Quyết định 57/2010/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc quy định số lượng, chức vụ, chức danh, chế độ, chính sách với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố Hà Nội
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————–
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CHỨC VỤ, CHỨC DANH, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
———————-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ và Thông tư số 05/2006/TT-BNV ngày 30/5/2006 của Bộ Nội vụ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định số lượng, chức vụ, chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thành phố Hà Nội như sau:
1. Số lượng cán bộ, công chức theo phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn:
1.1. Xã, phường, thị trấn loại 1: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 25 người;
1.2. Xã, phường, thị trấn loại 2: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 23 người;
1.3. Xã, phường, thị trấn loại 3: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 21 người.
2. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
2.1. Cán bộ xã, phường, thị trấn có các chức vụ sau đây:
2.1.1. Bí thư Đảng ủy;
2.1.2. Phó Bí thư Đảng ủy;
2.1.3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
2.1.4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
2.1.5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
2.1.6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
2.1.7. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;
2.1.8. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
2.1.9. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
2.1.10. Chủ tịch Hội Nông dân;
2.1.11. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
2.2. Công chức xã, phường, thị trấn có các chức danh sau đây:
2.2.1. Chỉ huy trưởng quân sự;
2.2.2. Trưởng Công an xã (nơi chưa tổ chức lực lượng công an chính quy);
2.2.3. Văn phòng – Thống kê;
2.2.4. Tư pháp – Hộ tịch;
2.2.5. Tài chính – Kế toán;
2.2.6. Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
2.2.7. Văn hóa – Xã hội.
Điều 2. Chế độ tiền lương, phụ cấp và một số chế độ khác đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
1. Thực hiện theo quy định tại Mục 2, Mục 3, Chương II Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.
2. Các tồn tại về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn giải quyết theo quy định tại Điều 16, Chương IV, Nghị định 92/2009/NĐ-CP.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các Sở, Ngành khác có liên quan hướng dẫn thực hiện việc bố trí số lượng, chức danh, xếp lương, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo quy định tại Quyết định này và các quy định khác của pháp luật; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách; truy nộp bảo hiểm xã hội, hạch toán tiền lương, phụ cấp; tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm, báo cáo UBND Thành phố và các cấp theo quy định.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cùng Bảo hiểm xã hội Thành phố hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và giải quyết tồn tại đối với cán bộ xã, phường, thị trấn theo quy định.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Các quy định về số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tại Quyết định này được áp dụng kể từ ngày 01/01/2010.
3. Quyết định này thay thế các quy định trước đây về số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tại các Quyết định: Quyết định 1526/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004, Quyết định 2327/2006/QĐ-UB ngày 26/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định 196/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 và Quyết định số 28/2005/QĐ-UB ngày 03/3/2005 của UBND thành phố Hà Nội (cũ) về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 5; – Bộ Nội vụ; – Bộ Tư pháp; – Cục Quản lý VB QPPL Bộ Tư pháp; – Ban Thường vụ Thành ủy; – Thường trực HĐND Thành phố; – Văn phòng Đoàn ĐBQH Thành phố; – Đ/c Chủ tịch và các đ/c Phó Chủ tịch UBND Thành phố; – Ủy ban MTTQ Thành phố; – Các Ban của Thành ủy; – Các Đoàn thể thuộc Thành phố; – Lưu VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
Thuộc tính văn bản
Quyết định 57/2010/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc quy định số lượng, chức vụ, chức danh, chế độ, chính sách với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố Hà Nội
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————–
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CHỨC VỤ, CHỨC DANH, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
———————-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ và Thông tư số 05/2006/TT-BNV ngày 30/5/2006 của Bộ Nội vụ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định số lượng, chức vụ, chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thành phố Hà Nội như sau:
1. Số lượng cán bộ, công chức theo phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn:
1.1. Xã, phường, thị trấn loại 1: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 25 người;
1.2. Xã, phường, thị trấn loại 2: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 23 người;
1.3. Xã, phường, thị trấn loại 3: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 21 người.
2. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
2.1. Cán bộ xã, phường, thị trấn có các chức vụ sau đây:
2.1.1. Bí thư Đảng ủy;
2.1.2. Phó Bí thư Đảng ủy;
2.1.3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
2.1.4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
2.1.5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
2.1.6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
2.1.7. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;
2.1.8. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
2.1.9. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
2.1.10. Chủ tịch Hội Nông dân;
2.1.11. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
2.2. Công chức xã, phường, thị trấn có các chức danh sau đây:
2.2.1. Chỉ huy trưởng quân sự;
2.2.2. Trưởng Công an xã (nơi chưa tổ chức lực lượng công an chính quy);
2.2.3. Văn phòng – Thống kê;
2.2.4. Tư pháp – Hộ tịch;
2.2.5. Tài chính – Kế toán;
2.2.6. Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
2.2.7. Văn hóa – Xã hội.
Điều 2. Chế độ tiền lương, phụ cấp và một số chế độ khác đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
1. Thực hiện theo quy định tại Mục 2, Mục 3, Chương II Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.
2. Các tồn tại về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn giải quyết theo quy định tại Điều 16, Chương IV, Nghị định 92/2009/NĐ-CP.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các Sở, Ngành khác có liên quan hướng dẫn thực hiện việc bố trí số lượng, chức danh, xếp lương, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo quy định tại Quyết định này và các quy định khác của pháp luật; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách; truy nộp bảo hiểm xã hội, hạch toán tiền lương, phụ cấp; tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm, báo cáo UBND Thành phố và các cấp theo quy định.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cùng Bảo hiểm xã hội Thành phố hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và giải quyết tồn tại đối với cán bộ xã, phường, thị trấn theo quy định.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Các quy định về số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tại Quyết định này được áp dụng kể từ ngày 01/01/2010.
3. Quyết định này thay thế các quy định trước đây về số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tại các Quyết định: Quyết định 1526/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004, Quyết định 2327/2006/QĐ-UB ngày 26/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định 196/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 và Quyết định số 28/2005/QĐ-UB ngày 03/3/2005 của UBND thành phố Hà Nội (cũ) về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 5; – Bộ Nội vụ; – Bộ Tư pháp; – Cục Quản lý VB QPPL Bộ Tư pháp; – Ban Thường vụ Thành ủy; – Thường trực HĐND Thành phố; – Văn phòng Đoàn ĐBQH Thành phố; – Đ/c Chủ tịch và các đ/c Phó Chủ tịch UBND Thành phố; – Ủy ban MTTQ Thành phố; – Các Ban của Thành ủy; – Các Đoàn thể thuộc Thành phố; – Lưu VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.
Be the first to review “Quyết định 57/2010/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc quy định số lượng, chức vụ, chức danh, chế độ, chính sách với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố Hà Nội” Cancel reply
Reviews
There are no reviews yet.