Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 4873/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc giải đáp chính sách thuế

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
———————

Số: 4873/TCT-CS

V/v: Giải đáp chính sách thuế.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2010

Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 16837/CT-TTr2 ngày 15/9/2010 của Cục Thuế thành phố Hà Nội đề nghị giải đáp chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về thu – chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ:

Căn cứ theo quy định tại điểm 1 Mục IX Điều 36 Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ quốc hội về phí và lệ phí thì viện phí là phí thuộc Ngân sách nhà nước.

Tại điểm 1 Phần A Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn:

“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

…. 1.2. Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, bệnh viện Phụ sản Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập có thu nhập từ dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh khác thì bệnh viện thuộc đối tượng nộp thuế TNDN.

Bệnh viện phải hạch toán riêng nguồn thu từ việc phí và thu dịch vụ, thu kinh doanh khác: Đối với nguồn thu từ viện phí bệnh viện không phải nộp thuế TNDN và thuế GTGT. Đối với nguồn thu từ dịch vụ và thu kinh doanh khác bệnh viện phải nộp thuế TNDN và thuế GTGT (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Tại điểm 4 Mục VIII Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định:

“Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; chênh lệch thu lớn hơn chi phần (thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

– Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

– Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, theo hướng dẫn tại điểm 3.2, khoản 3, Mục VIII Thông tư này.

– Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập …”

Căn cứ các quy định nêu trên, hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế (đối với phần thu từ dịch vụ và thu kinh doanh khác) và các khoản nộp khác theo quy định, bệnh viện phải sử dụng nguồn thu là viện phí để trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Đối với hoạt động dịch vụ: chi thu nhập tăng thêm (tiền lương, tiền công theo kết quả hoạt động kinh doanh) cho người lao động được thực hiện theo quy định Luật thuế TNDN, Bộ Luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

2. Về chi phí làm thêm vượt giờ quy định:

Tại Điều 69 Bộ Luật Lao động quy định:

“Điều 69: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm”.

Căn cứ quy định nêu trên, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và người lao động làm việc ở Bệnh viện có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá 200 giờ trong một năm. Chi phí tiền lương, tiền công trả cho người lao động làm thêm giờ theo quy định của Bộ Luật lao động được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN nếu có đầy đủ chứng từ theo quy định.

3. Về khoản chi trực tiếp làm dịch vụ:

Đối với phần dịch vụ chất lượng cao đơn vị phải hạch toán riêng và nộp thuế đầy đủ theo đúng quy định. Phần chi phí cho người lao động trực thuộc làm dịch vụ nếu có đầy đủ chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trên cơ sở sử dụng lao động phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế biết.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ PC – TCT;
– Lưu: VT, CS (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Vũ Thị Mai

Thuộc tính văn bản
Công văn 4873/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc giải đáp chính sách thuế
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 4873/TCT-CS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 01/12/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
———————

Số: 4873/TCT-CS

V/v: Giải đáp chính sách thuế.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2010

Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 16837/CT-TTr2 ngày 15/9/2010 của Cục Thuế thành phố Hà Nội đề nghị giải đáp chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về thu – chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ:

Căn cứ theo quy định tại điểm 1 Mục IX Điều 36 Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ quốc hội về phí và lệ phí thì viện phí là phí thuộc Ngân sách nhà nước.

Tại điểm 1 Phần A Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn:

“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

…. 1.2. Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, bệnh viện Phụ sản Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập có thu nhập từ dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh khác thì bệnh viện thuộc đối tượng nộp thuế TNDN.

Bệnh viện phải hạch toán riêng nguồn thu từ việc phí và thu dịch vụ, thu kinh doanh khác: Đối với nguồn thu từ viện phí bệnh viện không phải nộp thuế TNDN và thuế GTGT. Đối với nguồn thu từ dịch vụ và thu kinh doanh khác bệnh viện phải nộp thuế TNDN và thuế GTGT (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Tại điểm 4 Mục VIII Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định:

“Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; chênh lệch thu lớn hơn chi phần (thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

– Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

– Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, theo hướng dẫn tại điểm 3.2, khoản 3, Mục VIII Thông tư này.

– Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập …”

Căn cứ các quy định nêu trên, hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế (đối với phần thu từ dịch vụ và thu kinh doanh khác) và các khoản nộp khác theo quy định, bệnh viện phải sử dụng nguồn thu là viện phí để trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Đối với hoạt động dịch vụ: chi thu nhập tăng thêm (tiền lương, tiền công theo kết quả hoạt động kinh doanh) cho người lao động được thực hiện theo quy định Luật thuế TNDN, Bộ Luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

2. Về chi phí làm thêm vượt giờ quy định:

Tại Điều 69 Bộ Luật Lao động quy định:

“Điều 69: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm”.

Căn cứ quy định nêu trên, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và người lao động làm việc ở Bệnh viện có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá 200 giờ trong một năm. Chi phí tiền lương, tiền công trả cho người lao động làm thêm giờ theo quy định của Bộ Luật lao động được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN nếu có đầy đủ chứng từ theo quy định.

3. Về khoản chi trực tiếp làm dịch vụ:

Đối với phần dịch vụ chất lượng cao đơn vị phải hạch toán riêng và nộp thuế đầy đủ theo đúng quy định. Phần chi phí cho người lao động trực thuộc làm dịch vụ nếu có đầy đủ chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trên cơ sở sử dụng lao động phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế biết.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ PC – TCT;
– Lưu: VT, CS (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Vũ Thị Mai

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 4873/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc giải đáp chính sách thuế”