Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 58/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 58/2007/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

PHẦN I

QUẢN LÝKINH PHÍNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CẤP CHIBẢO HIỂM XÃ HỘI

I. Nội dung chibảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước cấp:

Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01/1/1995 và trả lương hưu cho quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ, gồm:

1. Các khoản chi thường xuyên hàng tháng:

– Lương hưu.

– Trợ cấp mất sức lao động.

– Trợ cấp công nhân cao su.

– Trợ cấp tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động.

– Trợ cấp bệnh nghề nghiệp và người phục vụ người bị bệnh nghề nghiệp.

– Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng).

2. Trợ cấp một lần: Mai táng phí, tiền tuất một lần.

3. Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động.

4. Đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng theo quy định.

5. Lệ phí chi trả.

6. Chi khác (nếu có).

II. Lập, xét duyệt dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước chi bảo hiểm xã hội:

Việc lập, xét duyệt dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí chibảo hiểm xã hội từ ngân sách nhà nước thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định cụ thể sau đây:

1. Lập dự toán:

– Dự toán chi phải phản ánh đầy đủ nội dung từng khoản chi nêu tại mục I trên đây theo từng loại đối tượng và mức hưởng theo quy định hiện hành, kèm theo thuyết minh về số lượng đối tượng đang hưởng, dự kiến đối tượng tăng, giảm và nhu cầu chi khác trong năm dự toán.

– Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội cấp huyện); Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) lập theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

– Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổng hợp trên cơ sở dự toán chi của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định trước khi gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Phân bổ dự toán:

– Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi bảo hiểm xã hội được cấp có thẩm quyền giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện phân bổ và quyết định giao dự toán chi cho Bảo hiểm xã hội cấp dưới (phân bổ vào loại 13, khoản 08, nhóm mục chi thanh toán cá nhân, mục 124) theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; đảm bảo tổng kinh phí phân bổ không vượt quá mức kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao, cụ thể là:

– Phân bổ và thông báo kinh phí cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh không vượt so với tổng mức kinh phí Thủ tướng Chính phủ giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

– Phân bổ và thông báo kinh phí cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện không vượt so với tổng mức kinh phí Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

3. Cấp phát kinh phí:

– Hàng tháng, trước ngày 26 của tháng trước, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi trả lương lưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo vào Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc để Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho đối tượng. Số cấp phát tối đa bằng mức bình quân một tháng của số dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao.

4. Quyết toán kinh phí:

a) Lập và gửi báo cáo quyết toán:

Bảo hiểm xã hội các cấp lập, gửi báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Tài chính.

Báo cáo quyết toán phải có đầy đủ biểu mẫu và thuyết minh theo quy định.

b) Kiểm tra, xét duyệt và thẩm định quyết toán.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 2/1/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp, cụ thể:

Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh xét duyệt và thông báo xét duyệt quyết toán hàng năm cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định và thông báo thẩm định quyết toán hàng năm cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Bộ Tài chính thẩm định và thông báo thẩm định quyết toán năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp chi bảo hiểm xã hội phải sử dụng đúng chế độ, chính sách và quyết toán đầy đủ theo quy định. Sau khi quyết toán năm được duyệt nếu còn dư kinh phí thì được chuyển nguồn sang năm sau sử dụng và giảm trừ vào số cấp phát năm sau; trường hợp thiếu kinh phí thì Bộ Tài chính bố trí vào dự toán của năm liền kề với năm duyệt quyết toán báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để cấp bổ sung cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

PHẦN II

QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu – chi theo từng Quỹ thành phần: Quỹbảo hiểm xã hội bắt buộc, Quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc và Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện.

I. Nguồn thu các quỹthành phần:

1. Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 42, 43, 44, 45 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Thu bảo hiểm y tế bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế và văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

3. Thu bảo hiểm y tế tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005của Chính phủ về ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế và văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

II. Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

1. Căn cứ quy định của nhà nước về thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, ban hành các quy định cụ thể về quy trình và thủ tục thu nộp, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời và quản lý chặt chẽ nguồn thu.

2. Đối với khoản thu bảo hiểm y tế của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện trích chuyển từ Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc sang Quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc.

3. Các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm nộp đủ, nộp đúng thời hạn các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp chậm nộp từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đơn vị còn phải nộp số tiền chậm nộp cộng với tiền lãi theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm. Trừ các đơn vị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm dừng đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.

Những đơn vị không thực hiện theo đúng quy định nêu trên, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi đơn vị mở tài khoản có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản của đơn vị chuyển về tài khoản của cơ quan Bảo hiểm xã hội (số tiền chậm nộp, chưa nộp cộng với tiền lãi) mà không cần có sự chấp nhận của đơn vị (trừ các đơn vị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép chậm nộp).

III. Sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội

1. Quỹbảo hiểm xã hội bắt buộc sử dụng để chi trả cho các đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/1/1995 trở đi bao gồm các khoản:

a. Chi lương hưu (thường xuyên và một lần).

b. Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động.

c. Trợ cấp ốm đau.

d. Trợ cấp thai sản.

đ. Trợ cấp bệnh nghề nghiệp và người phục vụ người bị bệnh nghề nghiệp, trang cấp dụng cụ cho người bị bệnh nghề nghiệp.

e. Chi dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ.

g. Tiền tuất (tuất một lần, định xuất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí.

h. Đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng theo quy định.

i. Lệ phí chi trả.

k. Chi khen thưởng người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.

l. Các khoản chi khác (nếu có).

2. Quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc, Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện dùng để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho những người có thẻ, phiếu khám, chữa bệnh theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các cấp phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh để thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh theo đúng quy định.

IV. Chi quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1. Kinh phí chi quản lý bộ máy hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Dự toán chi quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xây dựng trên cở sở nhiệm vụ thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và khung biên chế được Thủ tướng Chính phủ giao từng thời kỳ. Trong đó, chi thường xuyên trong định mức được tính theo chỉ tiêu biên chế và định mức chi đối với cơ quan hành chính ngành dọc; chi thường xuyên đặc thù tính trên cơ sở nhiệm vụ được giao và mức chi theo quy định hiện hành. Trước ngày 20/7 hàng năm, theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập dự toán chi quản lý bộ máy (chi tiết theo phụ lục đính kèm) trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính xem xét tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Trong năm thực hiện, trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam phấn đấu vượt nhiệm vụ thu so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (sau khi đã loại trừ các yếu tố khách quan như: Tăng thu do điều chỉnh lương tối thiểu, tăng thu do điều chỉnh mức đóng phí BHXH, BHYT) được bổ sung dự toán chi để đảm bảo những nhiệm vụ chi quản lý bộ máy thực tế tăng tương ứng so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao đầu năm. Những nhiệm vụ chi quản lý bộ máy tăng liên quan trực tiếp theo đối tượng quản lý tăng so kế hoạch đầu năm được giao gồm: Chi phục vụ công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chi phí in và cấp sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế; chi vận chuyển, bảo vệ tiền; chi hỗ trợ hoạt động bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ theo chế độ quy định.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng dự toán chi quản lý bộ máy tương ứng mức độ tăng thu gửi Bộ Tài chính để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao bổ sung dự toán chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

4. Trong phạm vi tổng mức kinh phí được giao (kể cả kinh phí bổ sung do vượt nhiệm vụ thu), vận dụng định mức, chế độ chi tiêu của nhà nước, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với hoạt động của ngành trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua để thực hiện thống nhất, công khai trong toàn ngành.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các biện pháp sắp xếp lao động, tinh giản biên chế, tiết kiệm chi quản lý bộ máy. Số kinh phí tiết kiệm được sử dụng theo quy định tại khoản 4, Điều 14 Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6. Căn cứ tổng mức kinh phí tiết kiệm được, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định mức bổ sung tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành, gắn với kết quả, chất lượng hoàn thành công việc, đảm bảo công bằng, hợp lý; ban hành quy định về trích lập và sử dụng các Quỹ: Khen thưởng, Phúc lợi, Dự phòng ổn định thu nhập, Phát triển hoạt động sự nghiệp để thực hiện công khai, thống nhất trong toàn ngành.

V. Hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội.

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sử dụng tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện các biện pháp đầu tư, tăng trưởng.

2. Hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 11 Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tiền sinh lợi từ hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng như sau:

– Chi quản lý bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.

– Chi đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, phát triển công nghệ thông tin theo dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao.

+ Trình tự, thủ tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án phát triển công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của Luật xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP.

+ Việc lập kế hoạch, phân bổ, thẩm tra phân bổ và thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

– Phần còn lại bổ sung vào Quỹ bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ kết dư tương ứng của từng Quỹ thành phần.

4. Hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội phải được hạch toán và báo cáotheo đúng quy định tại chế độ hạch toán kế toán Bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Hàng năm, cùng với báo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc (quy định tại Điều 46 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ) và Quỹ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo tình hình đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, số dư Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế; số tiền đang đầu tư, số lãi thu được, sử dụng tiền lãi và kế hoạch đầu tư của năm sau trình Hội đồng quản lý BHXH thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

VI. Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp trong việc quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội.

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

a) Hướng dẫn cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp dưới lập dự toán, quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng theo đúng quy định hiện hành.

b) Hàng năm lập dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi đầu tư tăng trưởng Quỹ trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

c) Căn cứ Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, chế độ, định mức hiện hành và nhiệm vụ của các đơn vị, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội và mức hỗ trợ chi phí quản lý cho Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ; giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo đúng nguyên tắc kinh phí phân bổ cho Bảo hiểm xã hội các ngành, các cấp không vượt tổng mức dự toán được duyệt.

d) Cấp phát đủ, kịp thời kinh phí theo dự toán được duyệt cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, bảo hiểm xã hội Bộ Công an; bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị dự toán cấp hai để thực hiện nhiệm vụ.

đ) Thẩm định, thông báo kết quả thẩm định quyết toán thu, chi hàng năm của Bảo hiểm xã hội cấp dưới, tổng hợp số liệu quyết toán đã xét duyệt trình Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và gửi Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.

e) Tổ chức quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội, phôi thẻ bảo hiểm y tế thống nhất trong toàn ngành.

g) Kiểm tra hoạt động của Bảo hiểm xã hội cấp dưới trên các mặt:

Chấp hành chế độ thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Thực hiện chế độ thống kê, chế độ kế toán và báo cáo kế toán.

h) Xử lý những vi phạm về thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.

i) Hàng năm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội trình Hội đồng quản lý thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Quốc hội.

2. Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh:

a) Hàng năm lập dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

b) Đôn đốc các đơn vị đóng trên địa bàn (theo phân cấp quản lý) thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng hạn. Cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động và thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định.

c) Cấp phát kinh phí theo dự toán được duyệt cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

d) Xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt báo cáo quyết toán quý, năm của cấp huyện và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán quý, năm gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

đ) Kiểm tra, giám sát thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và xử lý những vi phạm về thu, chibảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Bảo hiểm xã hội cấp huyện:

a) Hàng năm lập kế hoạch thu, chibảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi quản lý bộ máy gửi Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

b) Đôn đốc các đơn vị đóng trên địa bàn (theo phân cấp quản lý) thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng hạn. Cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động và thẻ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng theo quy định.

c) Quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí quản lý, bộ máy theo đúng chế độ quy định.

d) Tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo đảm an toàn, đầy đủ, kịp thời.

đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chi trả bảo hiểm xã hội của đơn vị cơ sở, thu hồi các khoản chi sai chế độ và báo cáo cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp trên.

e) Lập báo cáo quyết toán quý, năm về thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy gửi Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

4. Thời gian lập dự toán thu chi của các cấp BHXH quy định tại điểm 2 và 3 mục VI nêu trên do BHXH Việt Nam quy định đảm bảo phù hợp với thời gian lập dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo; thay thế cho các văn bản sau:

– Thông tư số 49/2003/TT-BTC ngày 16/5/2003 về hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

– Thông tư số 61/2005/TT-BTC ngày 4/8/2005 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 49/2003/TT-BTC ngày 16/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Những quy định trước đây trái với nội dung quy định trong Thông tư này đều hết hiệu lực thi hành.

2. Quỹ ốm đau thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn dư trước khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành được chuyển tiếp thực hiện chi trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn Luật.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các cấp thực hiện đúng các nội dung quy định ở Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn


Phụ lục

DỰ TOÁN CHI QUẢN LÝ BỘ MÁY BHXH VIỆT NAM NĂM …

(Đính kèm Thông tư số 58/2007/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

TT

CHỈ TIÊU

Thực hiện năm

2005

­Ước thực hiện năm

2006

Dự toán năm

2007

A

CÁC CHỈ TIÊU DỰ TOÁN

I

Biên chế toàn ngành(người)

II

Tổng thu BHXH,BHYT ( triệu đồng)

1

Thu BHXH bắt buộc:

2

Thu BHYT bắt buộc

3

Thu BHYT tự nguyện:

III

Tổng chi bảo hiểm xã hội ( triệu đồng)

1

Chi từ nguồn NSNN cấp

2

Chi từ nguồn quỹ

IV

Tổng chi bảo hiểm y tế ( triệu đồng)

1

Chi BHYT bắt buộc

2

Chi BHXH tự nguyện

B

NỘI DUNG CHI QUẢN LÝ BỘ MÁY

TỔNG SỐ

I

Chi thường xuyên

1

Chi thường xuyên trong định mức

1.1

Chi thường xuyên theo định mức

1.2

Bổ sung chi thường xuyên ( nếu có)

2

Chi thường xuyên đặc thù

2.1

Chi phục vụ công tác thu BHXH, BHYT

2.2

Chi phục vụ công tác chi BHXH, BHYT

2.3

Lệ phí chuyển tiền

2.4

Chi in và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

2.5

Chi in ấn biểu mẫu, chứng từ báo cáo

2.6

Chi tuyên truyền về BHXH, BHYT

2.7

Chi hỗ trợ cho hoạt động của BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ

2.8

Chi hoạt động hội đồng quản lý

2.9

Chi vận chuyển, bảo vệ tiền

2.10

Các khoản chi khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

II

Chi không thường xuyên

1

Chi đào tạo, đào tạo lại

2

Chi nghiên cứu khoa học

3

Sửa chữa lớn tài sản cố định

4

Mua sắm tài sản, trang bị

C. THUYẾT MINH DỰ TOÁN

Thuộc tính văn bản
Thông tư 58/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 58/2007/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 12/06/2007 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 58/2007/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

PHẦN I

QUẢN LÝKINH PHÍNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CẤP CHIBẢO HIỂM XÃ HỘI

I. Nội dung chibảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước cấp:

Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01/1/1995 và trả lương hưu cho quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ, gồm:

1. Các khoản chi thường xuyên hàng tháng:

– Lương hưu.

– Trợ cấp mất sức lao động.

– Trợ cấp công nhân cao su.

– Trợ cấp tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động.

– Trợ cấp bệnh nghề nghiệp và người phục vụ người bị bệnh nghề nghiệp.

– Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng).

2. Trợ cấp một lần: Mai táng phí, tiền tuất một lần.

3. Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động.

4. Đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng theo quy định.

5. Lệ phí chi trả.

6. Chi khác (nếu có).

II. Lập, xét duyệt dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước chi bảo hiểm xã hội:

Việc lập, xét duyệt dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí chibảo hiểm xã hội từ ngân sách nhà nước thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định cụ thể sau đây:

1. Lập dự toán:

– Dự toán chi phải phản ánh đầy đủ nội dung từng khoản chi nêu tại mục I trên đây theo từng loại đối tượng và mức hưởng theo quy định hiện hành, kèm theo thuyết minh về số lượng đối tượng đang hưởng, dự kiến đối tượng tăng, giảm và nhu cầu chi khác trong năm dự toán.

– Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội cấp huyện); Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) lập theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

– Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổng hợp trên cơ sở dự toán chi của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định trước khi gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Phân bổ dự toán:

– Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi bảo hiểm xã hội được cấp có thẩm quyền giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện phân bổ và quyết định giao dự toán chi cho Bảo hiểm xã hội cấp dưới (phân bổ vào loại 13, khoản 08, nhóm mục chi thanh toán cá nhân, mục 124) theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; đảm bảo tổng kinh phí phân bổ không vượt quá mức kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao, cụ thể là:

– Phân bổ và thông báo kinh phí cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh không vượt so với tổng mức kinh phí Thủ tướng Chính phủ giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

– Phân bổ và thông báo kinh phí cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện không vượt so với tổng mức kinh phí Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

3. Cấp phát kinh phí:

– Hàng tháng, trước ngày 26 của tháng trước, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi trả lương lưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo vào Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc để Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho đối tượng. Số cấp phát tối đa bằng mức bình quân một tháng của số dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao.

4. Quyết toán kinh phí:

a) Lập và gửi báo cáo quyết toán:

Bảo hiểm xã hội các cấp lập, gửi báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Tài chính.

Báo cáo quyết toán phải có đầy đủ biểu mẫu và thuyết minh theo quy định.

b) Kiểm tra, xét duyệt và thẩm định quyết toán.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 2/1/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp, cụ thể:

Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh xét duyệt và thông báo xét duyệt quyết toán hàng năm cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định và thông báo thẩm định quyết toán hàng năm cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Bộ Tài chính thẩm định và thông báo thẩm định quyết toán năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp chi bảo hiểm xã hội phải sử dụng đúng chế độ, chính sách và quyết toán đầy đủ theo quy định. Sau khi quyết toán năm được duyệt nếu còn dư kinh phí thì được chuyển nguồn sang năm sau sử dụng và giảm trừ vào số cấp phát năm sau; trường hợp thiếu kinh phí thì Bộ Tài chính bố trí vào dự toán của năm liền kề với năm duyệt quyết toán báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để cấp bổ sung cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

PHẦN II

QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu – chi theo từng Quỹ thành phần: Quỹbảo hiểm xã hội bắt buộc, Quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc và Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện.

I. Nguồn thu các quỹthành phần:

1. Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 42, 43, 44, 45 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Thu bảo hiểm y tế bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế và văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

3. Thu bảo hiểm y tế tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005của Chính phủ về ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế và văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

II. Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

1. Căn cứ quy định của nhà nước về thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, ban hành các quy định cụ thể về quy trình và thủ tục thu nộp, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời và quản lý chặt chẽ nguồn thu.

2. Đối với khoản thu bảo hiểm y tế của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện trích chuyển từ Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc sang Quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc.

3. Các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm nộp đủ, nộp đúng thời hạn các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp chậm nộp từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đơn vị còn phải nộp số tiền chậm nộp cộng với tiền lãi theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm. Trừ các đơn vị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm dừng đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.

Những đơn vị không thực hiện theo đúng quy định nêu trên, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi đơn vị mở tài khoản có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản của đơn vị chuyển về tài khoản của cơ quan Bảo hiểm xã hội (số tiền chậm nộp, chưa nộp cộng với tiền lãi) mà không cần có sự chấp nhận của đơn vị (trừ các đơn vị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép chậm nộp).

III. Sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội

1. Quỹbảo hiểm xã hội bắt buộc sử dụng để chi trả cho các đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/1/1995 trở đi bao gồm các khoản:

a. Chi lương hưu (thường xuyên và một lần).

b. Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động.

c. Trợ cấp ốm đau.

d. Trợ cấp thai sản.

đ. Trợ cấp bệnh nghề nghiệp và người phục vụ người bị bệnh nghề nghiệp, trang cấp dụng cụ cho người bị bệnh nghề nghiệp.

e. Chi dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ.

g. Tiền tuất (tuất một lần, định xuất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí.

h. Đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng theo quy định.

i. Lệ phí chi trả.

k. Chi khen thưởng người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.

l. Các khoản chi khác (nếu có).

2. Quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc, Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện dùng để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho những người có thẻ, phiếu khám, chữa bệnh theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các cấp phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh để thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh theo đúng quy định.

IV. Chi quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1. Kinh phí chi quản lý bộ máy hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Dự toán chi quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xây dựng trên cở sở nhiệm vụ thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và khung biên chế được Thủ tướng Chính phủ giao từng thời kỳ. Trong đó, chi thường xuyên trong định mức được tính theo chỉ tiêu biên chế và định mức chi đối với cơ quan hành chính ngành dọc; chi thường xuyên đặc thù tính trên cơ sở nhiệm vụ được giao và mức chi theo quy định hiện hành. Trước ngày 20/7 hàng năm, theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập dự toán chi quản lý bộ máy (chi tiết theo phụ lục đính kèm) trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính xem xét tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Trong năm thực hiện, trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam phấn đấu vượt nhiệm vụ thu so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (sau khi đã loại trừ các yếu tố khách quan như: Tăng thu do điều chỉnh lương tối thiểu, tăng thu do điều chỉnh mức đóng phí BHXH, BHYT) được bổ sung dự toán chi để đảm bảo những nhiệm vụ chi quản lý bộ máy thực tế tăng tương ứng so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao đầu năm. Những nhiệm vụ chi quản lý bộ máy tăng liên quan trực tiếp theo đối tượng quản lý tăng so kế hoạch đầu năm được giao gồm: Chi phục vụ công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chi phí in và cấp sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế; chi vận chuyển, bảo vệ tiền; chi hỗ trợ hoạt động bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ theo chế độ quy định.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng dự toán chi quản lý bộ máy tương ứng mức độ tăng thu gửi Bộ Tài chính để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao bổ sung dự toán chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

4. Trong phạm vi tổng mức kinh phí được giao (kể cả kinh phí bổ sung do vượt nhiệm vụ thu), vận dụng định mức, chế độ chi tiêu của nhà nước, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với hoạt động của ngành trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua để thực hiện thống nhất, công khai trong toàn ngành.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các biện pháp sắp xếp lao động, tinh giản biên chế, tiết kiệm chi quản lý bộ máy. Số kinh phí tiết kiệm được sử dụng theo quy định tại khoản 4, Điều 14 Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6. Căn cứ tổng mức kinh phí tiết kiệm được, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định mức bổ sung tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành, gắn với kết quả, chất lượng hoàn thành công việc, đảm bảo công bằng, hợp lý; ban hành quy định về trích lập và sử dụng các Quỹ: Khen thưởng, Phúc lợi, Dự phòng ổn định thu nhập, Phát triển hoạt động sự nghiệp để thực hiện công khai, thống nhất trong toàn ngành.

V. Hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội.

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sử dụng tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện các biện pháp đầu tư, tăng trưởng.

2. Hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 11 Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tiền sinh lợi từ hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng như sau:

– Chi quản lý bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.

– Chi đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, phát triển công nghệ thông tin theo dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao.

+ Trình tự, thủ tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án phát triển công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của Luật xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP.

+ Việc lập kế hoạch, phân bổ, thẩm tra phân bổ và thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

– Phần còn lại bổ sung vào Quỹ bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ kết dư tương ứng của từng Quỹ thành phần.

4. Hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội phải được hạch toán và báo cáotheo đúng quy định tại chế độ hạch toán kế toán Bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Hàng năm, cùng với báo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc (quy định tại Điều 46 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ) và Quỹ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo tình hình đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, số dư Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế; số tiền đang đầu tư, số lãi thu được, sử dụng tiền lãi và kế hoạch đầu tư của năm sau trình Hội đồng quản lý BHXH thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

VI. Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp trong việc quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội.

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

a) Hướng dẫn cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp dưới lập dự toán, quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng theo đúng quy định hiện hành.

b) Hàng năm lập dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi đầu tư tăng trưởng Quỹ trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

c) Căn cứ Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, chế độ, định mức hiện hành và nhiệm vụ của các đơn vị, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội và mức hỗ trợ chi phí quản lý cho Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ; giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo đúng nguyên tắc kinh phí phân bổ cho Bảo hiểm xã hội các ngành, các cấp không vượt tổng mức dự toán được duyệt.

d) Cấp phát đủ, kịp thời kinh phí theo dự toán được duyệt cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, bảo hiểm xã hội Bộ Công an; bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị dự toán cấp hai để thực hiện nhiệm vụ.

đ) Thẩm định, thông báo kết quả thẩm định quyết toán thu, chi hàng năm của Bảo hiểm xã hội cấp dưới, tổng hợp số liệu quyết toán đã xét duyệt trình Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và gửi Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.

e) Tổ chức quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội, phôi thẻ bảo hiểm y tế thống nhất trong toàn ngành.

g) Kiểm tra hoạt động của Bảo hiểm xã hội cấp dưới trên các mặt:

Chấp hành chế độ thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Thực hiện chế độ thống kê, chế độ kế toán và báo cáo kế toán.

h) Xử lý những vi phạm về thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.

i) Hàng năm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội trình Hội đồng quản lý thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Quốc hội.

2. Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh:

a) Hàng năm lập dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

b) Đôn đốc các đơn vị đóng trên địa bàn (theo phân cấp quản lý) thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng hạn. Cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động và thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định.

c) Cấp phát kinh phí theo dự toán được duyệt cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

d) Xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt báo cáo quyết toán quý, năm của cấp huyện và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán quý, năm gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

đ) Kiểm tra, giám sát thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và xử lý những vi phạm về thu, chibảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Bảo hiểm xã hội cấp huyện:

a) Hàng năm lập kế hoạch thu, chibảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi quản lý bộ máy gửi Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

b) Đôn đốc các đơn vị đóng trên địa bàn (theo phân cấp quản lý) thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng hạn. Cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động và thẻ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng theo quy định.

c) Quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí quản lý, bộ máy theo đúng chế độ quy định.

d) Tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo đảm an toàn, đầy đủ, kịp thời.

đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chi trả bảo hiểm xã hội của đơn vị cơ sở, thu hồi các khoản chi sai chế độ và báo cáo cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp trên.

e) Lập báo cáo quyết toán quý, năm về thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy gửi Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

4. Thời gian lập dự toán thu chi của các cấp BHXH quy định tại điểm 2 và 3 mục VI nêu trên do BHXH Việt Nam quy định đảm bảo phù hợp với thời gian lập dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo; thay thế cho các văn bản sau:

– Thông tư số 49/2003/TT-BTC ngày 16/5/2003 về hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

– Thông tư số 61/2005/TT-BTC ngày 4/8/2005 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 49/2003/TT-BTC ngày 16/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Những quy định trước đây trái với nội dung quy định trong Thông tư này đều hết hiệu lực thi hành.

2. Quỹ ốm đau thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn dư trước khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành được chuyển tiếp thực hiện chi trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn Luật.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các cấp thực hiện đúng các nội dung quy định ở Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn


Phụ lục

DỰ TOÁN CHI QUẢN LÝ BỘ MÁY BHXH VIỆT NAM NĂM …

(Đính kèm Thông tư số 58/2007/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

TT

CHỈ TIÊU

Thực hiện năm

2005

­Ước thực hiện năm

2006

Dự toán năm

2007

A

CÁC CHỈ TIÊU DỰ TOÁN

I

Biên chế toàn ngành(người)

II

Tổng thu BHXH,BHYT ( triệu đồng)

1

Thu BHXH bắt buộc:

2

Thu BHYT bắt buộc

3

Thu BHYT tự nguyện:

III

Tổng chi bảo hiểm xã hội ( triệu đồng)

1

Chi từ nguồn NSNN cấp

2

Chi từ nguồn quỹ

IV

Tổng chi bảo hiểm y tế ( triệu đồng)

1

Chi BHYT bắt buộc

2

Chi BHXH tự nguyện

B

NỘI DUNG CHI QUẢN LÝ BỘ MÁY

TỔNG SỐ

I

Chi thường xuyên

1

Chi thường xuyên trong định mức

1.1

Chi thường xuyên theo định mức

1.2

Bổ sung chi thường xuyên ( nếu có)

2

Chi thường xuyên đặc thù

2.1

Chi phục vụ công tác thu BHXH, BHYT

2.2

Chi phục vụ công tác chi BHXH, BHYT

2.3

Lệ phí chuyển tiền

2.4

Chi in và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

2.5

Chi in ấn biểu mẫu, chứng từ báo cáo

2.6

Chi tuyên truyền về BHXH, BHYT

2.7

Chi hỗ trợ cho hoạt động của BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ

2.8

Chi hoạt động hội đồng quản lý

2.9

Chi vận chuyển, bảo vệ tiền

2.10

Các khoản chi khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

II

Chi không thường xuyên

1

Chi đào tạo, đào tạo lại

2

Chi nghiên cứu khoa học

3

Sửa chữa lớn tài sản cố định

4

Mua sắm tài sản, trang bị

C. THUYẾT MINH DỰ TOÁN

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 58/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam”