ, ngành, tăng cường kiểm tra kiểm soát, xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực này; đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương về việc bổ sung 01 cán bộ lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thông tin tham gia Ban Chỉ đạo 127 Trung ương.

3. Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp giữa các lực lượng chức năng có hiệu quả cũng như ngăn chặn các hiện tượng bảo kê cho buôn lậu, Ban Chỉ đạo 127-TW cần chỉ đạo các lực lượng chức năng chấn chỉnh lại tổ chức, phân công, phân nhiệm rõ ràng; trước mắt cần rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế, quy mô hoạt động của các Trạm kiểm soát liên hợp sao cho phù hợp để phát huy hiệu quả của các Trạm, đây là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giải thể hoặc thay đổi vị trí các trạm phải được nghiên cứu, trao đổi kỹ; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Về đề nghị của Bộ đội Biên phòng xin thành lập Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ban Chỉ đạo 127 Trung ương và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– TTg, PTTg Nguyễn Sinh Hùng (để b/c);

– Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Thương mại,

Văn hóa-Thông tin, Giao thông vận tải, Khoa học

và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Kế hoạch và Đầu tư;

– Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

– Tổng cục Cảnh sát;

– Tổng cục Hải quan;

– VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Xuân Phúc,

các Vụ: KTTH, Website CP, TH;

– Lưu: VT, V.I (3), VQ.25

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

Thuộc tính văn bản
Công văn 3146/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của BCĐ 127-TW
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3146/VPCP-V.I Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 08/06/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: An ninh trật tự , Chính sách , Văn hóa-Thể thao-Du lịch

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 3146/VPCP-V.I

V/v kiến nghị của BCĐ 127-TW

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2007

Kính gửi: Ban Chỉ đạo 127 Trung ương

Xét báo cáo của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương tại văn bản số 2503/BCĐ-TW ngày 7/5/2007 về kết quả cuộc họp Ban Chỉ đạo 127 Trung ương đánh giá công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2006 và phương hướng công tác trong thời gian tới; Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến như sau:

Thời gian qua các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều tích cực, chủ động trong việc chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Vì vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu và sản xuất kinh doanh hàng giả đã có nhiều chuyển biến tích cực và giảm so với năm 2005. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, buôn lậu vận chuyển hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biễn phức tạp, có nơi, có lúc có chiều hướng gia tăng, nhất là đối với: mặt hàng pháo, xăng dầu, động vật hoang dã, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, gia cầm, thực phẩm cũng như vấn đề hàng giả và về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để làm tốt công tác này, các lực lượng chức năng của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương phải tăng cường hoạt động, phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch cụ thể triển khai các biện pháp sau đây:

1. Tăng cường hơn nữacông tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các cửa khẩu biên giới đất liền, đường biển, đường hàng không và thị trường nội địa:

– Khu vực phía Bắc: Ngăn chặn bằng được việc nhập lậu hàng cấm, tiền giả; gia cầm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiên quyết chống các hành vi xuất lậu quặng, động vật hoang dã.

– Đối với các cửa khẩu khu vực miền Trung và miền Nam: cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ô tô tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu đường bộ; nhập lậu, buôn lậu rượu ngoại, thuốc lá ngoại, các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng và xuất lậu xăng dầu.

Đối với mặt hàng rượu ngoại và thuốc lá ngoại cần hạn chế và kiểm soát chặt chẽ khi cho hưởng quy chế ưu đãi (thuế) trong các khu Kinh tế cửa khẩu. Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao đổi, thống nhất có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định này.

– Khu vực sân bay, cảng biển: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính cần có sự thống nhất, tạo điều kiện cho lực lượng Hải quan trong việc phân rõ địa bàn hoạt động cũng như cung cấp thông tin liên quan đến tài liệu, hồ sơ, danh sách chuyến bay, hồ sơ hàng hóa đi kèm để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, công tác cải cách thủ tục, hành chính trong ngành Hải quan bảo đảm thông thoáng nhưng vẫn chặt chẽ. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt kiểm tra sau thông quan để ngăn chặn bằng được những hành vi gian lận thương mại trong xuất, nhập khẩu hàng hóa; đặc biệt việc nhập ô tô bảo đảm công bằng, công khai giữa các doanh nghiệp.

2. Trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ chế, chính sách của chúng ta sẽ có nhiều thay đổi để đáp ứng với nền kinh tế hội nhập; việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế trong xuất nhập khẩu, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ mới, sử dụng công nghệ cao xuất hiện nên việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là việc làm cấp thiết và là yêu cầu không thể thiếu khi hội nhập. Về lĩnh vực này, Bộ Khoa học và Công nghệ cần phát huy tốt hơn những cam kết của các bộ, ngành, tăng cường kiểm tra kiểm soát, xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực này; đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương về việc bổ sung 01 cán bộ lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thông tin tham gia Ban Chỉ đạo 127 Trung ương.

3. Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp giữa các lực lượng chức năng có hiệu quả cũng như ngăn chặn các hiện tượng bảo kê cho buôn lậu, Ban Chỉ đạo 127-TW cần chỉ đạo các lực lượng chức năng chấn chỉnh lại tổ chức, phân công, phân nhiệm rõ ràng; trước mắt cần rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế, quy mô hoạt động của các Trạm kiểm soát liên hợp sao cho phù hợp để phát huy hiệu quả của các Trạm, đây là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giải thể hoặc thay đổi vị trí các trạm phải được nghiên cứu, trao đổi kỹ; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Về đề nghị của Bộ đội Biên phòng xin thành lập Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ban Chỉ đạo 127 Trung ương và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– TTg, PTTg Nguyễn Sinh Hùng (để b/c);

– Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Thương mại,

Văn hóa-Thông tin, Giao thông vận tải, Khoa học

và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Kế hoạch và Đầu tư;

– Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

– Tổng cục Cảnh sát;

– Tổng cục Hải quan;

– VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Xuân Phúc,

các Vụ: KTTH, Website CP, TH;

– Lưu: VT, V.I (3), VQ.25

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3146/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của BCĐ 127-TW”