Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 4095/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc vướng mắc về hóa đơn

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——————

Số: 4095/TCT-CS
V/v: vướng mắc về hóa đơn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2010

Kính gửi: Ban biên tập Trang thông tin điện tử – Cục Tin học và Thống kê Tài chính

Trả lời thư của độc giả về một số vướng mắc khi áp dụng Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về mất hóa đơn mua hàng:

Tại Điều 22 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.”

Nội dung quy định nêu trên là phù hợp với khoản 2, Điều 40 Luật Kế toán là “Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.” và khoản 1, khoản 3 Điều 41 Luật kế toán: “Công việc kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại. Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:

1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;”

2. Về mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

Tại Điều 12 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có quy định:

“Điều 12. Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm quá 12 tháng so với thời hạn quy định;

b) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;

c) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ”.

Tại Điều 5, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có quy định:

Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn lập khống.

Do hóa đơn là loại chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Luật kế toán. Vì vậy, làm mất liên giao cho người mua đã lập thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thống nhất với mức phạt đối với hành vi làm mất chứng từ tài liệu kế toán trong thời hạn lưu giữ theo quy định.

Tổng cục Thuế thông báo Ban biên tập Trang thông tin điện tử trên Internet – Cục Tin học và Thống kê tài chính biết để trả lời bạn đọc.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ PC-BTC,
– Vụ PC – TCT;
– Lưu: VT, CS (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Lê Hồng Hải

Thuộc tính văn bản
Công văn 4095/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc vướng mắc về hóa đơn
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 4095/TCT-CS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Lê Hồng Hải
Ngày ban hành: 13/10/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——————

Số: 4095/TCT-CS
V/v: vướng mắc về hóa đơn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2010

Kính gửi: Ban biên tập Trang thông tin điện tử – Cục Tin học và Thống kê Tài chính

Trả lời thư của độc giả về một số vướng mắc khi áp dụng Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về mất hóa đơn mua hàng:

Tại Điều 22 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.”

Nội dung quy định nêu trên là phù hợp với khoản 2, Điều 40 Luật Kế toán là “Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.” và khoản 1, khoản 3 Điều 41 Luật kế toán: “Công việc kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại. Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:

1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;”

2. Về mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

Tại Điều 12 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có quy định:

“Điều 12. Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm quá 12 tháng so với thời hạn quy định;

b) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;

c) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ”.

Tại Điều 5, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có quy định:

Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn lập khống.

Do hóa đơn là loại chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Luật kế toán. Vì vậy, làm mất liên giao cho người mua đã lập thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thống nhất với mức phạt đối với hành vi làm mất chứng từ tài liệu kế toán trong thời hạn lưu giữ theo quy định.

Tổng cục Thuế thông báo Ban biên tập Trang thông tin điện tử trên Internet – Cục Tin học và Thống kê tài chính biết để trả lời bạn đọc.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ PC-BTC,
– Vụ PC – TCT;
– Lưu: VT, CS (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Lê Hồng Hải

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 4095/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc vướng mắc về hóa đơn”